ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 22-4-25 07:30:05
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Đối thoại về thủ tục kê khai tài sản, thu nhập

Báo Cà Mau (CMO) Sáng 30/11, Thanh tra tỉnh Cà Mau tổ chức hội nghị đối thoại với cá nhân, tổ chức về thủ tục hành chính và giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) năm 2018. Tham dự có đại diện các sở, ngành tỉnh, các cơ quan Đảng, UBND các huyện, thành phố và các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn.

Đối với TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết tại thanh tra tỉnh là 10 thủ tục, tuy nhiên xét tình hình thực tế, trong khuôn khổ buổi đối thoại, Thanh tra tỉnh chọn 2 thủ tục hành chính gồm kê khai tài sản, thu nhập; công khai bản kê khai tài sản, thu nhập để thảo luận.

Ghi nhận tại buổi đối thoại, thủ tục, đối tượng kê khai tài sản theo quy định được nhiều đại biểu tham dự quan tâm. Đối với thủ tục này trong năm 2017, trên địa bàn tỉnh, có 76 cơ quan, tổ chức, đơn vị phải kê khai theo quy định của pháp luật, đã kê khai đạt 100%. Tổng số người phải kê khai là 7.555 người; đã kê khai: 7.554 (1 người không kê khai do bị Toà án xét xử vi phạm pháp luật hình sự, đã buộc thôi việc).

Phó chánh văn phòng Sở Công thương tỉnh Cà Mau Trần Hoàng Khởi trình bày ý kiến xoay quanh vấn đề kê khai tài sản đối với 2 nhân viên hợp đồng theo đề án Mê Kông.

Theo đánh giá của Thanh tra tỉnh, nhìn chung, việc kê khai tài sản, thu nhập từng bước đi vào nề nếp. Tuy nhiên, việc kiểm tra, xác minh, kiểm chứng tính chính xác và trung thực của mỗi bản kê khai ở các đơn vị còn hạn chế. Một số lãnh đạo đơn vị chưa quan tâm đến việc kê khai tài sản, thu nhập. Thu nhập ngoài lương của cán bộ, công chức, viên chức còn khá phổ biến, nhưng chưa có cơ chế kiểm soát hiệu quả; một số cá nhân kê khai tài sản, thu nhập biến động, nhưng không giải thích rõ nguồn gốc.

Riêng đối với hoạt động thanh tra, ông Huỳnh Quốc Hoàng, Chánh Thanh tra tỉnh, cho biết, từ đầu năm đến nay, ngành thanh tra đã tiến hành 68 đoàn thanh tra, kết thúc 62 đoàn (kết luận 52 đoàn); phát hiện sai phạm số tiền trên 5,8 tỷ đồng, (kiến nghị thu hồi 2,1 tỷ đồng, kiến nghị khác 3,7 tỷ đồng), kiến nghị xử lý hành chính 12 tổ chức và 126 cá nhân.

Buổi đối thoại đã cung cấp thêm thông tin về TTHC đến cá nhân, tổ chức tham gia thực hiện, để nâng cao hiệu quả giải quyết TTHC và kịp thời nắm bắt tình hình, hướng dẫn thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao, góp phần nâng cao hiệu quả công tác thực thi công vụ và CCHC của Thanh tra tỉnh. Qua đó, tăng cường mối quan hệ giữa cơ quan Nhà nước với cá nhân, tổ chức, góp phần nâng cao công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật, củng cố, tăng cường niềm tin của cá nhân, tổ chức đối với sự chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Thanh tra tỉnh./.

Hồng Phượng 

Nhiệm vụ mới của ngành công an dần đi vào nền nếp

Nếu như thời gian đầu còn nhiều bỡ ngỡ, khó khăn trong khâu vận hành khi mới tiếp nhận công việc từ Sở Giao thông vận tải (nay là Sở Xây dựng), thì đến thời điểm này, các đầu công việc trong thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) của Ðội Sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ (Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh) dần đi vào nền nếp, bước đầu mang lại hiệu quả.

Hỗ trợ đăng ký thành lập, hoạt động doanh nghiệp

Thực hiện chủ trương, kế hoạch và chỉ đạo của tỉnh về việc đẩy mạnh chuyển đổi số, Sở Kế hoạch và Ðầu tư (nay là Sở Tài chính) đã chỉ đạo, phân công bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp (DN) thực hiện TTHC về đăng ký thành lập và hoạt động của DN. Tuy nhiên, do thủ tục phát sinh khá nhiều và quy trình thực hiện thủ tục đăng ký DN trên môi trường mạng còn phức tạp, cần sự hỗ trợ kịp thời, góp phần nâng cao sự hài lòng của DN, cải thiện Chỉ số PCI tỉnh.

Ðổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả kiểm tra

Kiểm tra công tác cải cách hành chính (CCHC) được tỉnh xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quản lý, chỉ đạo, điều hành CCHC, nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu. Vì thế, công tác kiểm tra không ngừng được đổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả, góp phần nâng cao Chỉ số CCHC của tỉnh.

Hoạt động ổn định, thông suốt sau sáp nhập

Ðầu năm 2025, toàn tỉnh có 18 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh với 206 tổ chức bên trong. Thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; sau khi sắp xếp, toàn tỉnh hiện còn 13 cơ quan với 159 tổ chức bên trong, bao gồm 68 phòng, 12 chi cục và tương đương, 79 đơn vị sự nghiệp công lập (giảm 5 cơ quan chuyên môn và 47 tổ chức bên trong).

Ðơn giản thủ tục hành chính theo hướng thực chất

Cắt giảm và đơn giản hoá thủ tục hành chính (TTHC) theo hướng dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức cho tổ chức, cá nhân là một nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt được các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh thực hiện. Ðiều đó khẳng định quyết tâm của tỉnh Cà Mau trong việc xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hiệu quả.

Tích hợp sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VneID

Ðể đẩy nhanh việc tích hợp sổ sức khoẻ điện tử (SSKÐT) trên ứng dụng VNeID, góp phần để người dân được hưởng lợi ích thiết thực từ chuyển đổi số mang lại, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành kế hoạch triển khai Chiến dịch Tích hợp SSKÐT trên ứng dụng VNeID.

Cà Mau quyết liệt sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Bám sát chỉ đạo của Trung ương về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, tỉnh Cà Mau khẩn trương, quyết liệt trong triển khai thực hiện, đảm bảo thống nhất, đồng bộ, gắn với mục tiêu giảm đầu mối và biên chế, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động.

Cà Mau tăng hạng nhiều nhất so với các tỉnh, thành trong cả nước về chỉ số chuyển đổi số

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa công bố "Báo cáo chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - DTI cấp bộ, cấp tỉnh năm 2023". Theo đó, tỉnh Cà Mau là địa phương được đánh giá là tỉnh tăng hạng nhiều nhất về DTI trong năm 2023 với vị trí 35/63 tỉnh, thành cả nước.

Vì một nền hành chính linh hoạt và toàn diện

Trong phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Cà Mau luôn xác định cải cách hành chính (CCHC) là khâu đột phá, tạo tiền đề quan trọng cho quá trình chuyển đổi số. Vì thế, công tác CCHC luôn được thực hiện xuyên suốt, linh hoạt và toàn diện, hướng đến nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả.

Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 240/QĐ-TTg ngày 4/2/2025 ban hành Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025.