ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 8-9-24 06:34:28
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Đồng bằng sông Cửu Long: Thách thức, thời cơ và vận hội mới - Bài 2: Mở đường phát triển

Báo Cà Mau

Nhận diện thách thức, chỉ rõ những hạn chế, đề ra giải pháp để phát triển nhanh và bền vững, những năm qua, với sự quan tâm đặc biệt của Trung ương, đã ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), từ đường bộ, cảng biển đến hàng không, tạo đà để vùng đất "chín rồng" vươn cánh bay cao, bay xa. Nhận thức thực tiễn là cần phải có tầm nhìn mới, định hướng chiến lược, các giải pháp toàn diện, căn cơ, đồng bộ, huy động tối đa các nguồn lực và sự tham gia của các thành phần kinh tế để phát triển vùng ÐBSCL, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 về phát triển bền vững ÐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu (BÐKH). Cùng với đó là Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 2/4/2022 về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh vùng ÐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Nhận diện 2 điểm yếu nhất của ÐBSCL, là chất lượng nguồn nhân lực và hạ tầng giao thông, xác định tính cấp thiết của sự phát triển dựa trên sự kết nối, Chính phủ quyết tâm đặt nền móng, cấp tốc mở đường cao tốc để phát triển cho vùng với hành động quyết tâm cao nhất trên tinh thần không chần chừ, không kéo dài.

Đồ hoạ LÊ TUẤN.

 “Ðáng lý ra, với sự khó khăn về nguồn vốn đầu tư, đường cao tốc về tận Cà Mau phải đến năm 2030 mới làm, nhưng xét thấy công trình mang tính cấp bách nên cần triển khai ngay, không do dự, quyết tâm hoàn thành trong năm 2025”, đồng chí Lê Minh Khái, Phó thủ tướng Chính phủ,  trải lòng về việc quyết làm đường cao tốc từ TP Cần Thơ về đến Cà Mau.

Cấp tốc đầu tư hạ tầng giao thông

Theo Chương trình hành động của Chính phủ, tại Nghị quyết 78 (Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW của Bộ Chính trị) đề ra 14 chỉ tiêu phát triển, 26 nhiệm vụ và 7 dự án kết cấu hạ tầng quan trọng của vùng cần quyết tâm thực hiện đến năm 2030. Theo đó, đến nay đường cao tốc toàn vùng đã đưa vào khai thác 120 km (cao tốc Bắc - Nam phía Ðông đoạn TP Hồ Chí Minh - Trung Lương dài 39 km; Trung Lương - Mỹ Thuận dài 51 km; cầu Mỹ Thuận 2 dài 7 km; Mỹ Thuận - Cần Thơ dài 23 km). Ðang triển khai thi công, phấn đấu cơ bản hoàn thành đến năm 2025 thêm 428 km (cao tốc Long Thành - Bến Lức dài 3 km; Cần Thơ - Cà Mau dài 111 km; Chơn Thành - Ðức Hoà dài 19 km; Cao Lãnh - Lộ Tẻ dài 29 km; Lộ Tẻ - Rạch Sỏi dài 51 km; Châu Ðốc - Cần Thơ - Sóc Trăng dài 188 km; Cao Lãnh - An Hữu dài 27 km) và đang chuẩn bị đầu tư 215 km (cầu Cần Thơ 2 dài 15 km; Ðức Hoà - Mỹ An dài 74 km; Mỹ An - Cao Lãnh dài 26 km; Hà Tiên - Rạch Giá dài 100 km).

Tại ÐBSCL hiện đang triển khai thi công và phấn đấu đến năm 2025, cơ bản hoàn thành thêm 428 km đường cao tốc, trong đó có tuyến Cần Thơ - Cà Mau dài 111 km.

Về đường sắt, ông Nguyễn Xuân Sang, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải, cho biết, đang triển khai nghiên cứu xây dựng đường sắt TP Hồ Chí Minh - Cần Thơ, đây là dự án quan trọng được Bộ Giao thông vận tải, ưu tiên bố trí vốn triển khai nghiên cứu đầu tư với mục tiêu phấn đấu khởi công trước năm 2030 và hoàn thành trước năm 2035, nhằm bổ sung cho vùng một phương thức vận tải bền vững, không phát thải.

Ðối với đường hàng không, đã hoàn thành đầu tư và tiếp tục nâng cấp 4 cảng trong khu vực, bao gồm: Cần Thơ, Phú Quốc, Cà Mau và Rạch Giá, với tổng công suất khoảng 7,45 triệu hành khách/năm và 12 tấn hàng hoá/năm, phục vụ nhu cầu vận tải, kết nối trực tiếp với các tỉnh, thành trong nước và quốc tế; đang nghiên cứu đầu tư nhà ga hàng hoá tại Cảng Hàng không quốc tế Cần Thơ.

Bên cạnh đó, để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất và đầu tư của vùng, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 106/2023/QH15 ngày 28/11/2023 về thí điểm một số chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình đường bộ, trong đó 7 công trình giao thông đường bộ quan trọng của vùng được áp dụng một số chính sách đặc thù như: Dự án nâng cấp mở rộng tuyến nối Cần Thơ - Hậu Giang (Quốc lộ 61C); Dự án phát triển mạng lưới giao thông vùng ÐBSCL thích ứng với BÐKH TP Cần Thơ - Dự án 1 (nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 61C, đoạn qua địa phận TP Cần Thơ và đường kết nối quận Ô Môn, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ với huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang, đoạn qua địa phận TP Cần Thơ); Dự án nâng cấp, mở rộng đường tỉnh 879B từ cầu Gò Cát đến ranh Long An; Dự án đầu tư xây dựng cầu sông Ông Ðốc, tuyến trục Ðông - Tây và cầu Gành Hào (Cà Mau); Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu, giai đoạn 1; Dự án đầu tư xây dựng cầu Ðình Khao nối 2 tỉnh, Vĩnh Long và Bến Tre, theo hình thức đối tác công tư; Dự án xây dựng cầu Cổ Chiên 2, kết nối tỉnh Bến Tre với tỉnh Trà Vinh.

Vẫn chưa đáp ứng nhu cầu phát triển

Dù có nhiều thay đổi nhanh chóng, tạo diện mạo mới về hạ tầng giao thông trong vùng, nhưng theo Thứ trưởng Nguyễn Xuân Sang, vẫn còn nhiều hạng mục chưa được nâng cấp, cải tạo để tăng cường khả năng chống chịu với BÐKH, phát huy tiềm năng, lợi thế, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông cấp vùng, liên vùng còn thiếu đồng bộ, hiện đại, cần tiếp tục được quan tâm đầu tư, cải tạo nâng cấp để đáp ứng nhu cầu vận tải và tăng cường sức chống chịu, thích ứng với BÐKH.

Cầu Cần Thơ, điểm nhấn và là trục giao thông trung tâm kết nối vùng ĐBSCL với các địa phương. Tới đây sẽ tiếp tục đầu tư cầu Cần Thơ 2, đây sẽ là mảnh ghép cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông khu vực ĐBSCL khi kết nối cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ và cao tốc Cần Thơ - Hậu Giang - Cà Mau.

Ðể đạt được mục tiêu kép là phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vùng ÐBSCL theo quy hoạch và thích ứng BÐKH, Thứ trưởng Nguyễn Xuân Sang san sẻ, cần có 5 giải pháp công trình và 5 giải pháp phi công trình. Cụ thể, tiếp tục giải quyết dứt điểm các vướng mắc về tĩnh không cầu trên các tuyến đường thuỷ nội địa quan trọng, phát huy tối đa lợi thế địa hình sông nước để khẳng định ưu thế của vận tải thuỷ nội địa trong vận tải hàng hoá, đặc biệt là vận tải container; đẩy nhanh và mở rộng việc áp dụng các loại vật liệu thay thế (như cát biển, tro xỉ nhiệt điện...) trong đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông; lựa chọn hướng tuyến, kết cấu công trình giao thông phù hợp, ưu tiên kết hợp công trình giao thông và thuỷ lợi để nâng cao hiệu quả chống ngập, không cản trở tiêu thoát, hạn chế tối đa tác động đến các hành lang thoát lũ; đẩy mạnh triển khai các công trình tích hợp giải pháp nâng cao khả năng chống chịu BÐKH và nước biển dâng như: nghiên cứu ứng dụng các vật liệu tiên tiến, thích ứng với BÐKH trong xây dựng thi công; thiết kế cao độ công trình giao thông, vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế và an toàn, không bị ngập do tác động của triều cường và nước biển dâng...

Theo Thứ trưởng Nguyễn Xuân Sang, bên cạnh nguồn vốn đầu tư, nguồn lực dành cho công tác bảo trì hạ tầng giao thông trong vùng cũng cần được bố trí nhanh và đủ, đáp ứng khai thác bền vững hạ tầng cũng như khắc phục kịp thời các sự cố do tác động của BÐKH (sạt lở, sụt lún...). Ðối với giải pháp phi công trình, tập trung vào tăng cường hợp tác, huy động nguồn lực và sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho các hoạt động nâng cao năng lực thích ứng với BÐKH cho hệ thống giao thông vùng...

 

Trần Nguyên

Bài 3: Ðầu tư cho thuận thiên là cấp thiết

 

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài cuối: Xứng đáng với vai trò, trọng trách

Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của HÐND 3 cấp tại Cà Mau đã trở thành quyết tâm, xu thế để đại biểu dân cử, cơ quan dân cử xứng đáng với vai trò, trọng trách được cử tri tin tưởng trao gởi. HÐND các cấp của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đang ra sức phụng sự, phấn đấu, cống hiến vì mục tiêu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 3: Tiếp xúc cử tri “đúng người, đúng việc, đúng vai”

Ông Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau, từng rất trăn trở: “Tiếp xúc cử tri mà cán bộ nhiều hơn dân thì chưa đúng người, đúng việc, đúng vai. Tình trạng này phải chấn chỉnh ngay, phải để tiếp xúc cử tri là nơi thể hiện quyền làm chủ thật sự, thực chất của Nhân dân; để bà con cử tri đóng góp ý kiến, đề đạt tâm tư, nguyện vọng và hiến kế góp phần vào sự ổn định, phát triển chung của địa phương”.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 2: Giám sát có trọng tâm, trọng điểm

Giám sát là hoạt động quan trọng của HÐND các cấp, góp phần xác định vị thế, năng lực hoạt động của đại biểu dân cử, cơ quan dân cử, tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm đối với cử tri. Giám sát có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng hình thức giám sát, được đo đếm bằng kết quả thực tế, sự đánh giá của cử tri chính là nỗ lực, mục tiêu mà các cấp HÐND tỉnh Cà Mau đang dồn sức thực hiện.

Hành trình của khát vọng và hành động

HÐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân; thay mặt Nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương bằng việc ban hành các nghị quyết tại các kỳ họp trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh và trong phạm vi thẩm quyền theo quy định pháp luật.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài 2: Linh hoạt với những mô hình hiệu quả

Giai đoạn 2020-2025, Cà Mau có nhiều cách làm chủ động, linh hoạt trong thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững. Nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi, chuyển đổi nghề hiệu quả, hàng loạt kế hoạch đào tạo lao động tại địa phương đã giúp người dân vượt khó vươn lên, mang tính thực tiễn cao.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài cuối: Nhìn từ thực tế

Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, đến năm 2022 Trung ương mới bắt đầu phân bổ kế hoạch vốn và ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện. Dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách, các hướng dẫn từ Trung ương chưa đầy đủ, kịp thời nhưng được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HÐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành cấp tỉnh, cùng với sự nỗ lực của địa phương và người dân, các hoạt động thuộc chương trình đã và đang triển khai thực hiện cơ bản đạt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

“Thắng giặc nghèo” không khó

Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp, nhất là sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của người dân, các chính sách giảm nghèo được triển khai thực hiện đồng bộ trên địa bàn tỉnh, mang lại kết quả tích cực. Nhiều hộ nghèo, cận nghèo sau khi thoát nghèo có cuộc sống ổn định, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng lên.

Người kể chuyện quê hương

Giới thiệu về mình, ông Nguyễn Thái Thuận (Út Trấn) hịch hạc đúng chất Nam Bộ: “Bản thân chỉ là người “xách ô, cầm dép”, lại siêng bập bẹ viết báo, làm thơ. Còn nghề chính hiện nay là trồng rau trên mảnh đất vườn nhà”. Ấn tượng đầu tiên về không gian sống của ông là sách, mà ông gọi đó là người thầy, người bạn tri kỷ.

Đồng bằng sông Cửu Long: Thách thức, thời cơ và vận hội mới - Bài cuối: Hành động kịp thời, mở ra vận hội mới

Tại Hội thảo “Giải pháp cấp thiết bảo vệ vùng đồng bằng sông Cửu Long” được tổ chức vào tháng 5 vừa qua tại TP Cần Thơ, ông Nguyễn Văn Hiếu, Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Thành uỷ TP Cần Thơ, cho rằng, thời gian qua, Chính phủ và các bộ, ngành đã dành sự quan tâm lớn, có nhiều chủ trương, chính sách để tháo gỡ khó khăn, phát huy thế mạnh, tiềm năng toàn vùng, đã và đang mang lại nhiều kết quả tích cực, góp phần hoá giải được nhiều thách thức trong sản xuất nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế nói chung. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu (BÐKH) tiếp tục gây hậu quả nặng nề, luôn là nỗi trăn trở đối với vùng, nhất là về an ninh nguồn nước, cần phải có giải pháp cấp bách, căn cơ, kịp thời hành động quyết liệt, có trách nhiệm để ứng phó hiệu quả, mở ra vận hội mới.

Đồng bằng sông Cửu Long: Thách thức, thời cơ và vận hội mới - Bài 3: Ðầu tư cho thuận thiên là cấp thiết

Dù có nhiều đổi thay trong chiến lược phát triển, nhưng sản xuất nông nghiệp, ở đây là cây lúa nước, vẫn luôn là trụ đỡ của nền kinh tế chính mang tính đặc thù, lợi thế cạnh tranh phát triển của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL). Theo ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), từ những tác động thực tại, ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng đến nền nông nghiệp nói chung buộc chúng ta phải thuận thiên để phát triển. Thuận thiên ở ÐBSCL cũng có nét riêng biệt, đó là phải đầu tư để thích ứng và đây là con đường, hướng đi ổn định, mở ra tương lai tươi sáng, bền vững hơn, thuận lòng dân.