ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 22-10-24 12:35:16
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðộng lực cho người công tác ở cơ sở

Báo Cà Mau Trước đây, thông qua các cuộc tiếp xúc cử tri ở cơ sở, các Tổ đại biểu HÐND tỉnh đã ghi nhận rất nhiều ý kiến kiến nghị liên quan đến chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở ấp, khóm được quy định tại Nghị quyết số 25/2019/NQ-HÐND, ngày 6/12/2019, của HÐND tỉnh (Nghị quyết 25). Theo đó, nhiều ý kiến cho rằng, với mức hỗ trợ còn hạn chế, khó đảm bảo để người làm công tác ở ấp, khóm duy trì hoạt động và gắn bó lâu dài.

Xuất phát từ nguyện vọng chính đáng đó, HÐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 23/2023/NQ-HÐND, ngày 10/10/2023 (Nghị quyết 23) thay thế Nghị quyết 25 và chính thức có hiệu lực đầu năm 2024, tạo động lực, niềm tin để đội ngũ này chuyên tâm phục vụ cộng đồng.

Theo Nghị quyết 23, mức phụ cấp hằng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã bằng 1,60 lần mức lương cơ sở (theo Nghị quyết 25 thì có 2 mức: 1,60 và 1,45 lần). Ðồng thời, người hoạt động không chuyên trách cấp xã có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trung cấp, cao đẳng, đại học thì được hưởng mức phụ cấp hằng tháng bằng với mức lương bậc 1 của công chức cấp xã có cùng trình độ đào tạo (bậc 1 của trung cấp là 1,86; cao đẳng là 2,10; đại học là 2,34).

Ðối với quy định mức phụ cấp hằng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở ấp, khóm, cũng có sửa đổi, bổ sung so với Nghị quyết 25, cụ thể là chia mức phụ cấp theo 2 loại ấp, khóm theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Ðiều 34 Nghị định số 33/2023/NÐ-CP của Chính phủ. Ðồng thời, tăng mức phụ cấp đối với ấp có từ 350 hộ gia đình trở lên; khóm có từ 500 hộ gia đình trở lên; ấp, khóm thuộc xã, thị trấn trọng điểm, phức tạp về an ninh trật tự, ấp, khóm ở xã đảo, thị trấn đảo. Người hoạt động không chuyên trách ở ấp, khóm có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trung cấp, cao đẳng, đại học thì được hưởng mức phụ cấp hằng tháng bằng với mức lương bậc 1 của công chức cấp xã có cùng trình độ đào tạo.

Làng quê phát triển, đổi mới, có sự đóng góp rất lớn của lực lượng làm công tác ấp, khóm.

Ngoài ra, Nghị quyết 23 còn sửa đổi, nâng mức phụ cấp kiêm nhiệm từ 50% lên 100% theo quy định của Nghị định số 33/2023/NÐ-CP, nhằm khuyến khích việc kiêm nhiệm chức danh, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng thu nhập cho người hoạt động không chuyên trách.

Nhìn chung, theo Nghị quyết 23, mức phụ cấp, chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ấp, khóm được điều chỉnh và có tăng so với Nghị định 25, tạo sự đồng thuận cao, góp phần động viên tinh thần để lực lượng này tiếp tục cống hiến, phục vụ quê hương.

Ông Ngô Văn Hùng, Phó trưởng ban Công tác Mặt trận ấp Tân Long, xã Tân Duyệt, huyện Ðầm Dơi, tính đến nay đã có gần 20 năm tham gia công tác tại địa phương; từng nhận số tiền phụ cấp hằng tháng từ 30 ngàn đồng, 50 ngàn đồng, rồi 350 ngàn đồng, và nay là 1 triệu 80 ngàn đồng (theo Nghị quyết 23). "Trước đây, công việc cũng khá nhẹ nhàng, nhưng từ khi địa phương tập trung thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới thì chúng tôi rất vất vả. Anh em cơ sở động viên nhau rằng, vì quê hương mà ra sức phục vụ, chứ nếu làm vì tiền thì khó tham gia được. Chúng tôi cũng hiểu được ngân sách tỉnh, Nhà nước còn hạn chế, việc tỉnh ban hành nghị quyết, tăng mức hỗ trợ cho thấy sự quan tâm của địa phương. Chúng tôi rất mừng, đây cũng là sự động viên để chúng tôi ra sức cống hiến, phục vụ quê hương", ông Hùng chia sẻ.

Ông Ngô Văn Hùng (bìa phải), Phó trưởng ban Công tác Mật trận ấp Tân Long, xã Tân Duyệt, huyện Ðầm Dơi, có gần 20 năm tham gia công tác tại địa phương.

Tương tự, anh Phạm Minh Hoài, Trưởng ban Công tác Mặt trận ấp Ðồng Tâm B, xã Tân Duyệt, cho biết: "Dù có bằng đại học, nhưng vì hoàn cảnh đơn chiếc nên tôi quyết định ở nhà phụ gia đình làm kinh tế và tham gia công tác địa phương, được tín nhiệm bầu giữ chức Bí thư Chi đoàn ấp năm 2019, nhận phụ cấp 500 ngàn đồng/tháng. Từ năm 2021 đến nay, tôi giữ nhiệm vụ Ấp đội trưởng và đầu năm 2024 kiêm thêm nhiệm vụ Trưởng ban Công tác Mặt trận ấp, với tổng phụ cấp được nhận 5,6 triệu đồng/tháng, mức phụ cấp này cũng khá ổn. Ðồng thời, tôi có thời gian làm kinh tế, chăm sóc gia đình, giúp tôi an tâm công tác".

Anh Trương Minh Hoài hướng dẫn và vận động bà con cắt lộ dal tận dụng sử dụng lại trong gia đình, trước khi thi công làm tuyến lộ mới.

Tỉnh Cà Mau có 101 xã, phường, thị trấn với 883 khóm, ấp và có ít nhất 11 chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được hưởng phụ cấp hằng tháng. Số lượng hoạt động không chuyên trách ở cấp xã là 1.594 người, số người hoạt động không chuyên trách ở ấp, khóm là 2.610 người. Trong đó, ấp có từ 350 hộ gia đình, khóm có từ 500 hộ gia đình trở lên; ấp, khóm thuộc xã, thị trấn trọng điểm phức tạp về an ninh trật tự; ấp khóm ở xã đảo, thị trấn đảo là 1.479 người; ấp, khóm còn lại là 1.131 người, với kinh phí thực hiện phụ cấp 216,8 tỷ đồng/năm. Ngoài nguồn ngân sách khoán của Trung ương, mỗi năm tỉnh bố trí hơn 63,1 tỷ đồng để chi trả cho các đối tượng này./.

 

Loan Phương

 

Chị em khéo léo làm bánh dân gian

Chào mừng kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam và 14 năm ngày Phụ nữ Việt Nam, vừa qua, xã Tân Hải tổ chức hội thi đổ bánh xèo, thu hút đông đảo chị em tham gia.

Tạo sân chơi bổ ích cho người cao tuổi

Ban đại diện Hội Người cao tuổi (NCT) huyện U Minh tích cực chỉ đạo và tạo mọi điều kiện để các cơ sở hội thành lập câu lạc bộ (CLB) dưỡng sinh, dân vũ, thể thao, thu hút đông đảo hội viên NCT tham gia luyện tập, góp phần nâng cao sức khoẻ và đời sống tinh thần cho NCT ở địa phương.

"Chợ 0 đồng” ấm lòng người nghèo

Xuất phát từ tấm lòng sẻ chia với người nghèo, vừa qua, tại chùa Hưng Nhơn (ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước) tổ chức phiên chợ "0 đồng” với hàng trăm phần quà san sẻ yêu thương, mang đến không khí ấm áp, đong đầy nghĩa tình ở người cho lẫn người nhận.

Thân thương phụ nữ miền quê

Dù ở thành thị hay nông thôn, phụ nữ ngày càng khẳng định vai trò, vị thế của mình trong cuộc sống. Phụ nữ không chỉ đồng hành cùng nam giới trong lao động, sản xuất, chăm sóc gia đình, nuôi dạy con cái; mà còn giữ vị trí nhất định trong xã hội.

Cho đôi mắt sáng học đường

Bà Lương Thị Quỳnh Lan, Trưởng đại diện Tổ chức ECF tại Việt Nam, cho biết, Cà Mau là 1 trong 3 tỉnh đầu tiên của Việt Nam được ECF thực hiện nghiên cứu về tỷ lệ tật khúc xạ ở độ tuổi từ 15-25. Đây là độ tuổi các em đã tiếp cận nhiều với điện thoại, máy vi tính, các thiết bị điện tử; áp lực thức khuya học tập, lao động, tham gia giao thông…

Vì mái ấm cho đồng bào

Ông Nguyễn Văn Khởi, Phó chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh, cho biết: "Từ đầu năm đến nay, các hoạt động vận động quỹ Vì người nghèo và an sinh xã hội tiếp tục được duy trì thường xuyên, góp phần tích cực vào công tác giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và giảm nghèo bền vững trên địa bàn".

Cần nỗ lực vượt khó để hoàn thành nhiệm vụ

Theo Huyện uỷ Thới Bình, trong số 10/13 chỉ tiêu chủ yếu của Nghị quyết Huyện uỷ đề ra, đến thời điểm này có 2 chỉ tiêu vượt kế hoạch (Bảo hiểm y tế; Thu gom, xử lý rác thải), 3 chỉ tiêu xấp xỉ đạt (Chi ngân sách; Sản lượng lúa; Tỷ lệ lao động qua đào tạo), 3 chỉ tiêu có kết quả đạt từ 70-90% (Thu ngân sách; Sản lượng thuỷ sản; Giải quyết việc làm).

Cà Mau mong muốn Tổ chức ECF Hà Lan hỗ trợ thành lập Đơn nguyên Mắt nhi khoa tại Bệnh viện Mắt - Da liễu Cà Mau

Sáng nay (17/10), Phó giám đốc Sở Y tế Cà Mau Trần Quang Khoá có buổi làm việc và trao đổi về phương hướng, chiến lược các hoạt động, chương trình, dự án chăm sóc mắt với Tổ chức ECF (Eye Care Foundation) Hà Lan tại Bệnh viện Mắt - Da Liễu Cà Mau.

Đoàn thầy thuốc Hội Nam y tỉnh Cà Mau khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo

Sáng nay (17/10), Đoàn thầy thuốc thuộc Hội Nam y tỉnh Cà Mau tổ chức khám chữa bệnh tại chùa Hưng Nhơn, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước.

Nông thôn mới trên quê hương Tam Giang Tây

Tam Giang Tây xây dựng NTM bằng sự vào cuộc tích cực, quyết liệt của các cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn kết thống nhất của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của các tầng lớp Nhân dân, sự đồng hành của các tổ chức kinh tế, mạnh thường quân... Từ đó, xã đạt được những kết quả đáng phấn khởi, hạ tầng nông thôn từng bước hoàn thiện, đời sống người dân được nâng lên rõ nét, diện mạo quê hương đổi thay từng ngày.