ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-4-25 02:33:54
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cán bộ “6 dám” - nhìn từ thực tiễn cơ sở

Báo Cà Mau Trong các giai đoạn cách mạng, Ðảng ta luôn khuyến khích và ủng hộ cán bộ có tinh thần dám nghĩ, dám làm, năng động, sáng tạo vì lợi ích chung. Thực tiễn cho thấy, luôn có những cán bộ dám đứng mũi chịu sào, dám đột phá vì sự phát triển của địa phương, đơn vị. Tuy vậy, để biến tinh thần ấy thành hành động trong đội ngũ cán bộ, nhất là người đứng đầu các cấp thì còn nhiều vấn đề đang đặt ra.

Bài 1: Phác dáng hình hài người cán bộ vì nước, vì dân

Ngược dòng lịch sử, vào những năm 60 của thế kỷ 20, đồng chí Kim Ngọc, Bí thư Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc, được cả nước biết đến là người đã “xé rào” cơ chế với chủ trương “khoán hộ” trong nông nghiệp. Chủ trương “khoán hộ” là hướng đi tích cực, tìm tòi cách thức quản lý mới trong nông nghiệp, gắn lợi ích của người nông dân với kết quả lao động nhằm đem lại hiệu quả thiết thực trong sản xuất nông nghiệp. Ðây là quá trình đổi mới tư duy nhằm tháo gỡ khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, khắc phục yếu kém về công tác quản lý tại các hợp tác xã nông nghiệp ở miền Bắc lúc bấy giờ.

“Khoán hộ” chính là những đóng góp quan trọng về lý luận và thực tiễn, là cơ sở quan trọng để Trung ương từng bước hoạch định chủ trương đổi mới quản lý trong nông nghiệp. Trên cơ sở thí điểm ở các địa phương, ngày 13/1/1981, Ban Bí thư Trung ương Ðảng ra Chỉ thị số 100-CT/TW về “Cải tiến công tác khoán, mở rộng "khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động" trong hợp tác xã nông nghiệp”. Lần đầu tiên khoán sản phẩm chính thức trở thành cơ chế quản lý mới trong cả nước với tên gọi “khoán 100”. Ngày 5/4/1988, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 10-NQ/TW “Về đổi mới quản lý kinh tế trong nông nghiệp” (còn gọi là khoán 10).

Tranh: MINH TẤN

Tại huyện U Minh, đến nay người dân còn nhắc nhiều đến cái tên Việt “keo lai”. Ðây là biệt danh được mọi người đặt cho đồng chí Nguyễn Quốc Việt, nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau. Năm 2004, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Quốc Việt đã ký công văn chấp thuận dự án trồng cây keo lai trên đất U Minh Hạ. Thời điểm đó, tỉnh Cà Mau đặt ra mục tiêu phát triển rừng bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân và lao động làm nghề rừng. Ðịa phương đã đưa dân cư vào rừng, kết hợp giao đất khoán rừng, liên doanh, liên kết... và dự án trồng keo lai ra đời. Cụ thể, ngày 2/4/2004, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Quốc Việt ký công văn chấp thuận dự án đầu tư trồng rừng nguyên liệu giấy của Công ty Cổ phần Ðồng Nai (CODONA) tại Lâm Ngư trường Trần Văn Thời và Lâm Ngư trường U Minh III với tổng diện tích 2.946 ha. Ðến ngày 10/5/2004, đồng chí Nguyễn Quốc Việt tiếp tục ký Quyết định số 34/QÐ-CTUB thu hồi 2.957,10 ha đất của 2 lâm ngư trường, U Minh III và Trần Văn Thời, để CODONA thuê trồng rừng nguyên liệu giấy với giá 30 đồng/m2/năm (tổng giá tiền thuê đất là 887.130.000 đồng/năm).

Chuyện “động trời” này vô tình “động chạm” đến nhiều người. Người ta cho rằng, nhắc đến U Minh là nhắc đến cây tràm, đặc sản của U Minh. Vì vậy, đưa keo lai vào đây trồng sẽ mất rừng tràm, mất đi thương hiệu của U Minh. Người dân không đồng tình, áp lực của dư luận, cộng với tính cách thẳng thắn, để tạo lòng tin cho các lãnh đạo và Nhân dân, lúc đó, trong buổi họp báo, ông Việt khẳng định nếu không thành công thì sẽ từ chức.

Sau vài năm, mô hình trồng keo lai khẳng định về mặt giá trị kinh tế. Bình quân thu nhập đạt 200 triệu đồng/ha keo lai với thời gian thu hoạch rút ngắn được một nửa so với trồng tràm. Trong khi đó, thu nhập từ trồng tràm chỉ đạt 150-160 triệu đồng/ha, nhưng chu kỳ khai thác kéo dài từ 7 năm trở lên. Keo lai được xác định là 1 trong 6 ngành hàng được ưu tiên trong Ðề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau.

Hiện nay, trong hệ thống chính trị của TP Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang và một số địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long, có một lực lượng cán bộ đang công tác nhưng từng có thời gian được bồi dưỡng, rèn luyện trong môi trường quân ngũ. Hiện tại, các đồng chí được giữ lại đã phát huy tốt phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, không ngừng rèn luyện, phấn đấu và phát triển ở một số vị trí. Ðiển hình trong số đó là đồng chí Thiếu tướng Ðinh Văn Nơi, Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh. Họ là những “hậu duệ” của đồng chí Lư Văn Ðiền (85 tuổi), nguyên Bí thư Tỉnh uỷ Cần Thơ (gồm TP Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang hiện nay) trong những năm 1992-1996.

Ðồng chí Lư Văn Ðiền nhớ lại: “Ngày đó, đội ngũ cán bộ ở cơ sở các tỉnh miền Tây Nam Bộ vừa thiếu, vừa yếu. Trong khi đó, các chiến sĩ quân đội tại ngũ là lực lượng nòng cốt trong các hoạt động của địa phương, được giáo dục, rèn luyện trong môi trường quân đội và đây là nguồn cán bộ rất chất lượng cho cơ sở. Nhưng nếu không có kế hoạch để bồi dưỡng, đào tạo và sử dụng mà chỉ để anh em thực hiện nghĩa vụ quân sự xong rồi xuất ngũ thì rất lãng phí. Ðể tạo nguồn cho cán bộ cơ sở sau này, tôi đề xuất chủ trương, sau khi chiến sĩ hoàn thành nghĩa vụ quân sự thì sẽ kéo dài thời gian thêm 1 năm nữa (ngân sách tỉnh chi trả phụ cấp, kinh phí hoạt động). Trong thời gian này, các thanh niên được tham gia hoạt động ở các ban, ngành, đoàn thể, sau đó sẽ chọn lọc những người ưu tú để bố trí làm việc ở một số lĩnh vực của địa phương”.

Thời gian qua, hàng loạt cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương để xảy ra sai phạm, rồi vướng vòng lao lý. Tiếp đó là nhiều cơ chế, chính sách chưa theo kịp với thực tiễn nên quá trình vận hành chính sách nảy sinh không ít bất cập... Những yếu tố này là nguyên nhân chính dẫn đến tâm lý “co mình” lại, sợ sai không dám làm ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên. Có người lập luận “thà đứng trước hội đồng kỷ luật còn hơn phải đứng trước hội đồng xét xử”...

Tất nhiên, những lập luận như trên chỉ là cá biệt của những cán bộ đã mang trong mình mầm mống của suy thoái. Thực tiễn chứng minh, dù ở bất kỳ ngành nào, lĩnh vực gì, ở tất cả địa phương, trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng luôn có những cán bộ “6 dám”. Ðơn cử như tại tỉnh Cà Mau, thời điểm dịch Covid-19 bùng phát diện rộng trên địa bàn tỉnh, đồng chí Hồ Trung Việt, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ chính là người đề xuất cách ly người dân tại nhà thay vì đưa về các trung tâm cách ly tập trung.

Theo đồng chí Hồ Trung Việt, những ý tưởng mới, mang tính đột phá thường sẽ khó được chấp nhận nếu chưa kiểm nghiệm trên thực tiễn. “Ðề xuất của tôi khi đó cũng có nhiều ý kiến phản đối, nhưng tôi đã làm cam kết, nếu sai sót sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Ban Thường vụ Tỉnh uỷ. Ngọc Hiển là huyện đầu tiên ở Cà Mau thực hiện cách ly y tế tại nhà, sau 10 ngày thấy được hiệu quả rõ nét nên lãnh đạo Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đã cho chủ trương triển khai trên toàn tỉnh. Tiếp đó, từ cách làm ở Cà Mau, 15 ngày sau, Thủ tướng Chính phủ đã cho áp dụng trên phạm vi cả nước”, đồng chí Hồ Trung Việt chia sẻ.

Tiếp nối những chủ trương của Ðảng về khuyến khích, ủng hộ cán bộ dám nghĩ, dám làm, năng động, sáng tạo vì lợi ích chung, ngày 22/9/2021, Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 14-KL/TW về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung. Nhằm cụ thể hoá chủ trương của Ðảng, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 73/2023, quy định rõ các chính sách khuyến khích và biện pháp bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Kết luận 14 của Bộ Chính trị như một làn gió mới về cơ sở, góp phần khơi dậy tinh thần năng động, sáng tạo và cổ vũ, động viên cán bộ các cấp dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung...

 

Bá Hiên - Minh Mạnh - Thuý An - Anh Minh

Bài 2: Những khoảng trống từ dám nghĩ đến dám làm

 

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài 2: Bước chuyển mình của đô thị hoá nông thôn

Khác với sự trỗi dậy mạnh mẽ của các đô thị động lực, như TP Cà Mau, Sông Ðốc và Năm Căn, những làng quê, nơi mà quá trình đô thị hoá đang diễn ra một cách lặng lẽ lại trở thành nơi lý tưởng, đáng sống, ước mơ của nhiều người. Cà Mau, từ một bức tranh tưởng chừng đơn điệu, với ruộng lúa, ao tôm, cánh đồng hoa màu và những con rạch hiền hoà, nay khoác lên mình diện mạo mới, hiện đại hơn, thuận tiện hơn, nhưng vẫn giữ được bản sắc miền Tây sông nước.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài 3: Giải mã “điểm nghẽn” để khơi thông tiềm năng

Tốc độ đô thị hoá của Cà Mau tăng trung bình 1,3%/năm, phản ánh sức hút và tiềm năng nội tại. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa tương xứng với tiềm lực vốn có và còn cách biệt so với khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Quá trình đô thị hoá tại Cà Mau vẫn đang đối diện với những nút thắt cần tháo gỡ.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh

Tỉnh Cà Mau đang kiến tạo một nền tảng vững chắc để đô thị hoá trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội. Ðến cuối năm 2024, tỷ lệ đô thị hoá của tỉnh đạt 33,04%, với 22 đô thị, cao hơn mức trung bình của đồng bằng sông Cửu Long (32,0%) và vượt một số tỉnh lân cận, như Vĩnh Long (28,7%), Hậu Giang (30,5%)... Với TP Cà Mau, Năm Căn và Sông Ðốc làm tam giác động lực, tỉnh không chỉ mở rộng không gian đô thị mà còn tạo sức bật kinh tế toàn diện. Không chạy theo đô thị hoá ồ ạt, tỉnh tập trung xây dựng nền tảng hạ tầng vững chắc, phát huy lợi thế kinh tế biển, logistics và dịch vụ thương mại để trở thành điểm sáng mới của vùng Tây Nam Bộ.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững - Bài cuối: Khơi thông dòng chảy

Khởi nghiệp dựa vào tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng tài nguyên bản địa của địa phương là một lợi thế. Tuy nhiên, nó cũng có nhiều thách thức cho hoạt động khởi nghiệp nói chung và khởi nghiệp “xanh” nói riêng của tỉnh. Ðể nâng tầm khởi nghiệp “xanh”, Cà Mau đang cần những chính sách hỗ trợ từ Chính phủ. Ðịa phương cũng cần chú trọng hơn đến phát triển kinh tế bền vững và hỗ trợ các mô hình khởi nghiệp “xanh”, cũng như các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, đào tạo, phát triển cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững - Bài 2: "Ghi điểm" trên "sân nhà"

Khởi nghiệp “xanh” tại Cà Mau mang đến động lực, truyền cảm hứng từ những câu chuyện thực tế của những bạn trẻ đầy nhiệt huyết, mạnh dạn tận dụng sân nhà để phát huy giá trị sản phẩm kinh doanh, gợi mở nhiều cơ hội trong tiến trình khởi nghiệp.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững

Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã trở thành xu thế chung của nhiều quốc gia trên thế giới. Ở nước ta, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là chủ trương lớn của Ðảng. Nghị quyết 52/NQ-TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị đã xác định rõ vai trò của khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, trong đó doanh nghiệp là trọng tâm của quá trình đổi mới sáng tạo quốc gia.

Hướng tới chính quyền số toàn diện - Bài cuối: Xây dựng nền hành chính kiến tạo, phục vụ

Nếu chuyển đổi số (CÐS) trong thủ tục hành chính (TTHC) là bước đột phá giúp cắt giảm phiền hà, tiết kiệm thời gian cho người dân và doanh nghiệp, thì xây dựng chính quyền thông minh lại mang tầm vóc lớn hơn. Ðó không chỉ là việc đưa công nghệ vào bộ máy quản lý Nhà nước, mà còn là một cuộc chuyển đổi toàn diện về tư duy điều hành, phương thức hoạt động và tinh thần phục vụ. Không còn cảnh văn phòng hành chính đầy ắp hồ sơ, giấy tờ, chính quyền số hôm nay đang định hình một mô hình làm việc mới: liên thông, minh bạch, gần gũi và lấy sự hài lòng của người dân làm trung tâm.

Hướng tới chính quyền số toàn diện

Hai năm liền (2023-2024), Cà Mau dẫn đầu cả nước về chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp, đây là dấu ấn nổi bật của tỉnh trong công tác cải cách hành chính (CCHC). Ðể có được thành tựu này, tỉnh không chỉ đơn giản hoá thủ tục mà còn đổi mới mạnh mẽ phương thức phục vụ. Hệ thống một cửa liên thông được triển khai đồng bộ từ cấp tỉnh đến cấp xã, giúp rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ, nâng cao tính minh bạch, hiệu quả, sự hài lòng trong dân.

Tự hào vùng đất Tây Nam - Bài cuối: Biển - Dòng chảy phồn vinh

Ðịa bàn biên giới biển toàn vùng Tây Nam trải dài hơn 700 km, chiếm 1/5 tổng chiều dài bờ biển của cả nước, không chỉ là tuyến phòng thủ chiến lược mà còn là nguồn sống của hàng triệu ngư dân. Với hệ sinh thái phong phú, vùng biển này mang trong mình tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế biển, đóng góp quan trọng vào công cuộc dựng xây đất nước.

Tự hào vùng đất Tây Nam - Bài 3: Hồi sinh Ba Chúc

Cách nay 50 năm, trong khi các địa phương trong cả nước đang bắt tay kiến thiết quê hương sau đại thắng mùa Xuân 1975 thì Nhân dân Ba Chúc lại mang thêm trên mình những vết thương của nạn thảm sát diệt chủng Pol Pot. Nếu so sánh xuất phát điểm của vùng đất thanh bình vươn lên sau chiến tranh thì Ba Chúc khởi điểm sau các vùng đất khác 10 năm, với nền tảng ban đầu: đất đai cằn cỗi, nhà cửa xơ xác, cuộc sống của người dân bấp bênh giữa đói nghèo và ký ức đau thương. Trở lại Ba Chúc hôm nay là thị trấn sầm uất của huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.