ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 23-11-24 22:24:26
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðồng Ong Nghệ

Báo Cà Mau Truy nguồn gốc, ý nghĩa về một số địa danh, nhiều người dân cố cựu ở xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn đều có chung nhận định: “Dường như những người đến đây, quan sát thiên nhiên, thấy có những đặc điểm nổi trội nào đó thì đặt tên cho dòng kinh, con rạch, cánh đồng, từ đó trở thành những địa danh lưu truyền đời này sang đời khác”. Có lẽ theo nhận định này thì tên “Ðồng Ong Nghệ” là do cánh đồng này ngày xưa có rất nhiều ong nghệ.

Truy nguồn gốc, ý nghĩa về một số địa danh, nhiều người dân cố cựu ở xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn đều có chung nhận định: “Dường như những người đến đây, quan sát thiên nhiên, thấy có những đặc điểm nổi trội nào đó thì đặt tên cho dòng kinh, con rạch, cánh đồng, từ đó trở thành những địa danh lưu truyền đời này sang đời khác”. Có lẽ theo nhận định này thì tên “Ðồng Ong Nghệ” là do cánh đồng này ngày xưa có rất nhiều ong nghệ.

 Ðồng Ong Nghệ nằm trong vùng bãi bồi Mũi Cà Mau (nay thuộc xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn). Do chế độ thuỷ triều bồi lắng, nơi đây có hệ sinh thái rừng ngập mặn phong phú, là những cánh rừng nguyên sinh trong thời  đầu cư dân đi mở đất. Dưới chân rừng có lớp mùn thực vật màu mỡ thích hợp cho việc trồng lúa và các loại hoa màu. Những cư dân đầu tiên đến đây hình thành nghề đánh bắt hải sản như đóng đáy sông, rạch; khai phá đất đai, ngăn mặn giữ ngọt để cấy lúa và làm rẫy.

Đồng xây căn cứ

Mặc dù trong cảnh khó khăn, người dân thời mở đất sống trong tình làng nghĩa xóm, đùm bọc giúp đỡ nhau khi hoạn nạn, sẵn  sàng xả thân vì nghĩa lớn. Truyền thống tốt đẹp đó được nhân lên khi có các tổ chức của Ðảng Cộng sản Việt Nam ra đời làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám.

Cô giáo cùng các em học sinh Trường THCS Hàm Rồng sinh hoạt ngoài giờ tại Khu di tích (Bia ấn loát Tây Nam Bộ) tại xã Hàm Rồng.   Ảnh: THANH QUANG

Từ sau Cách mạng Tháng Tám, Ðồng Ong Nghệ trở thành căn cứ địa kháng chiến. Ông Huỳnh Công Hiệu, nguyên Bí thư Huyện uỷ Năm Căn, mô tả: “Người dân gọi là đồng vì khi đắp đập các sông thì phần lớn cánh rừng nguyên sinh này được giữ ngọt để trồng rẫy, làm ruộng. Vào mùa mưa nước có màu đỏ như nước U Minh, nhiều loại bông súng, rau rừng xanh tốt. Từ sau Mặt trận Tân Hưng rút lui, các cơ quan tỉnh, Nam Bộ như: Ngân khố Nam Bộ, Hội Giải liên, Công binh xưởng, Ty Canh nông chọn Ðồng Ong Nghệ và các vùng lân cận xây dựng căn cứ”.

Năm 1949, hàng trăm con người cùng với  máy móc, thiết bị của Ban Ấn loát đặc biệt Nam Bộ được di chuyển từ U Minh Hạ về Ðồng Ong Nghệ. Có một câu chuyện thú vị mà các chú, các bác trong Ban Ấn loát giờ hay kể: Ban đầu anh em khổ sở vì màu nước sông, rạch ở đây, nhưng khi in thử thấy màu nâu nâu tự nhiên nên tiếp tục cho in. Không ngờ chính thứ nước màu nâu này lại là “độc quyền” của Ban Ấn loát đặc biệt Nam Bộ mà mật thám Pháp tìm cách in tiền giả để chống phá cách mạng, nhất là giấy bạc có mệnh giá lớn, nhưng không tài nào làm được. Vì giấy bạc giả của chúng không có màu nâu nâu như giấy bạc thật được in ở Ðồng Ong Nghệ của Ban Ấn loát đặc biệt Nam Bộ.

Các loại giấy bạc đã được in có mệnh giá: 1, 2, 5, 10, 20, 50, 100, 200 và 500 đồng, có hình Bác Hồ kính yêu và biểu tượng công, nông, binh, trí được lưu hành khắp Nam Bộ. Ðồng tiền tài chính - giấy bạc Cụ Hồ đã đóng vai trò hết sức to lớn trong công cuộc xây dựng chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà non trẻ lúc bấy giờ, đồng thời tạo vị thế độc lập tài chính trong cuộc kháng chiến.

Cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, Ban Ấn loát đặc biệt Nam Bộ được Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tặng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất. Tháng 11/2010, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã công bố quyết định công nhận Ban Ấn loát đặc biệt Nam Bộ tại Ðồng Ong Nghệ, xã Hàm Rồng là Di tích Lịch sử cấp quốc gia. Bia kỷ niệm Ban Ấn loát đặc biệt Nam Bộ tại xã Hàm Rồng đã được khởi công xây dựng từ giữa năm 1997, đầu năm 2009 Bộ Tài chính có chủ trương cho nâng cấp, cải tạo các hạng mục, đến ngày 6/10/2014, công trình được khánh thành với tổng kinh phí đầu tư trên 20 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Văn Hùng, nguyên Phó Ban Ấn loát đặc biệt Nam Bộ, nhớ lại những đóng góp công sức, máu xương của người dân xứ sở này: “Việc in tiền lúc bấy giờ vô cùng khó khăn, cán bộ, công nhân viên Ban Ấn loát đặc biệt Nam Bộ đã lao động quên mình, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Trong suốt thời gian đơn vị đóng trên địa bàn Ðồng Ong Nghệ, Ðảng bộ xã và Nhân dân tăng gia sản xuất đảm bảo lương thực, thực phẩm tại chỗ để nuôi trên 500 cán bộ, nhân viên của ban hoạt động. Ðể bảo vệ an toàn khu căn cứ, Ðảng bộ chỉ đạo xây dựng phát triển lực lượng vũ trang từ xã đến ấp, xóm canh gác, túc trực ở các ngã ba sông, các trục đường chính, sẵn sàng đánh chặn những trận càn quét của giặc vào khu căn cứ. Hàng chục người con của Ðồng Ong Nghệ đã anh dũng hy sinh bảo vệ cán bộ, bảo vệ căn cứ”.

Đồng vây quân thù

Vào thời điểm ác liệt, khi chính quyền Ngô Ðình Diệm xây dựng ấp dân sinh để dồn dân và thực hiện chính sách “tố cộng, diệt cộng”, Làng rừng được thành lập ở Ðồng Ong Nghệ, tập hợp cán bộ, đảng  viên và gia đình cán bộ để tránh sự bắt bớ, đàn áp của Mỹ - Diệm. Từ Làng rừng đã thành lập tổ công trường chế tạo vũ khí thô sơ trang bị cho lực lượng vũ trang chuẩn bị thời cơ vùng lên đồng khởi chống quân thù.

Sau Ðồng khởi năm 1960, Ðồng Ong Nghệ và nhiều nơi trong xã Hàm Rồng đã hình thành thế trận toàn dân đánh giặc. Trong Sơ thảo Truyền thống vũ trang xã Hàm Rồng tổng kết: “Chỉ trong thời gian ngắn, tổ công trường sản xuất gần 700 cây mã tấu, hàng vạn  mũi chông sắt, chông bàn, chông trái ấu, hàng ngàn đạp lôi, lựu đạn chai, khí đá gài. Từ chỗ  sản xuất vũ khí thô sơ, làm chông tiến lên làm súng kíp, súng đại bác thần nông còn gọi là đại bác nông dân”.

Phong trào xây dựng ấp, xã chiến đấu phát triển sôi nổi, tập hợp được sức mạnh của mọi lứa tuổi, giới tính và  người Kinh, Hoa, Khmer đều tích cực tham gia chiến đấu bảo vệ xóm, ấp, bảo vệ tính mạng, tài sản của chính mình.

Vùng giải phóng được mở rộng, Ðồng Ong Nghệ cũng như nhiều nơi khác ở xã Hàm Rồng được các cơ quan tuyên huấn, y tế tỉnh chọn xây dựng căn cứ. Năm 1966, Ðại hội Hội Văn học - Nghệ thuật giải phóng tỉnh Cà Mau tổ chức tại Ðồng Ong Nghệ. Ðạo diễn sân khấu Huỳnh Hảnh, nguyên Phó trưởng Ðoàn Văn công giải phóng Cà Mau, còn nhớ như in: “Một hội trường ở Ðồng Ong Nghệ rộng 5  gian, cất bằng cây đước, lợp lá dừa nước, đón hàng trăm cán bộ làm công tác văn hoá, văn nghệ kháng chiến từ cấp tỉnh đến huyện về dự. Trong đại hội này, được nghe Nhà văn Nguyễn Mai đọc truyện ngắn, Minh Ðương là chiến sĩ phòng thủ của cơ quan Tỉnh uỷ Cà Mau, có giọng hát hay được rút về Ðoàn Văn công giải phóng Cà Mau. Tôi, anh Út Nghệ và một số anh em nữa được trúng cử vào Ban Chấp hành Hội Văn học - Nghệ thuật giải phóng tỉnh Cà Mau lần thứ nhất”.

Sau tổng tiến công của ta vào các đô thị năm 1968, địch đưa Lữ đoàn Thuỷ quân lục chiến phối hợp với lực lượng đặc nhiệm Hải quân Mỹ tái chiếm Năm Căn. Dưới sự tàn sát của bom đạn, nhà cửa điêu tàn, ruộng rẫy xác xơ, cây rừng trơ trọi, đất đai loang lổ vết đạn bom. Trong khu vực Ðồng Ong Nghệ lúc bấy giờ chỉ còn 36 hộ dân. Họ che chòi ở tạm, trong chòi dùng cây chất chồng lên nhau thành những căn hầm chống pháo. Ban đêm người già, trẻ em phải ngủ trong hầm, đề phòng giặc bắn pháo, bỏ bom bất cứ lúc nào. Mặc dù bị địch bao vây phong toả hết sức ngặt nghèo, nhưng bà con “Một tấc không đi, một ly không rời”, luôn ngày đêm sát cánh với cán bộ, đảng viên, bám đất, bám rừng. Giặc bao vây, không nước ngọt ngoài đồng thì bà con dùng thùng phuy chứa nước mặn cất nước.

Từ trong gian khổ đó, Ðồng Ong Nghệ đã nuôi dưỡng và phát triển Ðội Du kích tí hon Hàm Rồng. Ðội được Ðoàn Thanh niên Lao động trực tiếp lãnh đạo, giáo dục, rèn luyện, thử thách trưởng thành qua phong trào "Tuổi nhỏ làm việc nhỏ". Trong lúc quân, dân xã Hàm Rồng ra sức đánh bại âm mưu bình định của địch thì vô cùng đau đớn nghe tin Bác Hồ kính yêu qua đời. Ðầu năm 1970, Chi bộ Ðảng cùng với quân, dân quyết định cùng nhau tổ chức đốn cây lá dựng lên ngôi Ðền thờ Bác trong khu rừng Ðồng Ong Nghệ.

Ông Trần Việt Thanh, thành viên Ðội Du kích tí hon Hàm Rồng, nhớ lại: “Ðền thờ Bác cách Chi khu Cả Nẩy 1.800 m đường chim bay. Ngôi đền tuy nhỏ mà rất mực tôn nghiêm. Ðể bảo đảm an toàn ngôi đền, một mặt bà con vừa xây dựng nhiều lớp hầm chông, bãi lửa dày đặc xung quanh, hình thành vành đai ngăn giặc từ xa. Mặt khác, bà con đắp thành tuyến đê bao bọc ngôi đền chống lại các loại súng bộ binh và các loại súng dưới tàu từ các tuyến sông bắn lên, bảo đảm an toàn cho bà con tới lui hương khói, hoặc khi hội họp, sinh hoạt bàn bạc chương trình công tác, nhất là đối với cuộc họp của các em thiếu nhi”.

Từ năm 1971-1973, Ðội Du kích tí hon Hàm Rồng do ông Nguyễn Thanh Hồng làm Ðội trưởng phối hợp với các đơn vị vũ trang cấp trên đã lập được nhiều chiến công. Người đội trưởng kể: “Các đồng chí trong đội như: Huỳnh Hoàng Vân, Trần Nam Việt, Trần Thanh Bình, Trần Minh Châu, Nguyễn Hoàng Na, Trương Hoàng Nam, Võ Tấn Lượng, Trần Ngọc Cự, Quang Văn Thảnh, Phan Văn Toả, Võ Tấn Lực hợp đồng với đơn vị đặc công thuỷ, lực lượng du kích xã  phục kích đánh tàu sắt, tàu mặt dựng của Mỹ ở các tuyến trong địa bàn Hàm Rồng - Năm Căn, bắn chìm và làm thiệt hại nặng 8 chiếc tàu chiến, diệt 57 tên (có 9 tên Mỹ) và làm bị thương 5 tên. Hầu hết các em trong đội đều ở độ tuổi 14-15. Trong quá trình chiến đấu, hầu hết đều trưởng thành. Một số em được chuyển về các đơn vị trên, có người đã anh dũng hy sinh như em Thành, em Ngoan, em Hải... Tên tuổi của Ðội Du kích tí hon Hàm Rồng cũng như tên tuổi của các em dù đã ngã xuống hay đang còn sống cũng mãi mãi là tấm gương sáng chói của thế hệ măng non trong cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước nơi vùng đất tận cùng phía Nam Tổ quốc này”.

***

 Qua 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, Ðồng Ong Nghệ của mảnh đất Hàm Rồng đã góp phần xứng đáng làm rạng rỡ thêm vùng đất cực Nam của Tổ quốc. Trong hoà bình, bà con ra sức xây dựng quê hương. Từ một xã còn gặp nhiều khó khăn trong việc lưu thông bằng đường bộ, sau 5 năm thực hiện xây dựng các tuyến đường giao thôn nông thôn, đến nay xã Hàm Rồng đã có các tuyến lộ về đến 8 ấp trong toàn xã. Ðây là sự chỉ đạo kỳ quyết của Ðảng bộ xã Hàm Rồng trong thời gian qua. Từ sự chỉ đạo kỳ quyết của cấp uỷ, chính quyền sẽ khơi dậy sức đóng góp của Nhân dân để năm 2015 xã Hàm Rồng đạt nông thôn mới.

Ðại tá Huỳnh Hoàng Dân, nguyên  Xã đội trưởng xã Hàm Rồng, trong lần về quê này cảm nhận: “Tôi sinh ra, lớn lên và chiến đấu bảo vệ mảnh đất này. Chúng tôi còn sống hôm nay không hổ thẹn với những đồng đội và Nhân dân đã hy sinh vì quê hương này giờ đây đã thay da đổi thịt. Người dân có đời sống ấm no, được hưởng các phúc lợi như: điện, đường, trường, trạm…”.

Ðảng bộ và Nhân dân huyện Năm Căn đang nỗ lực vượt bậc để vươn mình lên thị xã. Ðồng Ong Nghệ là cửa ngõ phía Tây Bắc của thị xã Năm Căn đã, đang có những bước chuyển mình hướng tới tương lai./.

Chung Thanh Thuỷ

Những "ngôi nhà cách mạng"

Thời chiến tranh chống giặc ngoại xâm, Cà Mau là căn cứ địa đặc biệt quan trọng đối với phong trào cách mạng cả nước. Từ thành thị đến làng rừng có rất nhiều địa điểm ghi dấu ấn, nay là di tích lịch sử cách mạng.

Chuyện xin giống cây vú sữa trồng ở Phủ thờ Bác

Tại Phủ thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, xã Trí Lực, huyện Thới Bình (mọi người thường gọi thân thương là “Phủ thờ Bác xã Trí Lực”), hiện có cây vú sữa được nhân giống từ cây vú sữa của má Lê Thị Sảnh (Ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình) gửi Tiểu đoàn 307 mang ra miền Bắc tặng Bác Hồ trên chuyến tàu tập kết năm 1954. Cây vú sữa này cũng đã cho trái từ mấy chục năm qua, khắc sâu thêm tình cảm thiêng liêng của người dân Cà Mau đối với Bác. Thế nhưng, chuyện xin cây vú sữa mang về trồng như thế nào và từ khi nào, cũng là thắc mắc của nhiều người.

Vụ thảm sát Cái Sắn qua lời kể của nhân chứng U100

Ông Phạm Văn Quang (Hai Quang), Chủ tịch Hội Khuyến học huyện Thới Bình, là người tâm huyết với công tác khuyến học, hầu như khóm, ấp nào trong huyện cũng có bước chân ông. Một hôm, ông phấn khởi điện cho tôi: “Chú biết có ông cụ này tuổi hơn 90, còn minh mẫn lắm, biết rất nhiều chuyện xưa của vùng đất Thới Bình, trong đó có vụ thảm sát ở Cái Sắn. Sắp xếp rồi chú đưa đi gặp cụ”.

Việt Nam trân trọng độc lập, phát triển bền vững

Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố trước quốc dân, đồng bào và toàn thế giới ngày 2/9/1945 đã khẳng định Việt Nam là một quốc gia tự do, độc lập. Ở đó người dân có quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc… Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay chúng ta ngày càng có cơ sở vững chắc để khẳng định sự thật chúng ta đã trở thành nước tự do độc lập, người dân ngày càng ấm no hạnh phúc…

Tự hào 79 mùa thu lịch sử

Cách đây 79 năm, với thắng lợi Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Ðộc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, ngày 2/9/1945 trở thành ngày Tết độc lập đầu tiên của Tổ quốc trong thời đại Hồ Chí Minh - thời đại của độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; Nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước với ánh sáng chân lý của sự nghiệp cách mạng mà Bác Hồ và Ðảng ta soi đường, dẫn lối. Một mùa thu vạch ngang lịch sử, được lịch sử lựa chọn để đi vào bất tử.

Tri ân hai vị lãnh đạo nghĩa quân

Những ngày tháng Tám lịch sử, chúng tôi có dịp tháp tùng cùng Nhà báo Ðỗ Văn Nghiệp (Sáu Sơn), hiện là Chủ nhiệm Câu lạc bộ Kể chuyện lịch sử (do Bảo tàng tỉnh thành lập) về thăm, thắp hương tại Khu tưởng niệm hai lãnh đạo nghĩa quân, Ðỗ Thừa Luông - Ðỗ Thừa Tự (toạ lạc tại ấp Bùng Binh, xã Hoà Thành, TP Cà Mau) - Di tích lịch sử cấp tỉnh.

Món quà nghĩa tình tri ân mẹ

Thiêng liêng gì bằng Tổ quốc và mẹ. Mẹ đã cống hiến tuổi xuân, tài sản lớn nhất là chồng, là con cho Tổ quốc. Bằng tấm lòng tôn kính, cảm phục, việc xuất bản quyển kỷ yếu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng tỉnh Cà Mau” thể hiện trách nhiệm và là món quà mang nặng nghĩa tình của Ðảng bộ và Nhân dân tỉnh Cà Mau gửi đến các Mẹ Việt Nam anh hùng (VNAH) còn sống, thay nén tâm hương dâng lên những mẹ đã khuất.

Chuyện về liệt sĩ nằm lại vùng đất lửa

Cách đây 5 năm, trong chuyến về nguồn cùng Tỉnh đoàn Cà Mau, đó là lần thứ 3 tôi được đặt chân đến Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn (tỉnh Quảng Trị). Mang theo tấm lòng của người con miền Nam đến thắp nén tâm hương cho những vị anh hùng của Tổ quốc, như một sự tình cờ kỳ diệu, giữa hơn 10 ngàn ngôi mộ liệt sĩ nằm lại ở vùng đất lửa, đoàn chúng tôi bất ngờ tìm được một phần mộ đặc biệt. Ðó chính là nơi an nghỉ của Liệt sĩ Nguyễn Ngọc Xinh, quê tại xã Tân Lộc, huyện Thới Bình.

Những địa chỉ thiêng liêng

Trong 2 cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, lớp lớp những người con Cà Mau lên đường đánh giặc, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Ðể đổi lấy ngày độc lập, chỉ trên quê hương Cà Mau đã có 17.678 liệt sĩ, 16.467 thương binh, 2.510 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, gần 17 ngàn người đang hưởng trợ cấp hằng tháng.

Làm đẹp địa chỉ đỏ

Trải qua hai cuộc chiến tranh ác liệt, xương máu của lớp lớp thế hệ ông cha đã thấm đẫm trên từng tấc đất quê hương. Ðể tưởng nhớ công ơn các anh hùng liệt sĩ, tại các xã, thị trấn trong huyện Ngọc Hiển đều xây dựng các đài tưởng niệm, nhà bia ghi danh liệt sĩ. Những công trình này vừa thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, vừa góp phần giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của dân tộc cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.