ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 25-7-25 23:48:08
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Xây dựng niềm tin vào pháp luật từ hoạt động trợ giúp pháp lý miễn phí

Báo Cà Mau Những năm gần đây, hoạt động trợ giúp pháp lý ngày càng được lan toả và phát huy hiệu quả trong đời sống xã hội. Nhờ đó, rất nhiều đối tượng yếu thế được thụ hưởng quyền và lợi ích hợp pháp, đảm bảo quyền công bằng, bình đẳng trong đời sống và pháp luật.

Trong nhiều đối tượng yếu thế được tích cực hỗ trợ quyền tiếp cận trợ giúp pháp lý có người dân tộc thiểu số điều kiện khó khăn. Trong 6 tháng đầu năm 2025, toàn tỉnh có 30 trường hợp người dân tộc thiểu số được trợ giúp pháp lý miễn phí, đem đến sự hài lòng cao, niềm tin vào pháp luật nhân đạo và công bằng.

Trong 6 tháng đầu năm 2025, toàn tỉnh có 30 trường hợp người dân tộc thiểu số được trợ giúp pháp lý miễn phí.Trong 6 tháng đầu năm 2025, toàn tỉnh có 30 trường hợp người dân tộc thiểu số được trợ giúp pháp lý miễn phí.  (Ảnh minh hoạ)

Chính sách dân tộc có vị trí chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, điều đó đã được khẳng định trong các văn kiện, cương lĩnh của Đảng. Chính sách dân tộc là một trong những nguyên tắc cơ bản được quy định trong Hiến pháp. Những năm qua, cùng với việc nhất quán thực hiện bình đẳng, đại đoàn kết dân tộc, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách quan trọng nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng dân tộc Việt Nam và đặc biệt là người dân tộc thiểu số. Bên cạnh các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, trợ giúp pháp lý được xác định là chính sách ưu đãi giành cho đồng bào dân tộc thiểu số cư trú tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 và các văn bản có liên quan thì người dân tộc thiểu số thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thuộc diện được Luật Trợ giúp pháp lý. Tuy nhiên, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, Bộ Tư pháp đã tham mưu để Chính phủ trình Quốc hội Luật Trợ giúp pháp lý sửa đổi theo hướng mở rộng đối tượng được Luật Trợ giúp pháp lý hỗ trợ, nâng cao chất lượng dịch vụ trợ giúp pháp lý. Ngày 20/6/2017, Luật Trợ giúp pháp lý (sửa đổi) đã được 100% đại biểu Quốc hội có mặt nhất trí thông qua, có hiệu lực từ ngày 1/1/2018, trong đó có điểm mới quan trọng liên quan đến quyền được trợ giúp pháp lý của người dân tộc thiểu số là sửa đổi “thường trú” bằng “cư trú” ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Như vậy, quyền được trợ giúp pháp lý của người dân tộc thiểu số sẽ mở rộng hơn trước đây.

Ngày 14/10/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1719/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025, trong đó trợ giúp pháp lý quy định tại nội dung số 3 thuộc Tiểu dự án 1 của Dự án 10, Cục Trợ giúp pháp lý đã tham mưu cho Lãnh đạo Bộ Tư pháp ban hành Công văn số 1420/BTP- Luật Trợ giúp pháp lý ngày 5/5/2022 về việc hướng dẫn thực hiện nội dung về trợ giúp pháp lý trong chương trình mục tiêu này.

Ông Ngô Đức Bính, Phó Giám Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Cà Mau, cho biết: “Để những người thuộc diện được trợ giúp pháp lý miễn phí tiếp cận trợ giúp pháp lý, thời gian qua tỉnh Cà Mau đã thực hiện nhiều giải pháp, từ việc tăng cường công tác phối hợp, sàng lọc đối tượng ngay từ các cơ quan phối hợp như Toà án, Cơ quan cảnh sát điều tra. Từ đó, người thuộc diện được trợ giúp pháp lý, trong đó có người dân tộc thiểu số, có thể lựa chọn trợ giúp pháp lý ngay từ sớm. Cùng với đó, hoạt động truyền thông cũng được đẩy mạnh, giúp người dân hiểu hơn về chính sách trợ giúp pháp lý cho đối tượng yếu thế trên địa bàn”.

Trợ giúp pháp lý góp phần tích cực bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người dân, trong đó có người dân tộc thiểu số. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhiều đồng bào dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thường phải chịu thiệt thòi hơn so với các đối tượng khác; do đó, pháp luật cần có những quy định cụ thể cho các đối tượng là người dân tộc thiểu số được hưởng trợ giúp pháp lý nhằm góp phần bảo đảm quyền lợi và điều kiện phát triển của họ.

Trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn là việc thực hiện các dịch vụ pháp lý miễn phí của Nhà nước và xã hội do pháp luật quy định đối với các đối tượng cụ thể là người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thông qua các hoạt động tư vấn pháp luật, đại diện, bào chữa, kiến nghị giải quyết vụ việc tại cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và tham gia thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật để bảo đảm cho mọi công dân bình đẳng trong tiếp cận và sử dụng pháp luật nhằm bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân, đồng thời góp phần bảo đảm quyền, lợi ích của cộng đồng và xã hội.

Bà Nguyễn Thị Cẩm Hường, Trợ giúp viên pháp lý, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Cà Mau, cho biết, người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn do nhiều yếu chủ quan, khách quan nên việc tiếp cận pháp luật cũng như trợ giúp pháp lý miễn phí còn hạn chế. Tuy nhiên, thời qua, bằng nhiều giải pháp, nhóm đối tượng này đã có thể tiếp cận với pháp luật nói chung, pháp luật liên quan đến trợ giúp pháp lý nói riêng, nhanh và thuận tiện hơn. Chính vì thế, số người được trợ giúp pháp lý, trong đó có người dân tộc thiểu số, tăng dần qua từng năm.

Ông Trần Hoàng Út, Trợ giúp viên pháp lý, Trung tâm Trợ giúp pháp lý tỉnh Cà Mau, thông tin thêm: “Thông qua các đợt truyền thông, người dân tộc thiểu số hiểu hơn về quyền được trợ giúp pháp lý miễn phí. Trong cuộc sống, khi gặp những vướng mắc, khó khăn, đối tượng này đã tìm và tiếp cận đến trợ giúp pháp lý miễn phí. Trợ giúp pháp lý cho nhóm đối tượng này thời gian qua trải dài trên các lĩnh vực trong đó hình sự và dân sự là hôn nhân, gia đình”.

Với góc nhìn toàn diện, hiện nay, nhiều người dân tộc thiểu cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xuất phát từ nhiều lý do, nhóm đối tượng này vẫn còn tâm lý ngại tiếp cận dịch vụ trợ giúp pháp lý, mặc dù đây là dịch vụ miễn phí. Chính vì thế, để nhóm đối tượng này hiểu hơn, tiếp cận trợ giúp pháp lý khi có những rủi ro về pháp luật, điều quan trọng hoạt động thông tin, truyền thông cần được đẩy mạnh.

Ông Ngô Đức Bính nhấn mạnh: “Đối với nhóm đối tượng này, chúng tôi cũng đã xác định tăng cường công tác tuyên truyền với các hình thức đa dạng, ngôn ngữ dễ hiểu để người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hiểu biết về vai trò quan trọng của trợ giúp pháp lý, thiết thực trong bảo vệ mình, bảo vệ cộng đồng, tránh tâm lý e ngại khi cần trợ giúp pháp lý. Tăng cường hướng dẫn pháp luật cho người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ”.

2/ Những giải pháp thiết thực phù hợp với tình hình thực, cùng với trách nhiệm của đội ngũ làm công tác trợ giúp pháp lý tại địa phương, chính sách trợ giúp pháp lý đã và đang có sức lan toả mạnh mẽ, tạo được sự đồng thuận cao.Những giải pháp thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế, cùng với trách nhiệm của đội ngũ làm công tác trợ giúp pháp lý tại địa phương, chính sách trợ giúp pháp lý đã và đang lan toả mạnh mẽ, tạo được sự đồng thuận cao.

Thời gian tới, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động trợ giúp pháp lý, Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh sẽ chú trọng nâng cao chất lượng, số lượng đội ngũ cán bộ, trợ giúp viên pháp lý; tăng cường và đa dạng hoá hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về hoạt động trợ giúp pháp lý; rà soát, kiện toàn đội ngũ cộng tác viên trợ giúp pháp lý. Chú trọng hoạt động tham gia tố tụng và đại diện ngoài tố tụng cho người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhằm bảo đảm các đối tượng là người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật được tiếp cận với các dịch vụ trợ giúp pháp lý một cách thuận tiện, dễ dàng và rộng khắp hơn.

Song song với những giải pháp thiết thực phù hợp với tình hình thực tế, trách nhiệm của đội ngũ làm công tác trợ giúp pháp lý tại địa phương, chính sách trợ giúp pháp lý đã và đang có sức lan toả mạnh mẽ, tạo được sự đồng thuận cao. Thông qua hoạt động này không những đưa chủ trương, chính sách nhân văn đi vào cuộc sống, mà còn nâng cao ý thức thượng tôn pháp luật, trách nhiệm của xã hội đối với các đối tượng yếu thế trong cộng đồng./.

Văn Đum – Chí Diện

 

 

Trợ giúp pháp lý cho người có công: Lặng lẽ mà sâu sắc

Công tác trợ giúp pháp lý (TGPL) dành cho người có công với cách mạng có ý nghĩa không chỉ về mặt pháp lý mà còn mang tính nhân văn và chính trị sâu sắc.

Công tác trợ giúp pháp lý cho người có công - Lặng lẽ mà sâu sắc

Công tác trợ giúp pháp lý dành cho người có công với cách mạng có ý nghĩa sâu sắc không chỉ về mặt pháp lý mà còn mang tính nhân văn và chính trị sâu sắc. Người có công là những cá nhân đã hy sinh, cống hiến cho sự nghiệp đấu tranh, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc, vì vậy việc bảo đảm quyền tiếp cận pháp luật và công lý cho họ là một trong những biểu hiện cụ thể của chính sách “Uống nước nhớ nguồn” của Đảng và Nhà nước.

Đảm bảo quyền và lợi ích của đối tượng yếu thế

Trong những năm qua, công tác phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý (TGPL) luôn được tỉnh Cà Mau chú trọng, triển khai đạt nhiều kết quả tích cực. Qua đó, kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được TGPL, góp phần giữ vững an ninh trật tự và trật tự, an toàn xã hội tại cơ sở.

Tăng cường phối hợp liên ngành trong trợ giúp pháp lý

Để có cái nhìn khái quát về kết quả phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý (TGPL) trong hoạt động tố tụng trên địa bàn tỉnh Cà Mau, trên cơ sở đó kịp thời tháo gỡ những khó khăn, xây dựng và giải pháp trong thời gian tới, chiều 28/5, Sở Tư pháp tỉnh Cà Mau tổ chức sơ kết công tác phối hợp người thực hiện trợ giúp pháp lý trực tại Toà án Nhân dân, tổ chức phiên toà trực tuyến và trực trợ giúp pháp lý trong điều tra hình sự trên địa bàn tỉnh.

Ðẩy mạnh trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 55/KH-UBND ngày 25/2/2025 triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý (TGPL) cho người khuyết tật (NKT) thuộc diện được TGPL trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2025, với các hoạt động rõ ràng và có trọng tâm, trọng điểm.

Thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu nhiệm vụ trợ giúp pháp lý

Triển khai thực hiện hoàn thành ở mức đạt và vượt chỉ tiêu 100% nhiệm vụ công tác trợ giúp pháp lý (TGPL) được giao; chủ động phối hợp triển khai các hoạt động TGPL đáp ứng 100% yêu cầu được cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí của người được TGPL trên địa bàn tỉnh... Thông tin này được đưa ra tại Hội nghị tổng kết công tác trợ giúp pháp lý năm 2024 do Trung tâm Trợ giúp pháp lý (Sở Tư pháp) tổ chức chiều 21/1.

Đảm bảo tính kịp thời trong hoạt động trợ giúp pháp lý

Góp phần nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động Trợ giúp pháp lý (TGPL) tại địa phương, Sở Tư pháp và Toà án Nhân dân tỉnh đã ký Chương trình phối hợp về người thực hiện trợ giúp pháp lý trực tại toà. Đây là một trong nhiều giải pháp được đánh giá cao về tính hiệu quả, trọng tâm là đảm bảo tính kịp thời trong thực hiện nhiệm vụ.

Trợ giúp pháp lý - Nâng chất từ phối hợp liên ngành

Ngày 29/6/2018, liên ngành Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Toà án Nhân dân tối cao, Viện kiểm sát Nhân dân tối cao đã ký kết ban hành Thông tư liên tịch số 10 quy định về phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý (TGPL) trong hoạt động tố tụng. Tại Cà Mau, việc triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 10 đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác trợ giúp pháp lý.

Trợ giúp pháp lý - từng bước khẳng định vai trò, vị trí trong đời sống pháp luật

Hoạt động trợ giúp pháp lý (TGPL) là chính sách có ý nghĩa nhân văn sâu sắc trong các chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước. TGPL cung cấp pháp lý bằng các hình thức như tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện tố tụng miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý, đảm bảo quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật.

Bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý cho trẻ em bị xâm hại

Hiện nay, tình trạng trẻ em bị xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp có nhiều diễn biến phức tạp. Trẻ em bị xâm hại không chỉ tập trung ở khu vực nông thôn mà còn xuất hiện tại những địa phương có điều kiện kinh tế phát triển. Chính vì thế, việc chung tay bảo vệ trẻ em luôn được các cấp chính quyền, xã hội quan tâm. Trong đó có quyền được trợ giúp pháp lý khi xảy ra sự cố đáng tiếc.