ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 5-5-25 04:04:56
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Đưa lịch sử địa phương vào trường học

Báo Cà Mau (CMO) Không chỉ hiểu biết về cội nguồn lịch sử hào hùng của vùng đất Cà Mau, thêm tự hào và yêu quê hương xứ sở, lịch sử địa phương Cà Mau còn giúp thế hệ trẻ rèn luyện phẩm chất, có lý tưởng sống tốt đẹp hơn.

Với ý nghĩa thiêng liêng và thiết thực, lịch sử địa phương ngày càng được chú trọng, đưa vào chương trình dạy học. Tuỳ theo mỗi cấp học, lượng kiến thức đa dạng và nhiều hơn. Bên cạnh học tập trung vào những tuần cuối học kỳ, lịch sử địa phương Cà Mau còn được lồng ghép ở những tiết học ngoại khoá, những giờ sinh hoạt, các cuộc thi gắn với chủ đề của mốc lịch sử…

Chương trình học ngày càng đa dạng

Phó hiệu trưởng Trường THCS Trần Phán (huyện Đầm Dơi) Đinh Quốc Sử cho biết: “Ngoài chương trình học có sẵn, hiện nay thư viện có các loại sách về lịch sử địa phương Cà Mau như lịch sử địa phương Cà Mau, lịch sử Đảng bộ xã Trần Phán, kể chuyện bác Ba Phi… Những loại sách này là tư liệu quý cho thầy cô và học sinh trong quá trình học tập và tìm hiểu về lịch sử Cà Mau”.

Những nội dung như: Di tích lịch sử văn hoá ở Cà Mau; Quá trình hình thành tỉnh Cà Mau; Cà Mau thiên nhiên và con người; Lịch sử cách mạng Cà Mau giai đoạn 1930-1945; Lịch sử cách mạng Cà Mau thời kỳ kháng chiến chống Mỹ 1954-1975; Những kiến thức về lịch sử vùng đất Cà Mau từ thời khẩn khoang đến cách mạng Tháng Tám năm 1945; Cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ của Nhân dân Cà Mau từ năm 1946-1975; Khái quát về tình hình phát triển của Cà Mau từ sau giải phóng đến nay... là những kiến thức lịch sử địa phương Cà Mau được đưa vào chương trình học ở cấp THCS và THPT.

Học sinh Trường THCS Trần Phán tham quan Khu di tích xã Trần Phán, huyện Đầm Dơi.

Ngoài cấp THCS và THPT, cấp tiểu học ở khối lớp 4, lớp 5 cũng được tiếp cận kiến thức về lịch sử địa phương. Thầy Đỗ Văn Hứng, giáo viên Trường Tiểu học Chà Là, cho hay: “Một bộ phận thế hệ trẻ hiện nay quay lưng với lịch sử dân tộc. Việc rèn luyện, giáo dục cho học sinh ở cấp tiểu học về lịch sử nói chung, lịch sử Cà Mau nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Tuy nhiên, theo phân phối chương trình hiện nay chỉ có 2 tiết học dành cho lịch sử địa phương nên nhà trường chỉ dạy các em một số kiến thức cơ bản”.

Hào hứng qua những tiết học thực tế

Thực tế cho thấy, không ít học sinh và phụ huynh còn quan điểm Lịch sử là môn học phụ, ít liên quan đến nghề nghiệp. Điều này ảnh hưởng đến tâm lý tiếp thu kiến thức môn học của học sinh. Để làm sinh động hơn tiết học, nhà trường tạo điều kiện để các em tham quan trải nghiệm tại các khu di tích. Không chỉ được giáo viên thuyết trình về lịch sử của khu di tích, học sinh còn có những buổi lao động, làm đẹp khuôn viên của khu di tích.

Nhiều lần được tham quan Khu di tích và Bia ghi danh các anh hùng liệt sĩ của xã Trần Phán, em Ngô Phạm Quỳnh Thư, lớp 7A1, Trường THCS Trần Phán, chia sẻ: “Học lịch sử địa phương giúp em biết được nguồn gốc tên gọi một số địa danh, lịch sử hào hùng qua từng trận đánh và các anh hùng của vùng đất Cà Mau. Đối với cách dạy truyền thống mang tính thụ động, ngày nay lịch sử được dạy bằng nhiều cách trực quan sinh động, học sinh được tham gia tìm hiểu, đóng góp ý kiến, rất bổ ích và không nhàm chán”.  

Em Nguyễn Tường Vi, lớp 7A1, Trường THCS Trần Phán, cho biết: “Ngoài học ở trường em còn được đi tham quan khu di tích ở xã như khu phù điêu, bia ghi danh các anh hùng liệt sĩ… Những buổi học ngoại khoá như thế giúp em trải nghiệm thực tế, khắc sâu hơn kiến thức”.

“Ngoài các phương tiện hỗ trợ để trình chiếu hình ảnh sinh động, đa số học sinh đều thích các hoạt động trải nghiệm này. Do thời gian và điều kiện hạn chế nên mỗi năm học trường chỉ tổ chức cho các em tham quan thực tế 2 lần. Để đạt hiệu quả, giáo viên phải tìm hiểu, nắm rõ kiến thức lịch sử địa phương. Đồng thời, tận dụng những tài liệu giảng dạy để một giờ trải nghiệm thực tế tại các khu di tích phát huy hiệu quả”, thầy Lê Xuân Bảo, giáo viên Trường THCS Trần Phán, cho biết./.

An Kỳ

Liên đội trưởng Cháu ngoan Bác Hồ

Em Nguyễn Phương Nhã, học sinh Lớp 5A, Liên đội trưởng Trường Tiểu học Thái Văn Lung, thị trấn U Minh, huyện U Minh, là một trong những tấm gương tiêu biểu về thành tích xuất sắc trong học tập và hoạt động Ðội.

Trường THPT Tắc Vân đoạt giải Nhất Liên hoan tuyên truyền, giới thiệu sách "Bản hùng ca đất nước"

Chiều nay (26/4), Lễ bế mạc và trao giải Liên hoan tuyên truyền, giới thiệu sách kỷ niệm 50 năm đại thắng mùa xuân năm 1975 (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra tại Thư viện tỉnh Cà Mau. Liên hoan do Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp tổ chức.

Khởi công nâng cấp Trường THCS - THPT Tân Bằng

Chiều 25/4, UBND huyện Thới Bình long trọng tổ chức Lễ khởi công đầu tư xây dựng Trường THCS - THPT Tân Bằng đạt chuẩn Quốc gia. Đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới của ngành giáo dục địa phương.

Giáo dục Cà Mau trưởng thành từ gian khó

Những năm đầu sau giải phóng, ngành giáo dục Cà Mau đối mặt với muôn vàn thiếu thốn: cơ sở vật chất tạm bợ, phòng học tranh tre, giáo cụ gần như không có, sách vở khan hiếm; đội ngũ giáo viên vừa thiếu về số lượng, vừa hạn chế về chuyên môn. Với tinh thần “Tất cả vì sự nghiệp trồng người”, cán bộ quản lý và giáo viên toàn tỉnh đã không ngừng nỗ lực, bám trụ với nghề bằng sự kiên trì, tâm huyết và niềm tin vào tương lai con em quê hương.

Wonder English Center Chính Thức Khai Trương tại Cà Mau, Cam Kết Phát Triển Toàn Diện Theo Mô Hình "3 Gốc"

Cà Mau – Ngày 18/04/2025, lúc 9 giờ 30 phút, Trung tâm Anh ngữ Wonder (Wonder English Center) đã long trọng tổ chức Lễ Khai trương tại địa chỉ C3A, Khu Trung tâm Hành chính Chính trị (Nội khu Mường Thanh), Phường 9, TP. Cà Mau. Sự kiện đánh dấu bước chân chính thức của Wonder vào lĩnh vực giáo dục tại địa phương, mang theo tâm huyết kiến tạo một môi trường học tập không chỉ chuyên sâu về ngoại ngữ mà còn hướng đến sự phát triển con người toàn diện.

Nuôi dưỡng tình yêu tri thức qua trang sách

Nhằm khơi dậy niềm say mê đọc sách và tạo điều kiện để học sinh tiểu học được tiếp cận tri thức từ sớm, ngành giáo dục huyện Cái Nước đã và đang tích cực đẩy mạnh công tác xã hội hoá thư viện học đường. Những tủ sách thân thiện, với số lượng đầu sách phong phú, sinh động, không chỉ mang lại niềm vui trong học tập mà còn mở ra thế giới tưởng tượng kỳ diệu, nuôi dưỡng tình yêu tri thức trong tâm hồn trẻ nhỏ.

1.230 thí sinh tham gia thi học sinh giỏi THPT cấp tỉnh

Sáng 20/4, tại Trường THPT Hồ Thị Kỷ (TP Cà Mau), Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau khai mạc Kỳ thi chọn học sinh giỏi THPT cấp tỉnh năm học 2024-2025.

Nhiều hoạt động sôi nổi tại Lễ phát động Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam lần IV

Sáng nay (19/4), Lễ phát động Ngày Sách và văn hoá đọc Việt Nam lần thứ IV - 2025 diễn ra tại Thư viện tỉnh Cà Mau.

Ươm mầm mơ ước con trẻ

Chủ đề “Nghề nghiệp” là 1 trong 9 chủ đề thú vị được đưa vào chương trình giáo dục mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Ðào tạo. Thông qua các hoạt động trải nghiệm, trẻ được khám phá thế giới nghề nghiệp, hiểu hơn về đặc thù công việc, những vất vả cũng như giá trị mà mỗi nghề mang lại cho xã hội.

214 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học năm học 2024-2025

Sau gần một tháng diễn ra, Hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học tỉnh Cà Mau, năm học 2024-2025 đã kết thúc thành công tốt đẹp.