ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 2-2-25 21:45:29
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Gần Tết, tăng cường phòng cháy chợ

Báo Cà Mau Hiện nay các tiểu thương tại các điểm chợ bắt đầu tập kết hàng hoá để phục vụ thị trường Tết Nguyên đán. Chính vì vậy, công tác phòng cháy chữa cháy cần được thực hiện nghiêm ngặt để tránh những sự cố đáng tiếc có thể xảy ra.

Hiện nay các tiểu thương tại các điểm chợ bắt đầu tập kết hàng hoá để phục vụ thị trường Tết Nguyên đán. Chính vì vậy, công tác phòng cháy chữa cháy cần được thực hiện nghiêm ngặt để tránh những sự cố đáng tiếc có thể xảy ra.

Tại một số chợ trọng điểm của huyện U Minh, nhìn chung, những hộ buôn bán kinh doanh đã có ý thức cao trong công tác phòng cháy. Bởi đây là công việc gắn với quyền lợi và trách nhiệm của mọi người. Do có nhiều vật liệu dễ cháy, nên hàng hoá được các tiểu thương sắp xếp gọn gàng, cách ly với nguồn điện và tuân thủ các quy định về phòng cháy, chữa cháy.

Ông Huỳnh Tân Nhạc, tiểu thương Chợ Nhà lồng U Minh, cho biết: “Trong chợ này, người nào về, ra khỏi quầy đều kéo cầu dao xuống để cúp điện bảo vệ tài sản chung. Dây điện thì vô ống an toàn. Bình chữa cháy, nước, sạp nào cũng phòng sẵn để ứng phó khi sự cố xảy ra".

Huyện U Minh có 4 điểm chợ lớn gồm: Chợ U Minh, Chợ Khánh An, Chợ Khánh Hội và Chợ Khánh Hoà. Xác định đây là những nơi cần đảm bảo nghiêm ngặt trong công tác phòng cháy, chữa cháy nên ban quản lý các chợ đều chủ động xây dựng phương án cụ thể từ đầu năm. Ðiển hình như tại Chợ U Minh, ngoài việc thường xuyên nhắc nhở, hướng dẫn những hộ buôn bán kinh doanh tuân thủ các quy định, ban quản lý còn chủ động trang bị các thiết bị chữa cháy chuyên dụng, thành lập đội phòng cháy chữa cháy với 45 thành viên chia làm 3 ca trực. Hằng tuần đều vận hành, kiểm tra máy móc nhằm đảm bảo cho các thiết bị luôn được hoạt động tốt.

Ông Giả Văn Hoàng, Phó Trưởng Ban Quản lý Chợ U Minh, cho biết: "Chúng tôi thường xuyên kiểm tra các hộ kinh doanh, mua bán, nhắc nhở trang bị bình chữa cháy, không được thắp đèn, thắp nhang trong khu vực chợ. Nhiệm vụ phòng cháy chữa cháy được chúng tôi rất quan tâm, đảm bảo trực 24/24 giờ".

Trong nhiều năm qua, nhờ làm tốt công tác phòng cháy chữa cháy mà huyện U Minh chưa để xảy ra vụ cháy lớn nào. Tuy nhiên, trên địa bàn vẫn xảy ra một số vụ cháy nhỏ tại nhà một số hộ dân. Những vụ cháy này đa phần đều liên quan đến việc sử dụng điện thiếu an toàn. Từ đó cho thấy, công tác phòng chống cháy phải được đề cao cảnh giác hằng ngày, không chỉ tại những nơi tập trung đông dân cư mà còn tại những hộ gia đình.

Thượng uý Lê Huy Giọng, Phó Ðội trưởng Ðội Quản lý hành chính - trật tự xã hội, Công an huyện U Minh, cho biết: "Công an huyện sẽ kết hợp với ban quản lý các chợ thường xuyên kiểm tra các hộ tiểu thương trong chợ. Ðối với các hộ đã vi phạm những quy định về phòng cháy chữa cháy và đã lập biên bản nhắc nhở mà không khắc phục chúng tôi sẽ kiên quyết xử lý".

Tuy nhiên, để công tác phòng cháy chữa cháy đạt hiệu quả cao nhất, ngoài sự vào cuộc của các ngành chức năng thì cần cả cộng đồng trách nhiệm, bởi đây là nhiệm vụ không của riêng ai./.

Trần Chương

Tận tình phục vụ những ngày cận Tết

Năm 2024, chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) trên địa bàn huyện Năm Căn ngày càng được nâng lên, tỷ lệ hồ sơ giải quyết trước hạn và đúng hạn cho tổ chức, cá nhân đạt cao. Ðặc biệt, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC được đẩy mạnh.

Tiếp tục tinh gọn bộ máy và nâng cao chỉ số hài lòng của người dân

Chiều 15/1, Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình, Phó trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ chủ trì phiên họp thứ 9 của Ban Chỉ đạo theo hình thức trực tiếp và trực tuyến với 63 điểm cầu trên cả nước.

Dịch vụ công trực tuyến: Không làm thay người dân

Nhằm từng bước hình thành thói quen và nâng cao kỹ năng tự thực hiện dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) của người dân, Chủ tịch UBND tỉnh vừa chỉ đạo thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, chủ tịch UBND các huyện, thành phố chỉ đạo công chức, viên chức (CC,VC) làm việc tại bộ phận một cửa thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, đơn vị tiếp tục tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện DVCTT, không trực tiếp làm thay, để người dân quen dần thao tác, các bước thực hiện trên môi trường điện tử.

Cà Mau tiếp tục dẫn đầu cả nước về chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp

Với 91,6 điểm, tăng 1,43 % so với năm 2023, tỉnh Cà Mau tiếp tục giữ vị trí đứng đầu các tỉnh thành cả nước về Bộ chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp năm 2024. Đây cũng là năm thứ 2 liên tiếp Cà Mau dẫn đầu cả nước về bộ chỉ số này.

Khánh Hoà hoàn thành sớm kế hoạch CCHC năm 2024

Chú trọng đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ công tác cải cách hành chính (CCHC), xã Khánh Hoà (huyện U Minh) đã hoàn thành 17/17 nhiệm vụ theo kế hoạch năm 2024, đạt 100%.

Bước nhanh hơn để tạo đột phá

Xây dựng Chính quyền điện tử (CQÐT) hướng đến Chính quyền số (CQS) là mục tiêu quan trọng mà tỉnh Cà Mau nỗ lực hướng tới, nhằm tạo đột phá trong công tác cải cách hành chính (CCHC), góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước, đáp ứng yêu cầu phục vụ người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Sự hài lòng của người dân là thước đo chất lượng

Với phương châm “Lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo chất lượng”, thời gian qua, huyện Ngọc Hiển đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, tạo chuyển biến tích cực trong công tác cải cách hành chính (CCHC), nhất là chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) ngày một nâng lên, đem lại nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp. Qua đó, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân, xây dựng chính quyền ngày càng thân thiện, vì Nhân dân phục vụ.

Nỗ lực tạo đột phá

Năm 2024, công tác chỉ đạo triển khai, thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính (CCHC) được TP Cà Mau quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, thông suốt. Ðến nay, thành phố đã hoàn thành 23/23 nhiệm vụ CCHC. Chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho tổ chức, cá nhân trên địa bàn được nâng cao. Mức độ hài lòng của người dân về giải quyết TTHC đạt 100%.

Quyết tâm cải cách tốt hơn

Với quan điểm “Lấy người dân, doanh nghiệp là chủ thể, là trung tâm của cải cách hành chính; tất cả hướng đến mục tiêu là phục vụ người dân, doanh nghiệp”, huy động sự vào cuộc với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị... công tác cải cách hành chính (CCHC) năm 2024 của tỉnh đạt được nhiều kết quả nổi bật, tiến bộ. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần tiếp tục khắc phục, tạo sự thông suốt để phục vụ người dân và cộng đồng doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Ðiểm nhấn thành tựu cải cách hành chính

Cà Mau là một trong những địa phương đầu tiên trên cả nước hoàn thành sớm việc kết nối Hệ thống Thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh với Hệ thống Ðịnh danh và xác thực điện tử của Bộ Công an, để phục vụ chuyển đổi sang sử dụng VNeID làm tài khoản duy nhất trong thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công trên môi trường điện tử kể từ ngày 1/7/2024. Cùng với đó, Cà Mau là 1 trong 14 địa phương hoàn thành sớm việc số hoá dữ liệu sổ hộ tịch lịch sử trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 87/2020/NÐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ (giao trước ngày 31/12/2024).