ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 23-11-24 21:48:58
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Gia đình má Mười giết giặc

Báo Cà Mau Cứ năm, mười bữa, nửa tháng, tụi lính đồn Giá Ngự lại rải quân chốt đường yểm trợ cho tụi giải tù về Chi khu Cái Nước. Những trưa chúng thường cởi trần, dựng súng, nằm dưới bóng cây ngủ dật dựa. Quán ven đường nhà má Mười cũng là nơi bọn chúng thường lui tới nước nôi, phì phèo khói thuốc. Thấy bọn giặc nhiều sơ hở, má Mười nói với các con: “Ðánh được à bây!”. Rồi má cùng 2 người con trai là Hai Nhuận, Út Tương bàn tính kế. Các anh rủ thêm Tám Giêng là con rể và Ba Quang là người bạn hàng xóm cùng tham gia.

Cứ năm, mười bữa, nửa tháng, tụi lính đồn Giá Ngự lại rải quân chốt đường yểm trợ cho tụi giải tù về Chi khu Cái Nước. Những trưa chúng thường cởi trần, dựng súng, nằm dưới bóng cây ngủ dật dựa. Quán ven đường nhà má Mười cũng là nơi bọn chúng thường lui tới nước nôi, phì phèo khói thuốc. Thấy bọn giặc nhiều sơ hở, má Mười nói với các con: “Ðánh được à bây!”. Rồi má cùng 2 người con trai là Hai Nhuận, Út Tương bàn tính kế. Các anh rủ thêm Tám Giêng là con rể và Ba Quang là người bạn hàng xóm cùng tham gia.

Kế hoạch bàn tính đâu đó xong xuôi, một hôm, khi bọn chúng vào xóm, má Mười tổ chức nấu cháo gà “đãi khách”. Nghe đến cháo gà, bọn chúng mừng húm, kéo nhau vô ngay nhà má. Má Mười dọn cháo trên bộ ván, cạnh đó có xịa dao, rổ cóc, ổi. Bọn chúng ăn ào ào. Có một tên linh tính gì đó, ăn vội vã rồi ra đứng ngay cửa cái có ý canh gác. Hai Nhuận bước xuống, tay cầm cây mác, vừa gọt ổi vừa nói: “Vô nhậu chú ơi!”. Nó vừa quay mặt lại, bị Hai Nhuận đâm phập một cái với một sức mạnh dữ dội. Thế rồi dao mác rần rần, vun chém tới tấp. Bọn chúng bị thương chạy xiểng niểng. Mấy ảnh chụp lấy súng bắn bồi thêm. Hiện trường hôm đó có 4 thằng chết, anh em thu được 3 súng trường mác, 1 cây trung liên, một số lựu đạn, dao găm. Còn 1 thằng bị chém trọng thương phóng xuống sông trốn, sau đó cũng chết.

Tuổi đã ngoài 80 nhưng chuyện giết lính tại đập Ông Phụng với ông Đặng Văn Quang vẫn như mới hôm nào.

Câu chuyện trên, tôi được nghe đạo diễn, Nghệ sĩ sân khấu Huỳnh Hảnh kể lại. Khi ấy, ông là Tổ đoàn trưởng (Ðoàn Thanh niên) của ấp Khánh Tư, xã Tân Hưng Ðông, huyện Cái Nước. Ðịa điểm xảy ra trận đánh tại đập Ông Phụng, ấp Ông Phụng, xã Tân Hưng Ðông (nay là ấp Ngọc Huờn, thị trấn Cái Nước). Ðó là vào ngày 25/6/1960.

Má Mười tên thật là Nguyễn Thị Thới, là một nông dân chất phác, má cất cái quán nhỏ ngay mặt đập Ông Phụng để bán lặt vặt trà đá, thuốc lá, tương, đường, nước mắm… cho bà con trong xóm. Thu nhập sống được qua ngày.

Chiến tích phi thường

Theo sự hướng dẫn của đạo diễn, Nghệ sĩ sân khấu Huỳnh Hảnh, tôi tìm đến nhà ông Ba Quang (Ðặng Văn Quang), ấp Ngọc Huờn, thị trấn Cái Nước, người duy nhất tham gia trận đánh năm nào hiện còn sống. Tại nhà ông, tôi được nghe thêm nhiều điều thú vị.

“Bữa đó, mình đã bàn cách rồi. Dao tụi tôi mua 2 đợt. Ðợt trước mua dao phay, mác vót, đợt sau mua thêm dao găm, loại dao cạo có ngạnh. Chuẩn bị xong xuôi, hôm đó, có 3 thằng ghé nhà tôi, biểu nấu cơm cho chúng ăn. Tôi liền thăm dò: “Mấy ông đi bao nhiêu người?”. Nó nói 8 người, bên đập 5, bên này 3. Lúc đó vợ tôi không có nhà, không ai nấu cơm nên tôi kêu nó qua nhà Bảy Tửng, nhà ổng đang có đồ ăn.

Nó đi rồi, tôi xách cây mác vót bỏ vô thùng, rồi đi riết qua nhà Hai Nhuận bên đập. Tôi mượn cây súng của mấy thằng lính bên đó nói là bắn ổ cá cho tụi nó nhậu. Thật ra, đó là ám hiệu tụi tôi đã bàn trước. Bắn để Tám Giêng hay lội xuống, bởi nhà anh ở tuốt trên đồng bên Kinh Lớn. Má Mười thì sốt sắng đi bắt gà nấu cháo. Tụi tôi bố trí Hai Nhuận cây mác vót, tôi cây mác vót, Tám Giêng dao phay, Út Tương mượn lưỡi lê của thằng lính, còn một số dao, mác để dự phòng. Hai Nhuận sẽ quan sát tình hình, lúc nào thấy thuận lợi thì “khai hoả” tụi này sẽ xung phong, bởi Hai Nhuận lúc đó có bệnh phong, tay hơi yếu.

Cháo gà bưng lên, chúng tôi ngồi xen kẽ kè tụi nó, tay cầm dao giả bộ gọt ổi để kèm thêm mồi nhậu.

Khi thằng lính xuống đứng ở cửa gác, liếc thấy Hai Nhuận nhào đâm nó, tụi tôi bật dậy, lớp đâm, lớp chém túi bụi. Tụi nó bị thương buông súng chạy lảo đảo, đằng này chụp súng bắn liên hồi.

Nghe tiếng súng, 3 thằng bên kia chạy tới. Tám Giêng bắn tiếp, tụi nó bỏ chạy…”.

Ông Ba Quang kể thêm trong nuối tiếc: “Thật ra, quyết tâm của tụi tôi cao lắm. Tụi tôi có ý định đánh trận này là diệt gọn. Lấy được súng, tiếp tục vô đập Ông Tôn, kích tụi nó giải tù về mình bắn bằng trung liên là rất “dễ ăn”. Giết được bọn nó, mình thu thêm một số súng nữa. Hồi đó cách mạng mới chuyển lên, du kích chưa có súng, chủ yếu là mã tấu rèn bằng cây phảng kéo dài ra. Cho nên lấy được một cây súng là quý giá vô cùng.

Nhưng khi 3 thằng chạy tới, lúc đó vướng cái mương, với lại Tám Giêng lúc đó làm như thiếu bình tĩnh nên bắn không trúng. Tụi nó chạy ra ngoài kia báo, mình bị lộ. Trận đó không được như mong muốn, tụi tôi cứ tức hoài!”.

“Nếu ai cũng sợ thì làm sao nước nhà độc lập được”

“Thằng thượng sĩ Lâm lúc đó gian ác lắm, ngồi nhậu mà nó khoe vừa mổ bụng người lấy 3 cái mật. Nghe nó nói, máu mình càng trào sôi, chỉ muốn giết nó ngay để trả thù cho bà con mình”, ông Quang kể.

Sau trận ấy, gia đình ông và gia đình má Mười phải dọn vào vùng giải phóng, không còn sống hợp pháp được. “Lúc đó vừa di tản gia đình xong là bọn chúng kéo quân tới, nhà cửa bị bọn chúng kéo sập, mái nước bị bắn bể hết. Hai Nhuận lúc đó giỏi cơ khí nên qua Kinh Lớn tham gia công trường làm súng 2 lòng và một số vũ khí thô sơ. Tôi và Tám Giêng vào bộ đội”, ông Quang kể.

Vào vùng giải phóng, vợ ông bà Nguyễn Thị Ba phải làm lụng vất vả để nuôi con. Vì bị lộ, không ra chợ mua bán được nên cuộc sống gia đình ông hết sức khó khăn. Ông bảo: “Vợ tôi đi mần củi, lên Long Ðiền gặt lúa mướn nuôi bầy con gần chục đứa. Rồi còn nuôi cán bộ”. Vợ ông giờ sức khoẻ có hạn, đi đứng khó khăn, nhưng vẫn nhớ về những ngày gian khó ấy: “Nhiều lúc khó khăn đến mức phải ăn bông súng, rau đắng trừ cơm”. Dẫu vậy, cũng như nhiều phụ nữ khác, bà cũng tích cực vừa nuôi con, nuôi cán bộ cách mạng và tham gia công tác binh vận.

Còn ông Ba Quang, một thời gian vào bộ đội, được đưa về làm Ấp đội trưởng. Năm 1963, trong một lần đi công tác, ông bị điềm chỉ và bị bắt bỏ tù, bị đánh đập dã man nhưng ông không hề khai báo. Ông kể: “Tôi khai tên Hoa cho nghe giống giống tên Quang của mình và một mực phản cung, chối là không có tham gia sự kiện đập Ông Phụng. Một lần khi nó tra hỏi, tôi nghe một thằng điện hỏi hồ sơ vụ giết lính đập Ông Phụng và nghe đầu dây bên kia trả lời là hồ sơ bị mất, tôi mừng quá càng phản cung quyết liệt”. Không khai thác được gì, cuối cùng chúng thả ông về.

Giải đáp thắc mắc của tôi về chuyện tại sao lúc đó chưa có súng ống gì mà các ông biết bắn súng, ông kể: “Bọn lính rải quân thường xuyên ở xóm, tụi tôi lân la làm quen. Có một thằng mê đờn ca vậy là tụi tôi tổ chức cho nó nhậu, cho đờn ca rồi khéo léo hỏi cách sử dụng súng. Ngà ngà say, bọn nó không cảnh giác, cứ vô tư chỉ dạy”.

Ông còn hào hứng kể: “Bả mà không cản chắc tôi bắn rớt máy bay được phong anh hùng rồi. Ðánh Chi khu Cái Nước, tôi lấy được cây tom-son đem về. Thấy chiếc “sâu rọm” bay ngay cửa, bay thấp lắm, bắn là trúng liền, nhưng bị vợ cản quá”. Bà Nguyễn Thị Ba thanh minh: “Hồi đó con đông quá, ổng có gì tôi sợ nuôi con không nổi!”.

Ông Ba Quang có 3 anh em trai, 1 gái. Người anh Hai về sau hy sinh, người em cũng hy sinh nhưng chưa được công nhận liệt sĩ, người em gái cũng có chồng tham gia cách mạng. Ông có cả thảy 13 người con. Hiện nhiều cháu học hành đến nơi đến chốn và tham gia công tác tại tỉnh nhà. Với ông, như vậy đã thấy bằng lòng.

Mặc dù công trạng ông và gia đình má Mười chưa được ghi nhận, sau trận đánh, gia đình phải di tản, đời sống bấp bênh… nhưng hỏi ông khi ấy có sợ không, có hối tiếc về việc đã làm, ông trả lời chắc nịch: “Hồi đó thấy súng mê còn hơn cho khâu vàng. Mình dự tính đánh xong lấy súng rồi tham gia bộ đội. Lúc đó không hề sợ chết, không so tính thiệt hơn. Thấy cần làm thì làm. Nếu ai cũng sợ chết thì làm sao nước nhà được độc lập như hôm nay!”.

Xứng đáng được tôn vinh

Sự kiện giết lính xảy ra đã 55 năm, giờ đây má Mười, Hai Nhuận, Tám Giêng, Út Tương đều đã qua đời. Ông Ba Quang giờ cũng sang tuổi 82. Dấu tích xưa đã bị xoá nhoà theo thời gian. Có một điều đáng mừng là câu chuyện này vẫn còn nhiều người biết đến. Hôm tìm nhà ông Ba Quang, hỏi vài người khách trong một quán nước ở ấp sở tại, rất mừng là mọi người vẫn biết và mau mắn chỉ đường. 

Gặp ông Bao Văn Tỏ, người cùng xóm với ông Quang, dù tuổi đã ngoài 80, nhưng ông vẫn còn nhớ rõ: “Lúc đó tôi là Ấp đội phó ấp Ông Phụng, nghe mấy ông này giết lính nên chạy xuống. Tôi thấy một bãi chiến trường máu me đỏ hết. Anh Nhuận do đâm mạnh quá, dao bị sứt cán nên đứt tay, máu mủ tùm lum. Tám Giêng thì bắn súng trung liên bị cháy sém bàn tay”. Ông Tỏ cũng thừa nhận: “Thật ra, trước đó, mấy ông này có xin ý kiến, nhưng lúc đó ấp không có cây súng nào, chỉ có vài cây phảng rèn kéo ra làm mã tấu nên tụi tôi không tham gia. Vậy mà mấy ông vẫn tự tổ chức giết giặc và giành được thắng lợi”.

 Ðạo diễn, Nghệ sĩ sân khấu Huỳnh Hảnh, người khác ấp, cùng xã với các nhân vật trên (hồi ấy), là người biết tường tận câu chuyện này sau khi trận đánh vừa xảy ra, vẫn cứ thán phục: “Công trạng này lớn lắm, hành động của má Mười và mấy anh em thật anh hùng. Lúc đó bọn bảo vệ hương thôn dày đặc, chúng ra sức bắt bớ, chém giết những người chúng cho là theo cộng sản, thà bọn chúng giết lầm còn hơn bỏ sót. Nhiều cán bộ cách mạng và Nhân dân bị chúng tàn sát dã man.

Vậy mà má Mười và các con không sợ chết, vẫn tổ chức giết giặc để lấy súng cho cách mạng, hành động này đặt trong bối cảnh đó thật phi thường! Ðó cũng là trận mở màn giết giặc gây được tiếng vang lớn bấy giờ, khích lệ phong trào Nhân dân đánh giặc làm bọn chúng hết sức hoang mang. Cũng xin nói thêm rằng, lúc đó má Mười đang có cơ sở làm ăn ổn định mà dám hy sinh lợi ích riêng vì nghĩa lớn.

Trận giết giặc đó, Ba Nhuỵ có sáng tác bài “Ngũ điểm bài tạ”, bài hát vừa sáng tác ra, nhanh chóng được lan toả rộng rãi trong Nhân dân. Dân gian còn có bài vè rất dài về sự kiện này”.

Với lòng ngưỡng mộ và trăn trở, muốn sự kiện trên không chìm vào quên lãng, năm 2007, đạo diễn, Nghệ sĩ sân khấu Huỳnh Hảnh đã sáng tác chập cải lương vui “Kể chuyện đời xưa” kể lại sự kiện này. Với ông, họ là những anh hùng nông dân đánh giặc, rất xứng đáng được tôn vinh./.

Bài và ảnh: Trang Anh

Những "ngôi nhà cách mạng"

Thời chiến tranh chống giặc ngoại xâm, Cà Mau là căn cứ địa đặc biệt quan trọng đối với phong trào cách mạng cả nước. Từ thành thị đến làng rừng có rất nhiều địa điểm ghi dấu ấn, nay là di tích lịch sử cách mạng.

Chuyện xin giống cây vú sữa trồng ở Phủ thờ Bác

Tại Phủ thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, xã Trí Lực, huyện Thới Bình (mọi người thường gọi thân thương là “Phủ thờ Bác xã Trí Lực”), hiện có cây vú sữa được nhân giống từ cây vú sữa của má Lê Thị Sảnh (Ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình) gửi Tiểu đoàn 307 mang ra miền Bắc tặng Bác Hồ trên chuyến tàu tập kết năm 1954. Cây vú sữa này cũng đã cho trái từ mấy chục năm qua, khắc sâu thêm tình cảm thiêng liêng của người dân Cà Mau đối với Bác. Thế nhưng, chuyện xin cây vú sữa mang về trồng như thế nào và từ khi nào, cũng là thắc mắc của nhiều người.

Vụ thảm sát Cái Sắn qua lời kể của nhân chứng U100

Ông Phạm Văn Quang (Hai Quang), Chủ tịch Hội Khuyến học huyện Thới Bình, là người tâm huyết với công tác khuyến học, hầu như khóm, ấp nào trong huyện cũng có bước chân ông. Một hôm, ông phấn khởi điện cho tôi: “Chú biết có ông cụ này tuổi hơn 90, còn minh mẫn lắm, biết rất nhiều chuyện xưa của vùng đất Thới Bình, trong đó có vụ thảm sát ở Cái Sắn. Sắp xếp rồi chú đưa đi gặp cụ”.

Việt Nam trân trọng độc lập, phát triển bền vững

Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố trước quốc dân, đồng bào và toàn thế giới ngày 2/9/1945 đã khẳng định Việt Nam là một quốc gia tự do, độc lập. Ở đó người dân có quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc… Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay chúng ta ngày càng có cơ sở vững chắc để khẳng định sự thật chúng ta đã trở thành nước tự do độc lập, người dân ngày càng ấm no hạnh phúc…

Tự hào 79 mùa thu lịch sử

Cách đây 79 năm, với thắng lợi Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Ðộc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, ngày 2/9/1945 trở thành ngày Tết độc lập đầu tiên của Tổ quốc trong thời đại Hồ Chí Minh - thời đại của độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; Nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước với ánh sáng chân lý của sự nghiệp cách mạng mà Bác Hồ và Ðảng ta soi đường, dẫn lối. Một mùa thu vạch ngang lịch sử, được lịch sử lựa chọn để đi vào bất tử.

Tri ân hai vị lãnh đạo nghĩa quân

Những ngày tháng Tám lịch sử, chúng tôi có dịp tháp tùng cùng Nhà báo Ðỗ Văn Nghiệp (Sáu Sơn), hiện là Chủ nhiệm Câu lạc bộ Kể chuyện lịch sử (do Bảo tàng tỉnh thành lập) về thăm, thắp hương tại Khu tưởng niệm hai lãnh đạo nghĩa quân, Ðỗ Thừa Luông - Ðỗ Thừa Tự (toạ lạc tại ấp Bùng Binh, xã Hoà Thành, TP Cà Mau) - Di tích lịch sử cấp tỉnh.

Món quà nghĩa tình tri ân mẹ

Thiêng liêng gì bằng Tổ quốc và mẹ. Mẹ đã cống hiến tuổi xuân, tài sản lớn nhất là chồng, là con cho Tổ quốc. Bằng tấm lòng tôn kính, cảm phục, việc xuất bản quyển kỷ yếu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng tỉnh Cà Mau” thể hiện trách nhiệm và là món quà mang nặng nghĩa tình của Ðảng bộ và Nhân dân tỉnh Cà Mau gửi đến các Mẹ Việt Nam anh hùng (VNAH) còn sống, thay nén tâm hương dâng lên những mẹ đã khuất.

Chuyện về liệt sĩ nằm lại vùng đất lửa

Cách đây 5 năm, trong chuyến về nguồn cùng Tỉnh đoàn Cà Mau, đó là lần thứ 3 tôi được đặt chân đến Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn (tỉnh Quảng Trị). Mang theo tấm lòng của người con miền Nam đến thắp nén tâm hương cho những vị anh hùng của Tổ quốc, như một sự tình cờ kỳ diệu, giữa hơn 10 ngàn ngôi mộ liệt sĩ nằm lại ở vùng đất lửa, đoàn chúng tôi bất ngờ tìm được một phần mộ đặc biệt. Ðó chính là nơi an nghỉ của Liệt sĩ Nguyễn Ngọc Xinh, quê tại xã Tân Lộc, huyện Thới Bình.

Những địa chỉ thiêng liêng

Trong 2 cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, lớp lớp những người con Cà Mau lên đường đánh giặc, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Ðể đổi lấy ngày độc lập, chỉ trên quê hương Cà Mau đã có 17.678 liệt sĩ, 16.467 thương binh, 2.510 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, gần 17 ngàn người đang hưởng trợ cấp hằng tháng.

Làm đẹp địa chỉ đỏ

Trải qua hai cuộc chiến tranh ác liệt, xương máu của lớp lớp thế hệ ông cha đã thấm đẫm trên từng tấc đất quê hương. Ðể tưởng nhớ công ơn các anh hùng liệt sĩ, tại các xã, thị trấn trong huyện Ngọc Hiển đều xây dựng các đài tưởng niệm, nhà bia ghi danh liệt sĩ. Những công trình này vừa thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, vừa góp phần giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của dân tộc cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.