ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 4-12-23 22:52:49

Giá lúa tăng cao - Ai là người hưởng lợi?

Báo Cà Mau Từ đầu năm đến nay, tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam được mùa, có sự tăng trưởng mạnh cả về sản lượng và giá trị, giúp nông dân cải thiện cuộc sống, có động lực giữ đất sản xuất lúa, chủ động trong việc tái đầu tư sản xuất... từ đó, năng suất và chất lượng hạt gạo nâng lên đáng kể. Nhưng điều nghịch lý của thị trường lúa gạo lại xuất phát từ đây: Lúa từ nông dân đến thị trường xuất khẩu qua quá nhiều trung gian, làm cho lợi ích mà người nông dân đáng được hưởng không tương xứng với công sức và sự đầu tư của họ.

Bài 1: Nông dân tặc lưỡi, thẫn thờ

Gần tháng qua, câu chuyện về giá lúa, gạo trở thành vấn đề thời sự nóng, được nhiều người quan tâm. Giá lúa gạo tăng liên tục khiến nông dân phấn khởi, với hy vọng lãi nhiều trong vụ lúa hiện đang thu hoạch. Thế nhưng, người dân chưa hưởng niềm vui trọn vẹn.

Thiếu thông tin, định hướng về thị trường

Trong những ngày này, trên những cánh đồng lúa 2 vụ ở các huyện Trần Văn Thời, Thới Bình, U Minh và TP Cà Mau, nông dân đang bước vào chính vụ thu hoạch trà lúa hè thu. Từ sáng sớm, âm thanh giòn giã từ những chiếc máy gặt đập liên hợp, hoà cùng tiếng cười, nói, bàn tán rôm rả của người dân, làm cho vùng quê yên ả trở nên nhộn nhịp.

Huyện Trần Văn Thời có 194 máy gặt đập liên hợp, hoạt động hết công suất, mỗi ngày thu hoạch được khoảng 1.000 ha lúa. (Trong ảnh: Nông dân xã Khánh Bình Ðông, huyện Trần Văn Thời thu hoạch trà lúa hè thu).

Có lẽ, chuyện giá lúa năm nay đang là chủ đề được nhiều người quan tâm nhất. Theo bà con, vụ lúa hè thu này tuy năng suất không cao, nhưng bù lại giá lúa tăng cao kỷ lục, nông dân phấn khởi. Nhưng niềm vui không được trọn vẹn vì đã bán "lúa non" cho “cò lúa” ngay khi mới xuống giống, nên giá bán thấp hơn giá thị trường hiện nay hơn 1 ngàn đồng/kg lúa.

Ông Phạm Văn Tường, Ấp 19/5, xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời, nhớ lại: “Những năm trước đây giá lúa hè thu cao nhất là 5.500 đồng/kg; riêng năm rồi chỉ 5.200 đồng/kg, thậm chí thương lái không mua do ẩm ướt. Vụ hè thu này, khi xuống giống được khoảng 2 tháng tuổi, thương lái đến tận nhà chào giá 6.200 đồng/kg, đặt cọc 3 triệu đồng/ha. Không chút do dự, tôi đã nhận tiền cọc. Tuy nhiên, điều mà tôi và nhiều nông dân ở đây không ai nghĩ đến là giá lúa thay đổi từng ngày, theo đà tăng liên tục. Hiện nay giá đang dao động ở mức từ 7.500-8.200 đồng/kg, tuỳ giống lúa”.

Vụ lúa hè thu năm nay, toàn tỉnh xuống giống 35.244 ha, bằng 99,92% so kế hoạch, bằng 100% so cùng kỳ. Hiện đã thu hoạch 9.986 ha, năng suất 5,12 tấn/ha (huyện Trần Văn Thời 4.018 ha, Thới Bình 300 ha, U Minh 295 ha và TP Cà Mau 1.838 ha). Giá lúa ST24, ST25 từ 8.000-8.200 đồng/kg; OM18, Ðài hơm 8 từ 7.200-7.500 đồng/kg; OM5451 từ 6.500-7.400 đồng/kg, so cùng kỳ giá cao hơn từ 900-2.300 đồng/kg, tuỳ loại giống.

Mặc dù tiếc nuối khi giá nhận cọc chênh lệch so với giá lúa hiện tại của thị trường, nhưng ông Tường vẫn rất phấn khởi khi lợi nhuận mỗi công lúa cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ. Ðiều đáng mừng hơn, giá lúa tăng cao, thương lái cũng nâng giá lên, thêm 1 ngàn đồng/kg, đặt cọc từ 6.200 đồng lên thành 7.200 đồng/kg.

Ông Nguyễn Thanh Tuấn, ấp Lung Bạ, xã Khánh Bình Ðông, huyện Trần Văn Thời, cho biết: "Những năm trước giá lúa bấp bênh, thậm chí đến mùa thu hoạch bà con không bán được, lại thêm năm nay mưa, dông nhiều, ngập úng thường xuyên xảy ra nên ai cũng mang tâm lý lo sợ. Cho nên, khi thương lái đến đặt cọc không ít người đã nhận cọc bán lúa. Ðến ngày thu hoạch, giá lúa tăng cao kỷ lục nên ai cũng tiếc hùi hụi. Mặc dù giá chênh lệch ngày càng nhiều, nhưng mình đã nhận cọc rồi thì phải giữ chữ tín, để còn làm ăn lâu dài".

Cùng cảnh ngộ, ông Hồ Văn Bé, người cùng địa phương, cho biết: “Vụ hè thu này tôi sạ 1,3 ha, giống OM18, nhận tiền cọc giá 6.700 đồng/kg. Tính ra mỗi ký lúa mất gần 500 đồng, làm sao không tiếc cho được. Nhưng biết sao giờ, đã nhận tiền cọc của người ta rồi, bấm bụng chịu thôi”.

Ai là người hưởng lợi?

Do thiếu liên kết, sản xuất nông hộ nhỏ lẻ, nên hầu hết nông dân bán lúa qua trung gian, “cò lúa”. Sau đó, “cò lúa” tiếp tục bán lại cho các thương lái ngoài tỉnh, chứ ít ai bán lúa trực tiếp cho doanh nghiệp lớn. Thực tế, giá lúa lên trên 8.200 đồng/kg, nhưng rất ít hộ nông dân bán được mức giá này, mà hầu hết phải bán qua trung gian, với giá thấp hơn từ 200-400 đồng/kg so với giá thị trường cùng thời điểm thu hoạch.

Chịu thiệt nhất là những nông dân nhận tiền cọc bán cho “cò lúa” ở thời điểm mới gieo sạ, vì giá thu mua thấp. Những nông dân nhận cọc của “cò lúa” gần ngày thu hoạch thì giảm thiệt hại hơn. Theo lão nông Ngô Văn Việt, Ấp 19/5, xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời: “Rút kinh nghiệm từ các vụ trước, vụ này tôi không nhận tiền cọc trước, để đến khi lúa gần chín mới lấy tiền cọc nên không mất giá. Mặc dù có nhiều "cò lúa" đến đòi đặt cọc nhưng tôi không nhận".

Ông Nguyễn Trần Thức, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Cà Mau, cho biết: "Trước đây ngành nông nghiệp đã có quy hoạch đất sản xuất lúa cụ thể. Hằng năm đều có thông báo hướng dẫn lịch thời vụ và cơ cấu giống cho từng địa phương, có tính đến yếu tố cung - cầu, thị trường tiêu thụ sản phẩm. Nhưng việc kiểm soát thực hiện quy hoạch rất khó, do có quá nhiều hộ nông dân tham gia sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, manh mún, khiến việc điều tiết giữa nhu cầu thị trường với kế hoạch sản xuất là điều không hề đơn giản"./.

 

Trung Ðỉnh

Bài cuối: Ðiều tiết trơn tru chuỗi liên kết

 

Lợi nhuận cho nông dân trăm bề khó khăn - Bài cuối: Giải quyết vấn đề cấp bách

Làm gì để nông dân hưởng lợi là câu hỏi có lẽ phải cần rất nhiều thời gian, công sức và cả nguồn lực để có được câu trả lời. Bên cạnh những tính toán vĩ mô, tầm nhìn dài hạn, trước mắt cần nhất các giải pháp cấp bách để giảm chi phí, giúp người dân duy trì và tái sản xuất, quan trọng nhất là mang lại lợi nhuận trực tiếp cho nông dân.

Lợi nhuận cho nông dân trăm bề khó khăn - Bài 3: Nông dân ở thế yếu

Vụ mùa lúa - tôm năm 2022 tại huyện Thới Bình là câu chuyện vẫn còn mang tính thời sự về sự rủi ro của nông sản Cà Mau. Lúa trúng, nhưng vì điều kiện chủ quan lẫn khách quan, nông dân không bán được lúa, hoặc bán với giá thấp. Phía đối tác ký hợp đồng bao tiêu nói rằng lúa không đảm bảo chất lượng; còn nông dân, người trực tiếp làm ra hạt lúa, thì ngậm ngùi vì không có lợi nhuận, thậm chí lỗ chi phí sản xuất. Phải chăng, trong chuỗi liên kết giá trị nông sản, nông dân vẫn là người chịu thiệt hại cuối cùng khi có bất trắc xảy ra?

Lợi nhuận cho nông dân trăm bề khó khăn - Bài 2: Kinh tế tập thể chưa phát huy hiệu quả

Thành phần kinh tế tập thể (KTTT), tổ hợp tác, hợp tác xã (HTX), liên hiệp HTX, được coi là đầu tàu dẫn dắt nông dân tham gia vào chuỗi giá trị liên kết, “sân chơi lớn” thị trường. Những kết quả đạt được của lĩnh vực KTTT Cà Mau là tích cực, song thực tế, nông dân khi tham gia vào KTTT vẫn phải đối diện với nhiều thách thức, khó khăn, dẫn đến lợi nhuận không ổn định, thiếu bền vững.

Lợi nhuận cho nông dân trăm bề khó khăn

Kinh tế ngư - nông - lâm nghiệp là trụ cột quan trọng của kinh tế tỉnh Cà Mau, khi chiếm khoảng 35% tổng sản phẩm GRDP toàn tỉnh. Lợi thế, tiềm năng của lĩnh vực nông nghiệp ở Cà Mau là nổi trội, trong đó có những ngành hàng chủ lực chiến lược như tôm, lúa, cua... Dù đã đạt nhiều kết quả toàn diện, quan trọng, song thực tế, vấn đề căn cơ nhất là cải thiện lợi nhuận cho nông dân, chủ thể sản xuất vẫn còn nhiều bất cập. Nông dân vẫn đứng ngoài hoặc ở “tầng dưới” trong chuỗi giá trị kinh tế nông nghiệp, thụ động, dễ bị tổn thương và chịu nhiều rủi ro.

Ðể du lịch nông nghiệp Cà Mau bứt phá - Bài cuối: Liên kết chặt - Lấy người dân làm trung tâm

Cà Mau là một trong những khu vực sản xuất nông nghiệp quan trọng của ÐBSCL. Do đó, hoàn toàn có cơ sở cho việc nhìn nhận tiềm năng to lớn trong phát triển du lịch nông nghiệp.

Ðể du lịch nông nghiệp Cà Mau bứt phá - Bài 3: Cần quy hoạch và đầu tư phù hợp

Ðể phát triển du lịch nông nghiệp đòi hỏi địa phương cần có những quy hoạch cụ thể trên cơ sở lợi thế sẵn có. Ðây cũng là nền tảng để mỗi địa phương có những định hướng phát triển dài hơi cũng như thu hút, mời gọi đầu tư, tập trung nguồn lực để khắc phục hạn chế đã được nhìn nhận.

Ðể du lịch nông nghiệp Cà Mau bứt phá - Bài 2: Tạo sự khác biệt

Cà Mau với nhiều lợi thế về tự nhiên, văn hoá đặc sắc cùng với đời sống thuần nông đã góp phần hình thành nên những sản phẩm du lịch nông nghiệp đặc thù.

Ðể du lịch nông nghiệp Cà Mau bứt phá

Du lịch nông nghiệp là loại hình du lịch tạo ra sản phẩm phục vụ du khách chủ yếu dựa trên nền tảng của hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tại Cà Mau, với lợi thế rừng vàng, biển bạc, cùng với đó là những vùng đất thuần nông đã tạo ra sự đa dạng, nhiều cơ hội để loại hình du lịch này phát triển. Trên thực tế, dù đã có những tính toán từ nhiều năm qua, nhưng du lịch nông nghiệp vẫn đang ở giai đoạn "sơ khai". Ðể du lịch nông nghiệp Cà Mau bứt phá, cần hoạch định lộ trình và giải pháp phù hợp.

Hình thành văn hoá hoá đơn - Bài cuối: Cần chế tài đủ mạnh

Trước thực trạng trục lợi từ hoá đơn (HÐ), Cục Thuế tỉnh Cà Mau đã tổ chức thực hiện kiểm tra định kỳ, tần suất lớn để nhận diện dấu hiệu vi phạm, kịp thời phát hiện, kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn các hành vi mua bán, sử dụng HÐ, chứng từ không hợp pháp, gian lận, trốn thuế.

Hình thành văn hoá hoá đơn - Bài 2: Chưa rõ quyền lợi khi lấy hoá đơn

Hiện nay, tình trạng người mua hàng không có thói quen lấy hoá đơn (HÐ) và người bán không xuất HÐ rất phổ biến. Có nhiều cơ sở kinh doanh lợi dụng thói quen này để mua bán khống HÐ, hợp thức hoá chi tiêu ngân sách Nhà nước. Mặc dù ngành thuế đã tích cực tuyên truyền và có chế tài xử lý để chống thất thu, đảm bảo sự công bằng trong kinh doanh, nhưng dường như tình trạng mua hàng không lấy HÐ vẫn chưa giảm...