ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 2-11-24 01:28:22
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Giảm dần khoảng cách giới

Báo Cà Mau (CMO) Với mục tiêu giảm khoảng cách giới, những năm qua, tỉnh Cà Mau tập trung hỗ trợ, ưu đãi chính sách, trao cơ hội để phụ nữ được đào tạo, giao lưu, học hỏi. Ðược khuyến khích thể hiện năng lực trong sản xuất kinh doanh, mở rộng ngành nghề, vai trò, vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội ngày càng được khẳng định.

Trao cơ hội làm chủ

Việc hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giải quyết việc làm được triển khai dưới nhiều hình thức. Các sở, ngành tổ chức nhiều lớp tập huấn về chính sách, pháp luật lao động cho doanh nghiệp có đông lao động nữ; tập huấn chuyển giao kỹ thuật; tổ chức cuộc thi phụ nữ với ý tưởng khởi nghiệp... Từ đó, giúp phụ nữ tự tin vươn lên làm chủ doanh nghiệp, thành lập các mô hình liên kết sản xuất, góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Hiện nay toàn tỉnh có 16 hợp tác xã (HTX) và 136 tổ hợp tác do phụ nữ làm chủ, đang hoạt động hiệu quả và mang lại kinh tế ổn định cho 1.720 phụ nữ ở nông thôn có hoàn cảnh khó khăn (lương bình quân từ 3-7 triệu đồng/người/tháng).

Lớp dạy nghề đan lục bình cho phụ nữ xã Trí Lực, huyện Thới Bình, do UBND xã phối hợp Công ty TNHH MTV Thủ công mỹ nghệ Ngọc Hương (tỉnh Vĩnh Long) tổ chức (từ ngày 29/7-29/10/2023).

Ðiển hình, HTX Nuôi trồng thuỷ sản Thanh Tâm, xã Tân Hưng, huyện Cái Nước, hoạt động khoảng 10 năm nay với sản phẩm chả cá phi, đã đạt chuẩn OCOP 3 sao. Hàng ngày HTX xuất bán từ 100-200 kg chả cá phi đến thị trường trong và ngoài tỉnh. HTX chuẩn bị đầu tư thêm máy nhồi, máy sàng, máy vò viên... để mở rộng quy mô sản xuất và nâng hạng sao cho sản phẩm OCOP.

Chị Ðặng Thị Thanh, Giám đốc HTX, chia sẻ, ban đầu gia đình chị giăng lưới cá phi ngoài vuông, làm chả bán nhỏ lẻ ở xóm. Khi đơn hàng ngày càng nhiều, chị Thanh vận động chị em đến làm cùng mình để có thêm thu nhập, không còn phụ thuộc kinh tế từ chồng. Theo đó, HTX đã giải quyết việc làm thường xuyên cho 12 lao động nữ, mọi người có thể vừa đi làm vừa chăm sóc gia đình, con cái.

 HTX Thanh Tâm giải quyết việc làm thường xuyên cho 12 lao động nữ, họ vừa đi làm vừa có thể chăm sóc gia đình, con cái.

Ðặc biệt, để phát huy nội lực của phụ nữ trong sáng tạo khởi nghiệp, thúc đẩy hiện thực hoá các ý tưởng kinh doanh, tỉnh Cà Mau đã thực hiện Ðề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2018-2025”, từng bước làm thay đổi nhận thức, hành vi của cán bộ, hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ, cộng đồng xã hội về phụ nữ tham gia khởi nghiệp. Hội thi “Ý tưởng, dự án khởi nghiệp sáng tạo” hàng năm của tỉnh, khu vực ÐBSCL và toàn quốc, đã có 199 tổ chức, cá nhân tham gia. Bên cạnh đó, chị em được tập huấn đào tạo phát triển năng lực khởi nghiệp, kinh doanh; tập huấn kỹ năng kinh doanh thương mại điện tử, bán hàng đa kênh, kỹ năng Marketing. Thực hiện đề án này, phụ nữ trong tỉnh đã được hỗ trợ vay vốn trên 1,12 tỷ đồng, giúp 355 chị khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh và phát triển làng nghề truyền thống.

Ðược tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, chị Nguyễn Thị Năng, ở Phường 1, TP Cà Mau, mạnh dạn đầu tư máy may, máy vắt sổ... thành lập tổ may gia công. Gia đình chị Năng có thu nhập từ 10-15 triệu đồng/tháng, tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 10 chị em tại địa phương với mức thu nhập trung bình mỗi người từ 3-4 triệu đồng/tháng. Chị Năng cho biết: “Trước đây tôi nhận may gia công nhưng số lượng không nhiều. Thấy nhiều chị không có việc làm thường xuyên, kinh tế gia đình khó khăn, nên tôi nảy sinh ý tưởng thành lập tổ may gia công và vận động chị em cùng tham gia. Sắp tới, tôi sẽ tìm thêm đơn hàng để tạo việc làm ổn định, lâu dài cho các chị”.

Bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng

Những năm qua Cà Mau triển khai nhiều hoạt động về bình đẳng giới, nhất là thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 1 (2021-2025). Trên cơ sở đó, các địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tổ chức khảo sát, thu thập thông tin, nắm nhu cầu của phụ nữ DTTS; phối hợp mở nhiều cuộc đối thoại chính sách nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong công tác bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em. Ðồng thời, đề xuất đầu tư nguồn vốn hỗ trợ các dự án sản xuất, kinh doanh, mô hình sinh kế, đất ở, đất sản xuất cho nữ DTTS trên địa bàn.

Phụ nữ ngày càng tự tin, khẳng định bản thân. (Trong ảnh: Nữ công nhân Công ty Cổ phần XNK Thuỷ sản Năm Căn (Seanamico) phát biểu tại buổi tiếp xúc với đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau, tháng 5/2023).

Bà Trần Thị Kiều Yến, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Phó trưởng ban Vì sự tiến bộ phụ nữ tỉnh, cho biết: “5 năm qua, từ nguồn vốn tín dụng, tiết kiệm trong các cấp hội, đã hỗ trợ, giúp đỡ trên 10 ngàn chị thực hiện mô hình sản xuất, khởi nghiệp, phát triển kinh tế gia đình. Bên cạnh đó, hội đã phối hợp thành lập 1 nhà tạm lánh và duy trì 826 mô hình, loại hình, như hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình hạnh phúc, phòng chống bạo lực gia đình, không vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội... Duy trì 725 địa chỉ tin cậy tại cộng đồng, nhằm tư vấn, hỗ trợ, tuyên truyền về phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, kịp thời lên tiếng bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ, trẻ em”. 

Tỉnh Cà Mau xác định, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, trong đó có lao động nữ, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược giảm nghèo. Giai đoạn 2022-2025, dự kiến đào tạo nghề cho hơn 23 ngàn lao động nông thôn, ưu tiên lao động tham gia các vùng nguyên liệu, lao động trong vùng đồng bào DTTS, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo. Theo đó, trong 7 tháng đầu năm 2023, tỉnh đã giải quyết việc làm cho hơn 28 ngàn người (gần 10 ngàn lao động nữ), đạt 71% kế hoạch.

Có thể nói, ngày nay, trong nhiều mái ấm gia đình, đàn ông không còn toàn quyền quyết định mọi việc, nhất là những việc liên quan đến phát triển kinh tế, nuôi dạy con cái. Trong xã hội, phụ nữ ngày càng có sự bình đẳng hơn để tham gia công tác tại nhiều ngành nghề, lĩnh vực, để vừa phát triển bản thân vừa đem lại nhiều giá trị cho cộng đồng. Bằng nhiều hoạt động thiết thực, công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã góp phần kéo giảm khoảng cách giới, để phụ nữ ngày càng nâng cao chất lượng cuộc sống./.

 

Mộng Thường

 

Những nữ đại biểu dân cử vì dân

Thực hiện chiến lược về bình đẳng giới và tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các cơ quan dân cử, những năm qua, tỉnh Cà Mau luôn tạo điều kiện thuận lợi để tăng tỷ lệ nữ và nâng cao chất lượng hoạt động của các nữ đại biểu HÐND các cấp, qua đó giúp phụ nữ khẳng định vai trò, trách nhiệm của mình trong xã hội.

Sưu tầm được nhiều tư liệu, hiện vật quý

Thực hiện Kế hoạch số 96/KH-BCÐ ngày 6/8/2024 của Ban Chỉ đạo các hoạt động Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc, Bảo tàng tỉnh đang chuẩn bị cho nhiệm vụ triển lãm hiện vật liên quan đến Hiệp định Giơnevơ, Sự kiện tập kết ra Bắc và thành tựu phát triển của tỉnh. Phóng viên Báo Cà Mau trao đổi với ông Lê Minh Sơn, Giám đốc Bảo tàng tỉnh, xung quanh công tác này.

“Hẹn ngày trở về” - Nguồn cảm hứng với văn nghệ sĩ

Sau hơn 2 tháng phát động Cuộc thi sáng tác ca khúc và bài ca vọng cổ Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024) với chủ đề “Hẹn ngày trở về”, do UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức, đã nhận được 85 tác phẩm (trong đó có 61 bài ca vọng cổ và 24 ca khúc).

Tạo cơ hội để cán bộ nữ phát triển, cống hiến

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến công tác phụ nữ: “Phụ nữ là một lực lượng lao động rất quan trọng. Các cấp lãnh đạo phải quan tâm hơn nữa về công tác phụ nữ và chú ý hơn nữa đào tạo cán bộ, phát triển đảng viên và đoàn viên phụ nữ”. Thực hiện lời dạy của Người, những năm qua, TP Cà Mau luôn quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ nữ đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển quê hương.

Xây dựng “thế trận lòng dân” trên không gian mạng

“Thế trận lòng dân” trên không gian mạng có vai trò quan trọng đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới. “Thế trận lòng dân” trên không gian mạng là cơ sở, tiền đề bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Ðảng, ngăn ngừa, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá.

Ðợi chờ

(Viết tặng chị Khương Kim Xuyến - Người phụ nữ miền Nam)

Những "ngôi nhà cách mạng"

Thời chiến tranh chống giặc ngoại xâm, Cà Mau là căn cứ địa đặc biệt quan trọng đối với phong trào cách mạng cả nước. Từ thành thị đến làng rừng có rất nhiều địa điểm ghi dấu ấn, nay là di tích lịch sử cách mạng.

Hành trình thu thập hiện vật - Những câu chuyện đẫm nước mắt

Để cầm trên tay những hiện vật, tư liệu của sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc là cả một hành trình dài với nhiều kỷ niệm xúc động của những cán bộ, nhân viên Bảo tàng tỉnh Cà Mau.

Cải tạo diện địa khu tập kết

Đối phương rút đi, gỡ máy đèn và phá ống nước, huỷ hoại nhiều công trình công cộng nhằm gây khó khăn cho ta. Ta giành lại máy điện, sửa chữa máy nước, sửa các công trình cộng đồng, bảo vệ cầu, sửa đường sá, dọn dẹp rác rưởi và cất thêm trường học.

Giữ giềng mối lòng dân

Trần Thới là xã cửa ngõ phía Nam của huyện Cái Nước, được ghép từ họ và tên của 2 Liệt sĩ Trần Văn Út và Dương Văn Thới gắn với chiến công oanh liệt trong trận chống càn thời kháng Pháp ở địa danh Cái Muối. Ông Lê Văn Vũ, Chủ tịch UBND xã Trần Thới, cho biết: “Năm 2020, xã Trần Thới về đích nông thôn mới, đó là sự vui mừng, tự hào và được kết tinh từ truyền thống cách mạng vẻ vang, sức mạnh đoàn kết, ý chí vươn lên, và quan trọng nhất chính là ý Ðảng - lòng Dân nơi đây luôn được giữ gìn, vun đắp, phát huy cao độ”.