ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 18-1-25 09:05:54
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Giao thoa tín ngưỡng dân gian

Báo Cà Mau Văn hoá dân gian, trong đó có tín ngưỡng dân gian từ bao đời nay như những mạch nguồn dồi dào trong dòng chảy không ngừng của văn hoá. Nó có sức sống và đầy hấp dẫn. Do tồn tại trong những điều kiện lịch sử cụ thể, từng thời điểm, từng địa phương cũng có những khác biệt khó lẫn lộn, cũng như từ sự phong phú đó đã dựng nên những màu sắc đặc thù gắn liền với vùng đất được khai phá và xây dựng.

Vùng đất Cà Mau có sự cộng cư của nhiều dân tộc, trong đó có 3 dân tộc chiếm số đông là Kinh - Khmer - Hoa, vì vậy tín ngưỡng dân gian của 3 dân tộc này cũng rõ nét, nổi trội. Có thể nhận diện một số hình thức tín ngưỡng chung của các dân tộc như: thờ cúng tổ tiên, các nghi lễ theo vòng đời, tín ngưỡng thờ nhiên thần và nhân thần... Về tín ngưỡng riêng của từng dân tộc, người Kinh có tín ngưỡng thờ Lạc Long Quân, Vua Hùng, Âu Cơ, thờ Bác Hồ, thờ Thành Hoàng Bổn Cảnh, thờ Bà Chúa Xứ, thờ Ngũ Hành, thờ Cá Ông, thờ Thần Hổ, thờ cúng gia tiên, thờ thông thiên...; người Khmer có tín ngưỡng thờ Neak Ta, thờ các vị Arak...; người Hoa có tín ngưỡng thờ Bà Thiên Hậu, Quan Thánh Ðế Quân, Ông Bổn, Thần Tài...

Ông Nguyễn Văn Quynh, hội viên Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam, chia sẻ: "Quay ngược về lịch sử hình thành, Cà Mau, vùng đất tuy được khai phá muộn hơn so với các địa phương khác trong cả nước, nhưng cũng đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử. Ðặc biệt, trong buổi đầu khai phá, định cư, xây làng, lập ấp, cộng đồng các dân tộc Kinh - Khmer - Hoa đã cùng chung sống, đoàn kết và tương trợ lẫn nhau, từ đó hình thành nên tính cách chung của người Cà Mau là hiếu khách, trượng nghĩa, dễ tiếp thu cái mới, trong đó có tiếp thu các tín ngưỡng dân gian".

Quá trình giao lưu văn hoá qua hàng trăm năm đã làm cho nhiều tín ngưỡng dân gian của dân tộc này lại có sự tham gia của dân tộc khác. Tín ngưỡng dân gian từ đó cũng được giao thoa, lan toả trong cộng đồng. Một số tín ngưỡng dân gian đã có sự tham gia của nhiều dân tộc, tiêu biểu như tại các lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, lễ hội Nghinh Ông Sông Ðốc, lễ hội Kỳ Yên, lễ vía Bà Thiên Hậu... đều có sự tham gia của đồng bào các dân tộc Kinh - Khmer - Hoa.

Lễ vía Bà Thiên Hậu là lễ lớn của cộng đồng người Hoa tại Cà Mau, được tổ chức vào ngày 23/3 âm lịch hằng năm. Thông qua lễ, người dân cầu mong cuộc sống yên lành, sung túc, gặp nhiều may mắn. Ảnh: QUỐC BÌNH

Lễ vía Bà Thiên Hậu là lễ lớn của cộng đồng người Hoa tại Cà Mau, được tổ chức vào ngày 23/3 âm lịch hằng năm. Thông qua lễ, người dân cầu mong cuộc sống yên lành, sung túc, gặp nhiều may mắn. Ảnh: QUỐC BÌNH

Nét đặc trưng của dân tộc Khmer qua kiến trúc các ngôi chùa, nơi đây cũng là điểm sinh hoạt văn hoá cộng đồng của đồng bào dân tộc Khmer tại địa phương. (Trong ảnh: Chùa Monivongsa Bopharam, Phường 1, TP Cà Mau).

Nét đặc trưng của dân tộc Khmer qua kiến trúc các ngôi chùa, nơi đây cũng là điểm sinh hoạt văn hoá cộng đồng của đồng bào dân tộc Khmer tại địa phương. (Trong ảnh: Chùa Monivongsa Bopharam, Phường 1, TP Cà Mau).

“Cũng do quá trình giao lưu, tiếp biến văn hoá nên chúng ta dễ dàng nhận thấy trong bất cứ miếu thờ cộng đồng nào cũng hiện diện nhiều vị thần của các dân tộc khác nhau. Ví dụ: Trong miếu thờ Bà Thiên Hậu cũng có phối thờ Thành Hoàng Bổn Cảnh, Phước Ðức Chánh Thần, Hoả Ðức Nương Nương... Trong các Ðình Thần cũng có phối thờ Thần Nông, Tiền Hiền, Hậu Hiền, Tiên Sư, Tổ Sư, Tả Ban, Hữu Ban, Thần Tài, Thổ Ðịa... Ðiều này tạo thành đặc điểm hỗn dung trong tín ngưỡng dân gian của người Cà Mau”, ông Quynh thông tin thêm.

Tục thờ “Ông Thiên” hiện tại vẫn được nhiều hộ gia đình duy trì.

Tục thờ “Ông Thiên” hiện tại vẫn được nhiều hộ gia đình duy trì.

Thờ cúng tổ tiên thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn - một tín ngưỡng dân gian rõ nét hiện nay.

Thờ cúng tổ tiên thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn - một tín ngưỡng dân gian rõ nét hiện nay.

Ông Trần Văn Huy, Phường 2, TP Cà Mau, cho biết: "Trong cộng đồng người Hoa, tín ngưỡng dân gian chiếm giữ một vị trí khá quan trọng trong đời sống tinh thần của họ. Ðối với các địa điểm tín ngưỡng cộng đồng như nơi thờ Bà Thiên Hậu, Quan Thánh Ðế Quân, Ông Bổn... đều có sự đóng góp xây dựng, tôn tạo từ cộng đồng người Hoa. Tại gia đình hầu như nhà nào của người Hoa đều có thờ bàn Ông Thiên và được thắp nhang hằng ngày. Tất cả đều mang một ý nghĩa là cầu mong cho cuộc sống được nhiều may mắn, sức khoẻ cho người thân trong gia đình".

Theo ông Nguyễn Văn Quynh: Xét ở góc độ địa văn hoá thì có thể thấy yếu tố sông nước có ảnh hưởng mạnh mẽ trong tín ngưỡng dân gian ở Cà Mau, bằng chứng là tín ngưỡng thờ thuỷ thần rất nổi trội. Trong 5 bà của Ngũ Hành thì bà Thuỷ Long Thần Nữ (Thuỷ Ðức Nương Nương) được thờ phổ biến ở Cà Mau; lễ hội vía Bà Thuỷ Long Thần Nữ cũng đã được Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia. Bên cạnh đó, các miếu thờ dân gian cũng được phân bố chủ yếu ở ven sông, khu vực ngã ba, ngã tư của các dòng sông.

Về nguồn gốc dân cư, cộng đồng các dân tộc thường mang theo hành trang là các tín ngưỡng từ quê hương xứ sở để đến thực hành tín ngưỡng trên vùng đất mới. Từ đó, các tín ngưỡng dân gian tiếp tục được lưu truyền và giao lưu, tiếp biến trở thành nét văn hoá riêng về tín ngưỡng dân gian.

Tín ngưỡng dân gian trải qua một giai đoạn dài hình thành và lưu giữ, trở thành nét văn hoá chiếm giữ vị trí quan trọng trong đời sống thường nhật của người dân. Thông qua những tín ngưỡng này hình thành một năng lượng sống tích cực trong cộng đồng dân cư, giúp mỗi cá nhân xích lại gần nhau. Chính vì thế, dù có những biến động nhất định, tín ngưỡng dân gian vẫn được duy trì và phát triển./.

 

Văn Ðum thực hiện

 

Cội nguồn xứ “Khánh” xưa...

Tìm hiểu về điều thú vị này, tôi gặp ông Ðỗ Văn Nghiệp (Sáu Sơn) - người đã dành hơn 20 năm qua để viết sách về lịch sử các vùng đất trên địa bàn tỉnh, hiện ông là Chủ nhiệm Câu lạc bộ Kể chuyện lịch sử thuộc Bảo tàng tỉnh, cũng như đang tham gia biên soạn Lịch sử Ðảng bộ huyện U Minh. Tôi được ông cung cấp nhiều tư liệu, thông tin vô cùng quý giá về vùng đất U Minh, Trần Văn Thời xưa.

Tranh bút sắt - Những gam màu mới lạ

Tranh bút sắt là thể loại nghệ thuật đặc biệt trong hội hoạ, đặc trưng bởi việc sử dụng bút sắt (trong khi đó thường là bút chì, bút mực hoặc các dụng cụ bút màu để tạo ra những đường nét sắc sảo và chi tiết). Những tác phẩm tranh bút sắt thường tập trung vào các yếu tố như trắng, đen và đệm màu, tạo ra chiều sâu và tính chân thực đặc biệt.

Thầy giáo Mỹ thuật mê... ảnh

NSNA Lê Hữu Dụng sinh năm 1971, quê tỉnh Thái Bình, hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thái Bình, Phó chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật Chi hội Nhiếp ảnh Thái Bình, Hội phó Chi hội NSNA Việt Nam tỉnh Thái Bình.

"Chào năm mới 2025"

Tối 31/12, trong không khí phấn khởi chào đón năm mới 2025, mang theo những hy vọng, niềm vui về những khởi đầu mới, Trung tâm Văn hóa tỉnh kết hợp Vincom Plaza Cà Mau tổ chức Chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc sắc "Chào năm mới 2025". Đây cũng là hoạt động hướng tới chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), mốc son lịch sử quan trọng của dân tộc.

NSNA Nguyễn Khắc Hào - Hái “quả ngọt” cùng nhiếp ảnh

Là nhà thơ, tuy đến với nhiếp ảnh khá muộn, tham gia sáng tác từ năm 2019 đến nay, nhưng Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Nguyễn Khắc Hào đã tạo được dấu ấn đẹp cùng nhiếp ảnh.

Soạn giả Nguyễn Ngọc Cung mong có một ngày…

Thuở thiếu thời, Nguyễn Ngọc Cung đam mê bộ môn đờn ca tài tử, cải lương và mong muốn bộ môn này ngày càng được phát triển rộng rãi phục vụ đông đảo người dân. Điều mong muốn đó đã trở thành hiện thực khi ông đến với văn hoá, văn nghệ cách mạng. Nhưng còn một mong muốn rằng, ngày nào đó bộ phim nhựa “Biển động” được trình chiếu cho Nhân dân Cà Mau xem, thì đã trải qua hơn 60 năm vẫn chưa thực hiện được.

Thú chơi kỳ công

Trong giới chơi sinh vật cảnh hệ ngập nước, thuỷ sinh nước mặn được xem là cấp độ cao mà người chơi nào cũng muốn chinh phục. Ðể có được một góc đại dương thu nhỏ trong không gian sống, ngoài chi phí đầu tư đắt đỏ ban đầu còn cần sự đam mê, tỉ mẩn, nghiêm túc tìm hiểu.

Cà Mau có Câu lạc bộ Đá cảnh nghệ thuật

Sáng 22/12, Câu lạc bộ (CLB) Đá cảnh nghệ thuật tỉnh Cà Mau (trực thuộc Hội Sinh vật cảnh tỉnh Cà Mau) tiến hành đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025-2029. Đây là CLB Đá cảnh đầu tiên ở tỉnh Cà Mau. Ông Tạ Hoàng Nguyên, Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Sinh vật cảnh Việt Nam, Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh tỉnh Cà Mau, dự và chỉ đạo đại hội.

Nhà vườn sáng tác của Hoạ sĩ Dư Minh Chiến

Với niềm đam mê nghệ thuật mạnh mẽ, Hoạ sĩ Dư Minh Chiến đã thực hiện được ước mơ bấy lâu, đó là tạo nên một nhà vườn sáng tác mini tại vùng quê thanh bình ấp Kinh Hội, xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời. Ðây không chỉ là nơi anh thoả sức sáng tác, mà còn là chốn để những người yêu mỹ thuật tìm về, cùng sáng tác, thư giãn, hoà mình vào không gian bình yên và giao lưu, gặp gỡ, học hỏi lẫn nhau.

Thêm sân chơi cho người yêu ảnh ở Thủ đô

Nhằm tạo thêm sân chơi, tập hợp những người yêu ảnh để cùng giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao kiến thức, kỹ năng chụp ảnh, Câu lạc bộ (CLB) Nhiếp ảnh Lavender vừa được thành lập. Ðây là CLB nhiếp ảnh thứ 23 của Hội Nhiếp ảnh Hà Nội.