ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 27-7-25 12:17:43
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Gìn giữ nét đẹp trang phục​ truyền thống Khmer

Báo Cà Mau

Cùng với các loại hình nghệ thuật và lễ hội, trang phục truyền thống đối với đồng bào Khmer là tinh hoa văn hóa, bởi nó không chỉ gắn liền với đời sống lao động sản xuất, sinh hoạt văn hóa mà còn là niềm tự hào của phum sóc. Ngày nay, sự hòa nhập của văn hóa hiện đại, nhất là trào lưu sính ngoại đang đặt ra nhiều khó khăn, thách thức trong việc giữ gìn, phát huy nét đẹp trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số, trong đó có đồng bào Khmer.

TRÀO LƯU SÍNH NGOẠI LÊN NGÔI

Gần đây, học sinh của một trường THPT ở tỉnh Đồng Nai đã gây “bão mạng” vì bộ ảnh kỷ yếu với trang phục nước ngoài. Ngoài môi trường học đường, tình trạng sính ngoại về trang phục đang trở thành trào lưu của người trẻ trong các chuyến du lịch, hoạt động vui chơi. Cách nay chưa lâu, những bức ảnh của nhóm du khách Việt mặc cổ phục các nước: Tây Tạng, Mông Cổ, Hàn Quốc… khi check-in tại các điểm du lịch trong nước cũng nhận nhiều ý kiến trái chiều. Việc này tưởng chừng không có gì to tát nhưng đang vô tình làm phai nhạt bản sắc văn hóa dân tộc Việt trong một bộ phận giới trẻ.

Đối với người Khmer, trang phục truyền thống thường được mặc trong các dịp quan trọng như: lễ hội, lễ cưới… Không chỉ là vấn đề mặc đẹp hay giữ ấm, trang phục Khmer còn là sự kết hợp hài hòa giữa tín ngưỡng và tôn giáo, dù trang phục đời thường hay lễ hội đều toát lên vẻ đẹp của sự kín đáo, trang trọng và lộng lẫy.

Dẫu vậy, việc diện trang phục truyền thống vào các dịp lễ hội đang ngày càng ít dần, thay vào đó là sự pha trộn của trang phục ngoại do sự “hòa tan” văn hóa của những thanh niên Khmer. Trong lễ hội dâng bông năm 2024 tại chùa Xiêm Cán (xã Vĩnh Trạch Đông, TP. Bạc Liêu), nhiều bạn trẻ trong trang phục của Dubai hay Trung Hoa đi dự lễ đã tạo nên hình ảnh phản cảm trong một lễ hội giàu bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer.

Bạn S.H.T (ấp Giồng Giữa A, xã Vĩnh Trạch Đông) bày tỏ: “Mặc trang phục ngoại quốc đang trở thành xu hướng của nhiều bạn trẻ Khmer trong cuộc sống đời thường, các lễ hội. Đây thật sự là mối nguy hại ngấm ngầm làm phai nhạt tình yêu, niềm tự hào văn hóa truyền thống, nhất là trong bối cảnh làn sóng văn hóa ngoại đang du nhập mạnh mẽ như hiện nay”.

Thiếu nữ Khmer mặc trang phục truyền thống biểu diễn văn nghệ. Ảnh: H.T

LAN TỎA GIÁ TRỊ TRANG PHỤC KHMER

Để bảo tồn, phát huy giá trị nét đẹp văn hóa từ trang phục truyền thống của đồng bào Khmer thì phải bắt đầu từ thế hệ kế thừa. Muốn các bạn hiểu được giá trị, yêu quý trang phục dân tộc mình thì trước hết cần làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục mà việc làm này cần sự chung tay của nhà trường, Đoàn Thanh niên địa bàn dân cư.

Đơn cử, nhiều năm qua, Trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh thường xuyên tổ chức các chương trình văn nghệ Khmer, chương trình tái hiện lễ hội, duy trì hoạt động đội nhạc ngũ âm trong học đường. Các hoạt động này yêu cầu học sinh phải mặc trang phục truyền thống khi tham gia nhằm tạo sân chơi bổ ích và nhắc nhở, giáo dục niềm tự hào về văn hóa truyền thống cho các bạn trẻ.

Gắn trang phục truyền thống với phát triển du lịch cũng là giải pháp hay để lan tỏa giá trị độc đáo của văn hóa Khmer đến với du khách. Tại một số điểm chùa Khmer tiêu biểu như: chùa Xiêm Cán, chùa Cù Lao, chùa Cái Giá chót… nên có dịch vụ cho thuê trang phục Khmer để du khách chụp ảnh. Bên cạnh đó, tổ chức hoạt động trình diễn may trang phục kết hợp với biểu diễn nghệ thuật nhằm tạo ra sản phẩm du lịch đặc thù hấp dẫn, giúp người dân nâng cao thu nhập và cho du khách có những trải nghiệm thú vị.

Trang phục Khmer với sự tinh xảo, lộng lẫy cùng những ý nghĩa về tín ngưỡng và tôn giáo chính là biểu tượng văn hóa, niềm tự hào của mỗi người dân phum sóc. Chính vì vậy, bảo tồn và phát huy giá trị trang phục Khmer cần hơn nữa các giải pháp thiết thực, phù hợp với thời đại và nhất là phải giáo dục cho thế hệ hôm nay việc ý thức được rằng, mặc trang phục truyền thống chính là khoác lên mình di sản văn hóa.

HỮU THỌ

Người “giữ hồn” nghệ thuật Nhạc trống lớn

Ông Hữu Văn Kel, Đội trưởng Đội Nhạc trống lớn ấp Cây Khô (xã Hồ Thị Kỷ) vinh dự là 1 trong 15 cá nhân của tỉnh Cà Mau vừa được đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực Di sản văn hoá phi vật thể lần thứ IV-2025, thuộc loại hình “Nghệ thuật trình diễn dân gian Nhạc trống lớn của người Khmer”. 

Quảng bá hình ảnh quê hương

Sinh ra và lớn lên ở TP Hải Dương, năm 1996, anh Nguyễn Hiệp (Nguyễn Văn Hiệp, sinh năm 1979, hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Lâm Ðồng) vào Nam lập nghiệp. Ngoài công việc chính là kinh doanh hàng ăn tại Phường 1 - Bảo Lộc, tỉnh Lâm Ðồng, những lúc rảnh rỗi anh tìm đến nhiếp ảnh như cách để xả stress.

Thắp sáng ước mơ cho tài năng trẻ Cà Mau

Ca sĩ Hồ Tuấn Phúc mong mỏi lớp thanh nhạc của mình tại quê nhà Cà Mau sẽ mở ra thêm cơ hội cho các bạn trẻ có đam mê ca hát tiếp cận với nền âm nhạc chuyên nghiệp một cách dễ dàng hơn.

Phát huy hiệu quả thiết chế văn hoá sau sáp nhập xã

Sau sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, nhiều trụ sở, trong đó có Trung tâm Văn hoá - Thể thao, trở nên dôi dư. Song, các địa phương đã linh hoạt tận dụng, phát huy hiệu quả các thiết chế này nhằm tránh lãng phí tài sản công và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá của người dân.

Lan toả đam mê

Chị Ðặng Thị Thanh Mai không nhớ rõ mình bén duyên với nhiếp ảnh từ khi nào. Chỉ nhớ cách đây hơn 10 năm, lúc chưa nghỉ hưu, nhưng vì mê dịch chuyển đó đây, nên tranh thủ ngày cuối tuần, ngày phép... cứ có dịp là chị lại thu xếp thực hiện nhiều chuyến đi.

Gìn giữ con chữ, vun bồi bản sắc

Cộng đồng người Hoa tại Cà Mau, luôn quan tâm giữ gìn, lưu truyền chữ viết của dân tộc và duy trì thường xuyên các lớp giảng dạy, với sự hỗ trợ của các ban, ngành, đoàn thể tỉnh. Những lớp học ấy không chỉ là nơi truyền dạy ngôn ngữ, mà còn là cầu nối thế hệ, vun bồi bản sắc, văn hóa của một cộng đồng giàu truyền thống.

Khi sắc màu dẫn lối

Tay máy nữ Nguyễn Bích Thu hiện sinh sống và làm việc tại TP Hồ Chí Minh. Ðam mê nhiếp ảnh từ năm 2020, tuy không sinh hoạt chính quy ở tổ chức nào, nhưng tình yêu dành cho nhiếp ảnh trong chị luôn được nuôi dưỡng, vun đắp, duy trì qua rất nhiều những chuyến đi kết hợp giữa sáng tác nhiếp ảnh và du lịch trải nghiệm. Ngoài chủ đề yêu thích nhất là ảnh phong cảnh, chị cũng thích chụp ảnh chân dung, đời thường và nhiều chủ đề khác theo phong trào của anh em nhiếp ảnh tại TP Hồ Chí Minh.

Bác Ba Phi kể chuyện miệt rừng giờ đã thành miệt ước mơ

“Mấy chú ơi, đừng tưởng tui già rồi không biết thời cuộc nhen. Ừ thì tóc rụng, răng rụng, chớ tai mắt còn thính lắm. Tui nghe người ta nói Cà Mau giờ không còn là cái chấm cuối bản đồ nữa đâu nghen. Mà là chấm khởi đầu cho giấc mơ mới đó. Tui nghe mấy ổng gọi là... Cà Mau mới! Mới là phải rồi, vì mình đâu có như hồi xưa nữa!”.

Cà Mau: Đoàn kết phát triển - vững bước tương lai

Chương trình nghệ thuật và bắn pháo hoa chào mừng sự kiện hợp nhất tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau với chủ đề: “Cà Mau: Đoàn kết phát triển - Vững bước tương lai” được truyền hình trực tiếp trên sóng Báo và Đài Phát thanh, truyền hình Cà Mau (CTV), Báo và Đài Phát thanh – Truyền hình Bạc Liêu (BTV) và trên các nền tảng công nghệ số.

Tổng duyệt chương trình nghệ thuật chào mừng sự kiện hợp nhất hai tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu

Tối 29/6, tại Quảng trường đường Trần Hưng Đạo (Phường 5, TP Cà Mau), Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau tổ chức tổng duyệt chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng sự kiện hợp nhất tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu.