ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 20-9-24 23:46:03
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Giỗ Tổ ở Cà Mau

Báo Cà Mau (CMO)Tín ngưỡng thờ vua Hùng Vương tại Cà Mau đã trở thành một nét đẹp văn hoá đặc sắc. Nếu chỉ tính ở 13 tỉnh, thành khu vực ĐBSCL là tỉnh duy nhất có đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương. Di tích Đền thờ Vua Hùng tại ấp Giao Khẩu, xã Tân Phú, huyện Thới Bình cũng đã được công nhận là di tích văn hoá - lịch sử cấp tỉnh ngày 5/4/2011.

Theo lệ hằng năm, ngày mùng 9 và 10/3 âm lịch sẽ diễn ra các hoạt động lễ, hội, người dân khắp nơi tề tựu về đền thờ để cầu quốc thái dân an, tỏ lòng thành kính với những bậc tiền nhân có công lao mở cõi.

Cùng với thời gian, tín ngưỡng thờ Vua Hùng tại Cà Mau đã có sức lan toả rộng lớn, quy mô ngày giỗ Tổ hằng năm vì thế cũng được mở rộng và lượng khách khắp nơi về ngày càng đông đúc. Theo các vị cao niên trong Ban Quản lý di tích Đền thờ Vua Hùng tại ấp Giao Khẩu, những năm gần đây, lượng khách về lên đến hàng ngàn người, cả trong và ngoài tỉnh, có cả những khách hành hương là Việt kiều về cúng bái. Mặc dù đã rất cố gắng, song công tác tổ chức tại đền vẫn chưa được chu đáo vì cơ sở vật chất chưa đảm bảo.

Người dân khắp nơi tề tựu, thành kính dâng hương Quốc Tổ. Ảnh: Phùng Ngọc Trầm

Thêm vào đó, các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao ở phần hội do UBND huyện Thới Bình chủ trì, tuỳ theo điều kiện, kinh phí thực tế hằng năm cho nên chỉ có tính chất “nội bộ”, chưa tạo được sự cộng hưởng, khuyến khích sự tham gia của khách hành hương. Các thông tin, tư liệu về quá trình hình thành của Đền thờ Vua Hùng được “cất giữ khá cẩn thận” bởi các thành viên của Ban Quản lý di tích mà chưa có cách thức tuyên truyền, phổ biến hiệu quả. Kinh phí và các hoạt động liên quan đến lễ hội giỗ Tổ phần lớn vẫn phụ thuộc vào công tác xã hội hoá (đóng góp theo kiểu “cây nhà lá vườn”), chưa có được sự chủ động cần thiết.

Đối với du khách thập phương về dự lễ hội, nhiều ý kiến cho rằng lễ hội giỗ Tổ cần kết hợp với nhiều loại hình sinh hoạt, giải trí văn hoá có tính chất kết nối, đặc trưng, điển hình với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của cả nước, nhất là ở Phú Thọ. Điều này rất cần sự quan tâm của ngành chủ quản, nhất là những cán bộ có kinh nghiệm, chuyên môn về lĩnh vực này. Mong muốn của người Cà Mau, của khách hành hương là có được một ngày giỗ Tổ vừa đặc sắc, mang đậm dấu ấn của phương Nam, song cũng có những “hằng số văn hoá” mang tính đại diện của cả một dân tộc, đất nước.

Ở một khía cạnh nào đó, lễ hội giỗ Tổ Hùng Vương tại Cà Mau cần mạnh dạn kêu gọi xã hội hoá. Xã hội hoá không chỉ để tổ chức một vài ngày lễ hội, vui chơi. Xã hội hoá phải gắn với quá trình xây dựng, hoàn thiện không gian cơ sở vật chất và tâm linh của đền Hùng. Kết nối di tích đền Hùng với việc phát triển văn hoá - du lịch - kinh tế của địa phương. Tạo dựng được một dấu ấn sâu đậm, một địa chỉ có sức hút thực sự để du khách khi về Cà Mau có thể tìm đến.

Quốc Rin

Giải quyết nhanh thủ tục cho người dân

Nỗ lực cải cách hành chính (CCHC), hướng đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, chính quyền xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời tạo được niềm tin trong Nhân dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước.

Rạch Gốc quyết tâm xây dựng nền hành chính văn minh

Thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số, thị trấn Rạch Gốc đang dồn lực, quyết tâm cao để xây dựng nền hành chính “văn minh”, “hiện đại”, phục vụ tốt nhất cho người dân.

Hoà Mỹ - Hướng dẫn nhiệt tình, giải quyết nhanh gọn

Thời gian qua, UBND xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước nỗ lực thực hiện cải cách hành chính (CCHC), tạo chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Giải quyết toàn trình khi đăng ký, cấp biển số xe lần đầu

Thời gian qua, ngành thuế tích cực đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người nộp thuế (NNT). Trong đó, giải quyết thủ tục khai, nộp lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy đem lại hiệu ứng tích cực.

“Thị sát” bộ phận một cửa

Ðóng vai một người dân đến thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) tại bộ phận một cửa ở một số xã trên địa bàn tỉnh, thành viên Ðoàn Kiểm tra cải cách hành chính (CCHC) tỉnh đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong thái độ tiếp công dân của công chức. Cũng từ những chuyến “thị sát” thực tế này đã ghi nhận nhiều hạn chế nhất định.

Cải cách mạnh mẽ nền hành chính ở cơ sở

Là nơi trực tiếp làm việc với công dân, chính quyền cơ sở (xã, phường, thị trấn) trên địa bàn tỉnh không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc xây dựng chính quyền gần dân, vì dân được thể hiện rõ nét trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC), xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, trình độ, gần dân và sát dân.

Ðem lợi ích đến người dân

Thời gian qua, để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, huyện Ðầm Dơi không chỉ rà soát, cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) mà còn triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá phương thức chỉ đạo, điều hành và tiếp nhận, giải quyết TTHC, tăng tỷ lệ hồ sơ trực tuyến.

Nỗ lực dỡ rào cản “Chi phí không chính thức”

Ðược đánh giá là chỉ số nhạy cảm nhất trong 10 chỉ số thành phần cấu thành Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số “Chi phí không chính thức” của tỉnh Cà Mau trong năm qua mặc dù ghi nhận có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vấn đề cải thiện đối với chỉ số này vẫn còn chậm so với mục tiêu đề ra.

Rõ người, rõ việc, rõ thời gian

“Việc cải cách hành chính (CCHC) cần rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm... để dễ kiểm tra, dễ đánh giá, dễ thúc đẩy, khơi thông nguồn lực đất nước”, đây là yêu cầu được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhắc lại nhiều lần trong các cuộc họp liên quan đến công tác CCHC với các địa phương.

Gỡ “điểm nghẽn” trong đào tạo lao động

Ðứng vị trí 52/63 tỉnh, thành cả nước, Chỉ số thành phần Ðào tạo lao động trong Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Cà Mau được đánh giá còn nhiều hạn chế, tiêu cực. Trong đó, nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ về công tác đào tạo lao động, tuyển dụng lao động, chất lượng lao động qua đào tạo, hướng đến cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp (DN).