ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 8-9-24 06:34:28
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Giúp doanh nghiệp làm chủ cách quản lý mới

Báo Cà Mau Thời gian qua, Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (thuộc Sở Khoa học và Công nghệ) phối hợp với đơn vị chứng nhận đánh giá, chứng nhận HACCP, ISO 22000:2018 cho các doanh nghiệp (DN); hỗ trợ các DN tư vấn và lập hồ sơ xây dựng tiêu chuẩn cơ sở, thuộc dự án “Hỗ trợ DN, tổ chức xây dựng áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, công cụ cải tiến năng suất, chất lượng tiên tiến trên địa bàn tỉnh” (dự án).

Theo Quyết định số 148/QÐ-TTg, ngày 24/2/2023, của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm", sản phẩm OCOP nâng hạng 4 sao phải xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến phù hợp với quá trình sản xuất sản phẩm. Ðây là điều kiện cần khi tiến hành đánh giá hồ sơ nâng hạng của các chủ thể.

Ðến nay, Sở Khoa học và Công nghệ đã hỗ trợ 19 chủ thể với 30 sản phẩm OCOP xây dựng, áp dụng và chứng nhận các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến như: HACCP (hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn), ISO 22000:2018 (hệ thống quản lý an toàn thực phẩm), VietGAP (quy định về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho các sản phẩm nông nghiệp ở Việt Nam). Việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến vào quá trình sản xuất, giúp các chủ thể nâng cao được trình độ quản trị, hiệu quả hoạt động, bao gồm cả việc kiểm soát chi phí, giảm thiểu lãng phí trong quá trình sản xuất, tiết kiệm về nhân lực, thời gian, nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng; kiểm soát chất lượng sản phẩm từ khâu nguyên vật liệu đầu vào, quá trình sản xuất, đến khi sản phẩm được chuyển đến tay người tiêu dùng.

Hợp tác xã (HTX) sản xuất kinh doanh Tân Phát Lợi, xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, là một trong số DN có sản phẩm được cấp chứng nhận ISO 22000:2018. Ðược thành lập từ năm 2012, đến nay, HTX có 11 sản phẩm OCOP, trong đó có 1 sản phẩm đạt chuẩn 4 sao. Năm 2023, HTX được chứng nhận đạt chuẩn ISO 22000:2018 cho 6 sản phẩm gồm: bánh phồng tôm sú, bánh phồng cua, bánh phồng nghêu, bánh phồng hàu, tôm khô tách vỏ, tôm khô nguyên vỏ. Dự kiến từ nay đến cuối năm, HTX sẽ nâng cao chất lượng cho 5 sản phẩm còn lại để đạt chuẩn ISO 22000:2018.

HTX sản xuất kinh doanh Tân Phát Lợi là một trong số doanh nghiệp có sản phẩm được cấp chứng nhận ISO 22000:2018. HTX có 11 sản phẩm OCOP, trong đó có 1 sản phẩm đạt chuẩn 4 sao. Năm 2023, HTX được chứng đạt chuẩn ISO 22000:2018 thuộc hệ thống Quản lý An toàn thực phẩm trong lĩnh vực sản xuất cho 6 sản phẩm.

Ông Bùi Văn Chương, Giám đốc HTX, chia sẻ: “HTX luôn nêu cao tiêu chí an toàn vệ sinh thực phẩm trong tất cả các loại sản phẩm, không chỉ đáp ứng yêu cầu cho người tiêu dùng tại địa phương mà còn cho  khách hàng trong và ngoài nước. Qua các công đoạn từ nhập nguyên liệu, chế biến, thành phẩm đến bảo quản, phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình tuyệt đối, đảm bảo sản phẩm an toàn, vệ sinh đến tay người tiêu dùng; không chỉ tạo niềm tin mà còn góp phần bảo vệ sức khoẻ, tính mạng của người tiêu dùng”.

Trà gừng túi lọc là sản phẩm mới được công nhận ISO 22000:2018 của Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ trà Thu Hà. Với phương châm “chất lượng tạo nên thương hiệu”, hiện công ty có 3 sản phẩm đạt OCOP 3 sao. Hiện công ty được Trung tâm Khuyến công hỗ trợ máy móc, mẫu mã bao bì để nâng hạng sản phẩm trà gừng túi lọc lên 4 sao trong thời gian tới. Ðây là sản phẩm đầu tiên kết hợp giữa trà Thái Nguyên và gừng Cà Mau đạt chuẩn OCOP và được công nhận ISO 22000:2018.

Sản phẩm trà gừng túi lọc của Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ trà Thu Hà được chứng nhận ISO 22000:2018 năm 2023.

Chị Nguyễn Thị Thu Hà, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ trà Thu Hà, chia sẻ: “Ðể chuẩn bị cho sản phẩm nâng hạng lên 4 sao, việc đầu tiên tôi chuẩn bị là chất lượng của sản phẩm. Chất lượng chuẩn thì khi ra thị trường mới được người tiêu dùng đón nhận. Cùng với chất lượng thì mẫu mã, bao bì cũng là sức hút đối với người tiêu dùng. Việc công nhận ISO 22000:2018 đã minh chứng cho chất lượng sản phẩm trà gừng túi lọc. Từ thành công của sản phẩm này, Công ty đang từng bước nghiên cứu kết hợp trà với bí đao, gạo lức, những sản phẩm đặc trưng của Cà Mau để đưa vào OCOP”.

Trong ngành công nghiệp thực phẩm, việc có được chứng nhận ISO 22000:2018 không chỉ đảm bảo an toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm mà còn mang lại nhiều lợi ích khác cho DN. Từ việc tăng cơ hội xuất khẩu, xây dựng lòng tin từ khách hàng, đến việc cải thiện quy trình quản lý và giảm thiểu rủi ro, chứng nhận này đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp thực phẩm.

Tuy nhiên, để có được những sản phẩm đạt chất lượng OCOP và được chứng nhận ISO 22000:2018 thì các công ty, DN cần sự hỗ trợ của chính quyền địa phương cũng như ngành chức năng. Chị Hà chia sẻ: “Ðể tạo ra sản phẩm và đưa vào OCOP thì còn rất nhiều khó khăn vì hiện chưa có vùng nguyên liệu cung ứng. Nếu đăng ký sản phẩm mà không có vùng trồng nguyên liệu thì không được, còn nếu bao tiêu sản phẩm để các hộ dân trồng thì đầu ra của các sản phẩm thành phẩm có ổn định hay không? Ðây là khó khăn mà nhiều công ty, DN như chúng tôi chưa tháo gỡ được”.

Ông Lê Việt Bình, Phó chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, cho biết: “Việc triển khai ứng dụng các mô hình khoa học - kỹ thuật, các tiêu chuẩn của quy phạm sản xuất theo HACCP, ISO 22000:2018 đạt hiệu quả đã tăng năng suất và nâng cao được nhận thức của các DN trong việc tạo ra sản phẩm chất lượng. Qua quá trình triển khai dự án đã góp phần mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội và hình thành được phong trào năng suất, chất lượng trong các DN trên địa bàn tỉnh, từ đó các DN nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao năng suất, chất lượng. Hoạt động hỗ trợ DN nâng cao năng suất, chất lượng thông qua các tiêu chí về tăng năng suất lao động; giảm lãng phí, tiết kiệm nguyên liệu năng lượng; nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh; bảo vệ môi trường, an toàn sản phẩm. Dự án từng bước giúp các DN tiếp cận và làm chủ các mô hình quản lý tiên tiến, vận dụng phù hợp với đặc thù của từng DN, làm tiền đề nhân rộng áp dụng cho cộng đồng DN”./.

 

Kim Cương

 

Toàn diện phục vụ nông dân

Các phần mềm chuyển đổi số của ngành nông nghiệp tỉnh đã giúp người nông dân canh tác, nuôi trồng tốt hơn, góp phần thúc đẩy sản xuất tiên tiến, hiệu quả.

Ðảm bảo an toàn thông tin mạng

Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, nhất là sự bùng nổ của công nghệ thông tin toàn cầu đã cho ra đời những công cụ vô cùng tiện ích, trong đó có Internet và công nghệ liên lạc không dây. Tuy nhiên, cùng với tiện ích tuyệt vời, Việt Nam cũng như các quốc gia khác trên thế giới, đều đang phải đối mặt với những mối đe doạ an ninh do công cụ này gây ra.

Chuẩn hoá dữ liệu lĩnh vực điện

Xác định chuyển đổi số là một trong những nền tảng quan trọng thúc đẩy ngành điện phát triển mạnh mẽ và bền vững, thời gian qua, ngành điện đã chủ động đầu tư, tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, quản lý, điều hành doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng thực hiện đảm bảo số hoá các dịch vụ cung cấp điện cho người dân, chuẩn hoá dữ liệu khách hàng, đem đến sự tiện lợi, hài lòng trên tất cả các lĩnh vực của ngành.

Ứng dụng truyền thông sáng tạo quảng bá hình ảnh Cà Mau

Phát triển các kênh trên nền tảng mạng xã hội, công nghệ số hoá 3D, hay tổ chức các sự kiện tích hợp trực tiếp... là hình thức truyền thông mới đã được Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC) ứng dụng mang lại hiệu quả tích cực nhằm đẩy mạnh quảng bá môi trường đầu tư, điểm đến du lịch, sản phẩm thương mại... Phương thức truyền thông sáng tạo này đã nhận được đánh giá cao từ công chúng, phù hợp với xu hướng nền kinh tế số.

Khám chữa bệnh bằng căn cước công dân

Ðể thuận lợi cho người dân, thời gian qua, nhiều bệnh viện, phòng khám trên địa bàn tỉnh áp dụng thực hiện việc khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) bằng căn cước công dân (CCCD). Với tấm thẻ CCCD gọn nhẹ, giờ đây mọi thủ tục đều được tiếp nhận và tích hợp hiệu quả. Bên cạnh đó, việc tra cứu và tiếp nhận thông tin trên BHYT của người dân bằng thẻ CCCD cũng dần được sử dụng rộng rãi vào hồ sơ sức khoẻ điện tử trên VNPT HIS.

Nỗ lực chuyển đổi sóng 2G cho vùng sâu

Nằm trong lộ trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, từ tháng 9/2024, Việt Nam sẽ tắt sóng 2G. Hiện nay, các địa phương cũng như các nhà mạng trong tỉnh đang đẩy mạnh các đợt truyền thông, hỗ trợ bà con vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo nâng cấp thuê bao từ 2G sang 4G nhằm bắt nhịp cùng chủ trương lớn.

Xây dựng hệ thống y tế thông minh, tiện ích

Ðể nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân, thời gian qua, Bệnh viện Ða khoa tỉnh đã tiên phong thực hiện chuyển đổi số trong công tác quản lý và chuyên môn. Trong đó, việc ứng dụng các phần mềm quản lý, khám chữa bệnh (KCB) cho người dân đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần cải thiện chất lượng và an toàn trong quá trình điều trị bệnh.

Truyền thông số mở cơ hội cho phụ nữ khởi nghiệp

Có thể nói, sự bùng nổ của mạng xã hội đã mở ra “cơ hội vàng” cho phụ nữ nông thôn khởi sự kinh doanh. Tận dụng điều này, thời gian qua, các cấp hội phụ nữ trong huyện Ðầm Dơi đã thực hiện nhiều biện pháp định hướng, quảng bá sản phẩm của hội viên trên môi trường mạng nhằm mở rộng thị trường, tăng sản lượng sản xuất. Bắt nhịp với chuyển đổi số cũng là lúc để phụ nữ nông thôn thay đổi nếp nghĩ, cách làm cũng như phương thức sản xuất kinh doanh, góp phần tăng hiệu quả công việc.

Sẵn sàng vận hành trung tâm điều hành thông minh

Ðược đánh giá là một trong những dự án quan trọng trong Ðề án chuyển đổi số của tỉnh, sau thời gian chuẩn bị, vận hành thử nghiệm, đến nay Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh tỉnh (IOC) đã cơ bản hoàn thiện và sẵn sàng đi vào vận hành chính thức, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành của tỉnh, hiện thực hoá Chính quyền điện tử, hướng đến Chính quyền số theo mục tiêu chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 trên địa bàn.

Công nghệ số - Ðòn bẩy tiêu thụ sản phẩm địa phương

Hiện nay, việc áp dụng các công nghệ số đang trở thành yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong việc tiêu thụ sản phẩm đặc sản địa phương. Các công cụ số hoá không chỉ giúp sản phẩm địa phương tiếp cận với người tiêu dùng một cách nhanh chóng, hiệu quả mà còn nâng cao giá trị và thương hiệu.