ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 27-7-24 09:50:17
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Giúp lao động ổn định cuộc sống tại quê nhà

Báo Cà Mau Nhu cầu tuyển dụng lao động tại các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh khá lớn. Thời gian qua, ngành chức năng, chính quyền địa phương cũng đã tích cực kết nối, tạo điều kiện để người lao động (NLÐ) có việc làm, ổn định cuộc sống, góp phần nâng cao thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo.

Năm 2023, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh (thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) đã tư vấn việc làm cho gần 17 ngàn lượt người, đạt gần 140% kế hoạch. Có 1.209 người đăng ký tìm việc làm, trong đó 56 người nộp hồ sơ tìm việc làm trong nước, 1.153 người đăng ký đi làm việc ở nước ngoài. Kết nối 457 đơn hàng từ các công ty, doanh nghiệp (trong tỉnh 185, ngoài tỉnh 5, ngoài nước 267) với nhu cầu tuyển 2.411 vị trí việc làm.

Riêng từ đầu năm đến nay, các nhà máy trên địa bàn tỉnh có nhu cầu tuyển dụng trên 500 lao động, độ tuổi từ 18-50, với các trình độ: lao động phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học các chuyên ngành. Thời gian làm việc 8 giờ/ngày hoặc theo ca; tập trung ở các ngành nghề: kế toán, nhân viên kinh doanh, công nhân thuỷ sản, nhân viên phục vụ, vệ sinh, giúp việc nhà...

Theo thống kê, tại các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài, thu nhập của NLÐ từ 5-15 triệu đồng/người/tháng; lao động có tay nghề thu nhập từ 6-20 triệu đồng/người/tháng.

Công ty TNHH Thuỷ sản Blue Bay, ấp Năm Ðảm, xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước, là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Hiện công ty có 560 người (trong đó có 120 người vị trí lãnh đạo, quản lý, nhân viên; còn lại là công nhân lao động), 90% lao động tại công ty là người địa phương. Thu nhập của công nhân lao động từ 7-8 triệu đồng/người/tháng; lãnh đạo, quản lý, nhân viên từ 18-30 triệu đồng/người/tháng. Thời gian qua, công ty đã thực hiện khá tốt các chế độ hậu đãi công nhân, NLÐ theo quy định của pháp luật, đồng thời có chế độ hậu đãi thêm từ công ty, như: hỗ trợ đưa, rước công nhân miễn phí, hỗ trợ tiền xăng; hỗ trợ ăn trưa, hoặc khi tăng ca qua 19 giờ thì có hỗ trợ thêm suất cơm chiều; chế độ hậu đãi đối với công nhân chuyên cần và gắn bó lâu dài với công ty...

Ông Chen Xian Hua (thứ 2 từ phải sang), Phó tổng giám đốc điều hành Công ty TNHH thuỷ sản Blue Bay, kiểm tra các khâu sản xuất tôm tại nhà xưởng. Ông cho biết công ty đang cần tuyển trên 300 công nhân.

Ông Chen Xian Hua, Phó tổng giám đốc điều hành Công ty TNHH Thuỷ sản Blue Bay, cho biết, công ty chuyên lĩnh vực xuất khẩu thuỷ sản, bình quân hằng tháng chế biến khoảng 100-200 tấn tôm nguyên liệu, chế biến thành các sản phẩm tôm tẩm bột, tôm đông lạnh xuất khẩu sang thị trường Âu - Mỹ, Ðông Nam Á, Nhật Bản, Trung Ðông, với số lượng 6 ngàn tấn/năm. Thời gian qua, công ty tích cực phối hợp chính quyền địa phương tư vấn, tuyển dụng việc làm; tham gia các phiên giao dịch việc làm của tỉnh, UBND các xã, huyện tuyển dụng lao động. Sắp tới, công ty mở rộng thêm chi nhánh và cần tuyển trên 300 lao động, mong rằng sẽ tuyển được đội ngũ công nhân chuyên cần, gắn bó lâu dài và góp phần cùng địa phương tạo việc làm, thu nhập ổn định cho NLÐ.

Chị Phạm Hồng Thơm, 45 tuổi, ngụ ấp Năm Ðảm, xã Lương Thế Trân, chia sẻ: "Ðể tiện chăm sóc gia đình, các con, tôi quyết định chọn công việc phù hợp tại địa phương. Sau hơn 6 năm gắn bó với Công ty TNHH Thuỷ sản Blue Bay, nay tôi được đề bạt Tổ trưởng Tổ phân cỡ, hưởng mức lương từ 10-18 triệu đồng/tháng. Với mức lương này, tôi cảm thấy rất hài lòng và quyết tâm gắn bó lâu dài với công việc hiện tại".

Chị Phạm Hồng Thơm hài lòng với công việc và thu nhập hiện tại.

"Ðể được gần gia đình, thay vì chọn đi làm xa ở tỉnh ngoài, tôi chọn công việc tại địa phương. Tôi đã làm việc hơn 1 năm, lương dao động 6-7 triệu đồng/tháng, được công ty hỗ trợ cơm trưa, tiền xăng, nên thu nhập đủ nuôi sống bản thân và phụ một phần chi phí cho gia đình", chị Lê Thị Nhí, 23 tuổi, ngụ ấp Bào Bèo, xã Lương Thế Trân, công nhân Công ty TNHH Thuỷ sản Blue Bay, chia sẻ.

Bà Quách Thanh Thoảng, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, thông tin, trong năm 2023, Trung tâm tiếp nhận 9.688 hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, trong đó số lượng lao động ngoài tỉnh chiếm khá cao. Nguyên nhân một phần do NLÐ hết tuổi lao động, tình trạng sa thải lao động và bộ phận muốn trở về quê hương ổn định cuộc sống. Ðể giải quyết vấn đề này, cũng như góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho NLÐ, thời gian qua, Trung tâm đã tích cực kết nối với các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh; kết nối đơn hàng ngoài nước theo yêu cầu, nguyện vọng của NLÐ. Thực tế, trên địa bàn tỉnh hiện có hơn 4 ngàn công ty, doanh nghiệp, trong đó nhiều công ty, doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động. Nếu lao động chịu khó, chuyên cần, gắn bó lâu dài cũng sẽ có nguồn thu nhập khá, ổn định cuộc sống.

Bà Thoảng cho biết thêm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cũng đã kết hợp với các hội, đoàn thể hướng dẫn hỗ trợ thực hiện dự án khởi nghiệp phù hợp, khả thi để NLÐ được hỗ trợ vốn sản xuất, kinh doanh, hoặc hỗ trợ học nghề phù hợp với điều kiện thực tế. Qua đó, tạo điều kiện để lao động nông thôn có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống tại quê nhà, từ đó góp phần tích cực cho công tác giảm nghèo của tỉnh./.

 

Loan Phương

 

Khi đại học không là lựa chọn duy nhất

Nếu như trước đây, việc học nghề chỉ là lựa chọn bất đắc dĩ của học sinh, thì những năm gần đây, học nghề để khởi nghiệp lại dần trở thành xu hướng lựa chọn của các bạn trẻ sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT).

Chàng sinh viên năng động

Bạn Triệu Nhật Duy, sinh viên năm 2 ngành Ngôn ngữ Anh, Phân hiệu Trường Ðại học Bình Dương tại Cà Mau (Phân hiệu), được biết đến là người năng động, ham học hỏi. Bên cạnh đam mê Anh ngữ, Nhật Duy còn luôn cố gắng phấn đấu và rèn luyện để trở thành sinh viên tiêu biểu.

Ðào tạo gắn với tiếp cận doanh nghiệp

Xu thế chung hiện nay của nhiều trường là đào tạo gắn với doanh nghiệp (DN). Trường Ðại học Bình Dương - Phân hiệu tại Cà Mau cũng không ngoại lệ. Vì lẽ đó, thời gian qua, Phân hiệu tăng cường hoạt động tiếp cận DN, với mong muốn mở rộng cơ hội tìm kiếm việc làm cho sinh viên (SV).

Cần sự đầu tư cơ sở vật chất

Trường Cao đẳng Nghề Việt Nam - Hàn Quốc Cà Mau là cơ sở giáo dục nghề nghiệp tiên tiến và uy tín, thu hút đông đảo học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động và các tiêu chuẩn đào tạo mới, nhà trường cần được đầu tư mạnh mẽ về cơ sở vật chất và trang thiết bị.

Tăng tốc phát triển giáo dục nghề nghiệp cho vùng đồng dân tộc thiểu số

Trong năm 2024, UBND tỉnh Cà Mau nỗ lực thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi trên địa bàn tỉnh năm 2024, nhất là về giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động thuộc nhóm đối tượng này.

Rộng mở thị trường du học

Du học hiện nay đã và đang trở thành xu hướng của nhiều học sinh, bạn trẻ trên địa bàn tỉnh. Với sự đa dạng ngành nghề, mở rộng nhiều đất nước, hơn hết là sự tin tưởng vào những kênh du học chính thống, đã thu hút ngày càng nhiều học sinh lẫn phụ huynh lựa chọn cho con em mình du học, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh nhà.

Thêm sinh kế từ nghề phụ

Người dân ở khu vực ven biển thị trấn Cái Ðôi Vàm, huyện Phú Tân, chủ yếu sống bằng nghề đi biển, do đó, các nghề hậu cần như: vá lưới thuê, phơi lưới, phơi cá khô... cũng là sinh kế của nhiều người dân miền quê biển để có thêm nguồn thu nhập cho gia đình.

Tham quan thực tế: Cơ sở định hình nghề nghiệp

Lần đầu đến tham quan Nhà máy Ðạm Cà Mau, thuộc Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC), nhà sản xuất kinh doanh phân bón uy tín hàng đầu tại Việt Nam, tận mắt thấy quy trình sản xuất, các em học sinh khối lớp 11 Trường THPT Nguyễn Việt Khái (TP Cà Mau) không khỏi bất ngờ và thích thú. Ngoài kiến thức từ sách vở, chuyến thực tế góp phần giúp các em hình dung thực tiễn, định hình nghề nghiệp phù hợp trong tương lai.

Buổi học nghề thú vị

Ðể học sinh khám phá bản thân, nhất là những ngày hè có thể tận dụng thời gian để tạo ra những sản phẩm thủ công bằng len dễ thương dùng làm quà tặng, trang trí, Em Handmade phối hợp với Trường THCS Ngô Quyền (Phường 1, TP Cà Mau) tổ chức buổi workshop (hướng dẫn kỹ năng, dạy nghề) móc, thêu thủ công, được các em hào hứng đón nhận, tạo ra sân chơi ý nghĩa và phù hợp với môi trường học đường.

Tăng cường đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ

Trong năm 2024, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có nhiều kế hoạch đào tạo nghề cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an.