ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 7-7-25 07:58:20
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Giúp trẻ em tự bảo vệ chính mình

Báo Cà Mau (CMO) Tại cuộc thi Sáng tạo khoa học - kỹ thuật dành cho học sinh trung học năm nay, em Trần Gia Hảo và Hoàng Đình Kim Long đến từ đơn vị Trường THPT Hồ Thị Kỷ, TP Cà Mau tham gia với dự án "Xâm hại tình dục trẻ em - tội ác cần được ngăn chặn và đẩy lùi". Đề tài tuy không mới nhưng được các em biến thành cuộc vận động đấu tranh ngăn ngừa tệ nạn xâm hại tình dục trẻ em.

Đề tài "Xâm hại tình dục trẻ em - tội ác cần được ngăn chặn và đẩy lùi" của em Trần Gia Hảo và Hoàng Đình Kim Long đoạt giải Nhất hội thi và tiếp tục được đề cử thi cấp quốc gia vào tháng 3.

Lúc chọn đề tài nghiên cứu xâm hại tình dục, Hảo và Long khá hoang mang, mặc dù đã có kinh nghiệm từ những cuộc thi trước. Gia Hảo bộc bạch: “Đề tài ban đầu là xâm phạm tình dục, nhưng khi bắt tay vào triển khai thì cảm thấy nó quá lớn. Nhờ có sự hỗ trợ, tư vấn của giáo viên chủ nhiệm, chúng em quyết định thu hẹp phạm vi nghiên cứu ở góc độ xâm hại tình dục trẻ em”.

Niềm vui chiến thắng hội thi.

Hảo cho biết thêm: “Nhiều năm trở lại đây, qua thông tin báo, đài, mạng xã hội, số vụ xâm hại tình dục trẻ em ngày càng gia tăng, diễn biến phức tạp theo chiều hướng nghiêm trọng. Bản thân cũng trong độ tuổi có thể bị xâm hại bất cứ lúc nào, chúng em mong muốn tự tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề này để tự bảo vệ mình. Và em thấy thực sự cần thiết và quan trọng là phải rung lên hồi chuông cảnh tỉnh với những ai còn đang thờ ơ với vấn đề này”.

Chọn một đề tài khá nhạy cảm, muốn dự án mang tính xác thực, đòi hỏi phải thống kê được số liệu thực để minh chứng, phải mất khá nhiều thời gian Long và Hảo mới có được số liệu từ các sở, ngành cung cấp.

Vốn tính tỉ mỉ và có trách nhiệm cao với công việc mình đang làm, để đề tài mang tính khảo sát chạm ngưỡng xác thực nhất, 2 bạn trẻ quyết định thiết kế các phiếu câu hỏi để khảo sát.

Long cho biết: “Vì tội phạm xâm hại tình dục trẻ không loại trừ bất cứ ai, đó có thể là người thân như ông, ba, cậu, chú, anh ruột hay thậm chí là người quen biết, thế nên chúng em thực hiện 900 phiếu khảo sát, được chia cho 3 nhóm đối tượng là phụ huynh, học sinh và giáo viên”.

Nhận thấy vùng sâu, vùng xa, vùng còn khó khăn là nơi thường xảy ra các vụ xâm hại tình dục trẻ em, Long và Hảo quyết định tìm đến các huyện, thị trấn, đặc biệt là những nơi đã từng có những vụ án xảy ra trước đó, để thăm dò ý kiến cũng như thái độ của mọi người trước vấn đề này.

Đồng hành cùng nghiên cứu đề tài, cô Trần Phương Lan, mẹ Hảo, theo chân con từ những ngày đầu bắt tay thực hiện dự án, hơn ai hết cô là người hiểu rõ nhất những khó khăn khi một học sinh vừa phải chu toàn việc học ở trường vừa phải nghiên cứu khoa học.

Hảo và Long tự tay dán những tờ pa-nô tuyên truyền đường dây nóng tại các điểm trường.

"Bản thân là một người mẹ, hơn ai hết tôi quan tâm đến việc bảo vệ con trước những nguy hiểm. Khi tiến hành cùng con thu thập tài liệu, tiến hành khảo sát, tôi nhận thấy còn không ít phụ huynh tỏ ra e dè, không quan tâm đến vấn đề này. Và khi họ không quan tâm, không hiểu, không có kiến thức về vấn đề này thì làm sao dạy, trang bị cho con những kỹ năng phòng vệ cần thiết”, cô Lan chia sẻ.

Khi nhắc đến xâm hại tình dục trẻ em, người ta thường liên tưởng đến các trẻ em gái nhưng thực tế cho thấy các em nam cũng cần phải được bảo vệ. Cô Lan cho biết: “Một khi nam bị xâm hại tình dục thì hậu quả để lại về tâm lý đáng sợ gấp nhiều lần ở nữ. Bởi kẻ thực hiện hành vi có thể là nam, lúc này trẻ bị xâm hại sẽ hoảng loạn, gây ra những cú sốc tâm lý khi trưởng thành và có thể có khả năng trở thành tội phạm xâm hại”.

Khi thực hiện nghiên cứu đề tài, phần cốt lõi, quan trọng nhất Long và Hảo mong muốn là mọi người hiểu được hành vi xâm hại trẻ là như thế nào, ai có khả năng và một khi gặp phải tình huống xấu thì nên làm gì để bảo vệ mình.

Ngoài những hình ảnh minh hoạ được trích nguồn từ sách, hai em còn xây dựng đường dây nóng bằng cách cho dán các tờ pa-nô, áp phích tại các góc quan tâm của trường học.

Tự tìm hiểu tham gia nghiên cứu học tập về một vấn đề đó chính là cách giúp trẻ tự trưởng thành, rèn luyện kỹ năng sống, kinh nghiệm sống và từ đó có được những bài học kinh nghiệm mà không trường lớp nào có thể dạy được./.

Yến Nhi

Liên kết hữu ích

Trên 800 thủ tục hành chính được phân cấp, phân định thẩm quyền giải quyết

Chủ tịch UBND tỉnh vừa công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cà Mau và Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã.

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Tinh gọn để phát triển

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, huyện Năm Căn đang triển khai đề án sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn. Theo đó, từ 7 xã và 1 thị trấn hiện tại, huyện sẽ tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã.

Sẵn sàng cho bước chuyển đổi lớn

Thực hiện chủ trương lớn của Trung ương về tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/7 tới đây, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức đi vào hoạt động. Huyện U Minh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuẩn bị. Hiện các xã trung tâm đã hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết, sẵn sàng cho ngày chuyển đổi mang tính lịch sử.

Tiến đến chính quyền chuyên nghiệp, vì dân

Trong nỗ lực nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng phục vụ và tăng cường niềm tin của người dân, Cà Mau quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính (CCHC) với quyết tâm xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hướng đến phục vụ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tiên phong của người đứng đầu các cấp, các cơ quan, Cà Mau đang dần định hình hình ảnh một chính quyền năng động, chuyên nghiệp và gần dân.

Ðưa Cà Mau vào nhóm thứ hạng cao về PAR INDEX

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

“Cú bứt phá” ngoạn mục

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.