ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 22-9-24 13:39:16
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Giúp trẻ tự tin bằng âm nhạc và hội hoạ

Báo Cà Mau (CMO) Năng khiếu của trẻ có thể được thể hiện thông qua việc thích vẽ, chơi Lego, chơi nhạc cụ hoặc môn thể thao nào đó. Ngoài ra, những lớp năng khiếu cũng là môi trường để trẻ rèn luyện và phát triển kỹ năng. Tuỳ theo sở thích mà mỗi trẻ sẽ có sự lựa chọn môn năng khiếu của mình, như âm nhạc hoặc hội hoạ.

Âm nhạc kích thích tất cả các lĩnh vực phát triển của trẻ và kỹ năng để sẵn sàng đi học, bao gồm trí tuệ, cảm xúc, xã hội, ngôn ngữ và khả năng đọc, viết tổng thể. Nó giúp cơ thể và trí óc hoạt động cùng nhau. Cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc trong giai đoạn phát triển ban đầu giúp trẻ học âm thanh và ý nghĩa của từ.

Là một trong những giảng viên phụ trách lớp năng khiếu âm nhạc tại Nhà Thiếu nhi tỉnh nhiều năm qua, Nhạc sĩ Nguyễn Sỹ Nhâm, Phó giám đốc Nhà Thiếu nhi tỉnh, cho rằng: “Âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu của con người, kể cả trẻ em. Việc cho trẻ tiếp cận với âm nhạc được xem là cần thiết cho sự phát triển kỹ năng, tâm hồn của trẻ. Bên cạnh việc hình thành và phát triển kỹ năng, năng khiếu. Âm nhạc còn giúp trẻ thư giãn, thoải mái tinh thần sau những giờ học tập”.

Âm nhạc là một trong những món ăn tinh thần thiết yếu đối với mỗi người. (Ảnh chụp tại lớp năng khiếu âm nhạc Nhà Thiếu nhi tỉnh Cà Mau). (Ảnh chụp trước dịch Covid-19)

Chia sẻ về phương pháp cũng như hiệu quả của âm nhạc với từng lứa tuổi, Nhạc sĩ Nguyễn Sỹ Nhâm cho biết, trẻ từ 3-6 tuổi cần được làm quen với đàn bằng những nốt nhạc cơ bản, những đoạn nhạc ngắn theo phương pháp vừa học vừa chơi. Sau khi phát hiện năng khiếu của các em, sẽ định hướng cho các em học organ hoặc piano với chương trình cụ thể, phù hợp. Từ 10 tuổi, ngón tay cứng cáp hơn, các em có thể lựa chọn thêm môn đàn guitar để phát triển tài năng.

“Việc học đàn không thể thành công một sớm một chiều, mà đó là sự cố gắng, năng khiếu của các em cùng nghiệp vụ sư phạm của thầy cô. Ðặc biệt là nguyên tắc "10 nghìn giờ", đừng tính học đàn được mấy tháng, mấy năm, mà xem học và luyện tập đủ 10 nghìn giờ hay chưa. Nếu tập liên tục 4 giờ/ngày thì chưa đầy 9 tháng tương đối giỏi, nhưng tập liên tục 1 giờ/ngày thì phải 4 năm mới giỏi được”, Nhạc sĩ Nguyễn Sỹ Nhâm nói.

Còn hội hoạ là một trong những môn nghệ thuật góp phần giúp trẻ em thông minh hơn thông qua việc quan sát, tưởng tượng về thế giới xung quanh và tái hiện lại những hình ảnh đó thông qua nét bút của mình. Chính vì thế, việc vẽ thường xuyên sẽ kích thích khả năng quan sát, nâng cao nhận thức và phát triển thị giác của trẻ, từ đó thúc đẩy não phát triển.

Hoạ sĩ Lý Kiều Loan, giảng viên Trung tâm Mỹ thuật thiếu nhi Orange Art Cà Mau, chia sẻ: “Ở độ tuổi 4-6, vẽ tranh chính là loại hình nghệ thuật giống như âm nhạc, khiêu vũ và nó thể hiện cảm xúc của con người. Những gì được thể hiện trong tranh vẽ của các em là chuẩn mực của cái đẹp mà rất nhiều người lớn cần trân trọng và học hỏi. Tranh vẽ trẻ em phá vỡ mọi giới hạn và đem lại những rung cảm trong sáng, tuyệt vời nhất. Vẽ tranh giúp trẻ có thể nhớ lâu hơn khi trẻ thể hiện suy nghĩ của mình thông qua hoạt động vẽ và trẻ sẽ có những nhận định đúng đắn về các sự vật, hiện tượng”.

Hội hoạ là môn học giúp trẻ có cách nhìn sâu sắc hơn về thế giới xung quanh trong những năm đầu đời. (Trong ảnh: Một buổi vẽ ngoại cảnh của Trung tâm Mỹ thuật thiếu nhi Orange Art Cà Mau). (Ảnh chụp trước dịch Covid-19) Ảnh: MỸ LINH

Hoạ sĩ Lý Kiều Loan kể lại một ví dụ thực tế từ quá trình giảng dạy cho các em: “Lớp tôi dạy có 2 bé chơi thân với nhau, một bé vắng mấy hôm không đến, bạn kia buồn và vẽ cảnh 2 bạn nắm tay nhau đi chơi vào trong tranh. Xung quanh vẽ cây, hoa như trong công viên, nhưng cả bầu trời và mặt đất bé đều vẽ màu cam. Tôi hỏi vì sao, bé nói vì bạn thích màu cam. Rõ ràng bé thể hiện cảm xúc thật của mình, bằng những suy nghĩ vào trong tranh”.

Ở quan điểm này, Hoạ sĩ Lại Viễn Phương, giảng viên có kinh nghiệm gần 18 năm đối với môn mỹ thuật, trải lòng với những kinh nghiệm của bản thân: “Trẻ em rất trong sáng, khi được đào tạo về năng khiếu giúp trẻ có cảm nhận nhiều hơn về thế giới xung quanh. Ngoài ra, vẽ giúp trẻ có cái nhìn tốt hơn trong tư duy về việc tiếp xúc, các em thường có thiên hướng cởi mở hơn chỉ sau một thời gian tham gia vào lớp hội hoạ”.

Có thể thấy rằng, con người ai cũng cần có nhu cầu cảm nhận về nghệ thuật, tuỳ theo sở thích mà mỗi người có cách lựa chọn khác nhau, tuy nhiên, không đánh đồng là phải chọn hội hoạ hay âm nhạc, mà ở xu hướng phát triển hiện nay thì còn nhiều cách để giúp trẻ phát triển năng khiếu cũng như rèn luyện và phát triển bản thân. Thế nhưng, mục tiêu cuối cùng vẫn là bằng một cách hiệu quả nhất đem lại kết quả tốt nhất, trong đó hội hoạ và âm nhạc gắn liền với con người từ lúc mới chào đời, như âm nhạc đưa trẻ vào giấc ngủ, hay hình ảnh đem lại cho trẻ sự nhìn nhận về thế giới xung quanh.

Hoạ sĩ Lý Kiều Loan chia sẻ: “Tham gia các lớp năng khiếu càng sớm càng giúp trẻ có khả năng hoà nhập, quan sát. Hội hoạ và âm nhạc là phương cách giao tiếp khác song song với ngôn ngữ. Sự phát triển của nó sẽ làm bán cầu não phải của trẻ phát triển tốt về trí tưởng tượng, yếu tố cần có cho mọi sự bứt phá của con người”./.

 

Khánh Phương

 

Trường Đại học Bình Dương Phân hiệu Cà Mau: Đào tạo hơn 2 ngàn sinh viên

Năm học 2023-2024 đánh dấu chặng đường 27 năm Trường Đại học Bình Dương hình thành và phát triển. Riêng tại Phân hiệu Cà Mau đến nay đã tuyển sinh và đào tạo được 11 khoá học.

Cô bé Trạng nguyên tiếng Anh

Tại Festival Trạng nguyên tiếng Anh toàn quốc năm 2024, do Báo Thiếu Niên Tiền Phong và Nhi Ðồng tổ chức, tại Ðại học Hàng hải Việt Nam, TP Hải Phòng, tỉnh Cà Mau có duy nhất một em đạt danh hiệu "Trạng nguyên tiếng Anh". Ðó là em Vũ Bảo Ngọc, học sinh lớp 4A, Trường Tiểu học Lê Quý Ðôn (Phường 9, TP Cà Mau).

Trao giải Đại sứ văn hoá đọc năm 2024 cho 34 học sinh

Cuộc thi Đại sứ Văn hoá đọc năm 2024 phát động từ ngày 1/5-10/6/2024, dành cho học sinh của các trường Tiểu học, THCS, THPT và các loại hình giáo dục khác trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Ổn định trường lớp năm học mới

Năm học 2024-2025, huyện Năm Căn có 30 trường học do huyện quản lý, trong đó, mầm non - mẫu giáo 9 trường, tiểu học 11 trường và THCS 9 trường, với tổng số trên 10.500 học sinh, được biên chế thành 337 lớp.

Ðường đò đến trường

Huyện Ngọc Hiển, mảnh đất cực Nam Tổ quốc, là huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh Cà Mau. Năm học mới 2024-2025, toàn huyện có trên 11 ngàn học sinh theo học ở 27 trường, với 10 điểm lẻ trên địa bàn.

Quy định mức thu học phí từ năm học 2024-2025

Nghị quyết số 05/2024/NQ-HĐND ngày 11/7/2024 của HĐND tỉnh Cà Mau quy định mức thu học phí từ năm học 2024-2025 bằng mức thu học phí năm học 2021-2022 đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Đảm bảo nguyên tắc tổng số tháng thu học phí không vượt quá 9 tháng/năm học.

Sáp nhập Trường THCS Hiệp Bình và Trường THPT Tân Đức, huyện Đầm Dơi

Ngày 11/9, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau công bố Quyết định của UBND tỉnh Cà Mau về việc sáp nhập Trường THCS Hiệp Bình và Trường THPT Tân Đức (huyện Đầm Dơi) thành Trường THCS và THPT Tân Đức.

Ứng dụng công nghệ thông tin, nâng chất lượng dạy học

Xác định việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong trường học là hết sức cần thiết và là xu thế tất yếu, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên Trường THPT Thái Thanh Hoà, huyện Ðầm Dơi, đã có nhiều cố gắng trong ứng dụng CNTT vào việc dạy học, công tác quản trị nhà trường.

Phấn đấu 100% học sinh, sinh viên tham gia BHYT

Năm học 2023-2024, tỉnh Cà Mau có 99,31% học sinh, sinh viên (HSSV) tham gia bảo hiểm y tế (BHYT). Nhằm phấn đấu 100% HSSV tham gia BHYT năm học 2024-2025, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh đang tích cực phối hợp với chính quyền địa phương, các trường học trong tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền cho phụ huynh, học sinh, để đảm bảo tất cả HSSV, bất kể điều kiện kinh tế hay hoàn cảnh gia đình, đều có cơ hội nhận được sự chăm sóc y tế cần thiết.

Ðảm bảo chất lượng Chương trình Giáo dục phổ thông 2018

Chia sẻ về nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục trong năm học 2024-2025, ông Lê Hoàng Dự, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT), cho biết, toàn ngành sẽ tập trung quán triệt phương châm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong mọi hoạt động giáo dục: "Lấy học sinh, sinh viên làm trung tâm, làm chủ thể - thầy cô giáo làm động lực - nhà trường làm bệ đỡ - gia đình làm điểm tựa - xã hội làm nền tảng".