ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 16-5-24 13:08:52
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Gỡ các “nút thắt” để thực hiện nghị quyết

Báo Cà Mau Chặng đường nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Ðại hội đại biểu Ðảng bộ tỉnh Cà Mau khoá XVI, nhiệm kỳ 2020-2025, đã đạt được những thành tựu quan trọng, toàn diện, đầy khích lệ, tuy nhiên cũng đương đầu với không ít khó khăn, thách thức. Nhìn trúng và đúng, phân tích những hạn chế, vướng mắc, đề ra giải pháp hữu hiệu để tháo gỡ các “điểm nghẽn”, “nút thắt” chính là chìa khoá để mở ra thế và lực mới của tỉnh Cà Mau với nỗ lực thực hiện thắng lợi nghị quyết trong chặng đường còn lại của nhiệm kỳ.

Nửa đầu nhiệm kỳ, kinh tế Cà Mau tuy tăng trưởng nhưng chưa bền vững, chưa đột phá, bởi vẫn phụ thuộc khá nhiều vào cụm công nghiệp khí - điện - đạm. Hoạt động xuất khẩu gặp nhiều khó khăn do thị trường thế giới biến động. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, chưa huy động được nhiều nguồn vốn của các thành phần kinh tế đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Trong đó, sản xuất nông nghiệp chủ yếu theo quy mô nhỏ, lẻ; liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm chưa ổn định, thiếu bền vững.

Chất lượng và tiến độ Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM tại Cà Mau vẫn gặp nhiều khó khăn (Ảnh: Công trình lò đốt rác sinh hoạt tập trung tại xã Trí Lực, huyện Thới Bình).

Khu vực dịch vụ thương mại, vận tải, du lịch, cảng biển có tiềm năng phát triển nhưng chưa thu hút được đầu tư để khai thác lợi thế. Tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân còn khó khăn; môi trường đầu tư kinh doanh chưa được cải thiện nhiều. Tiến độ xây dựng NTM cấp xã, cấp huyện chậm. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp thật sự chưa tạo được đột phá; chưa xây dựng được khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Triển khai đầu tư, mời gọi các dự án, công trình trọng điểm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội còn chậm.

Ngành hàng tôm, ngành hàng chủ lực của tỉnh Cà Mau trong thời gian qua đối diện không ít khó khăn. (Trong ảnh: Chế biến tôm tại Công ty Blue By, Khu Công nghiệp Hoà Trung, xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước).               Ảnh: Q.RIN

Ở lĩnh vực văn hoá - xã hội, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học ở một số đơn vị, trường học vẫn còn thiếu; chất lượng đào tạo một số nơi chưa đảm bảo; giáo viên một số bộ môn còn thiếu; hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo có nhiều cố gắng nhưng chưa đáp ứng yêu cầu.

Tình trạng nghỉ việc của nhân viên y tế, bác sĩ ở cơ sở y tế công lập tăng dần qua các năm (đến nay có 190 người). Một số máy móc, trang thiết bị y tế lạc hậu và cơ sở hạ tầng xuống cấp, hư hỏng làm ảnh hưởng đến chất lượng khám chữa bệnh, nhất là hệ thống y tế cơ sở.

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng, phải tập trung nhiều nguồn lực phòng tránh thiệt hại; dịch bệnh, giá cả một số hàng hoá chủ lực không ổn định, làm ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân. Ðầu tư xây dựng hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông còn chậm, nguồn vốn đầu tư thấp, khó thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch.

Việc hoàn thiện kết cấu hạ tầng, nhất là các trục, tuyến giao thông huyết mạch để hiện thực hoá mục tiêu phát triển nhanh, bền vững của Cà Mau vẫn còn nhiều thách thức. (Trong ảnh: Thi công tuyến giao thông Ðông - Tây nối Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời với Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi).    Ảnh: QUỐC RIN

Hoạt động của MTTQ và các đoàn thể, bên cạnh kết quả đạt được thì nội dung, phương thức hoạt động, vận động, tập hợp đoàn viên, hội viên ở một số nơi chưa thật sự đổi mới, sáng tạo; hiệu quả một số phong trào chưa thiết thực và đi vào chiều sâu. Công tác dân vận của chính quyền, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở một số nơi hiệu quả chưa cao; hoạt động giám sát phản biện xã hội từng lúc chưa đáp ứng yêu cầu. Việc nắm bắt tâm tư và tình hình trong Nhân dân có lúc, có việc chưa kịp thời.

Một số cán bộ, đảng viên chưa tự giác và tích cực trong việc tự học, tự nghiên cứu lý luận chính trị; công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Ðảng từng lúc chưa sâu rộng; một số công trình biên soạn lịch sử ở địa phương, đơn vị có sai sót, tiến độ chậm. Công tác tham mưu cụ thể hoá, triển khai thực hiện chủ trương, nghị quyết ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương từng lúc, từng nơi chưa kịp thời.

Một số cấp uỷ nhận thức chưa đầy đủ về công tác quy hoạch cán bộ nên quá trình triển khai, tổ chức thực hiện ở một vài địa phương, đơn vị chưa đúng quy định. Việc nhận xét, đánh giá một số trường hợp cán bộ trước khi quy hoạch, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử chưa chặt chẽ. Việc thực hiện quy trình, thủ tục kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng viên vi phạm và giải quyết đơn thư có trường hợp kéo dài thời gian, chưa đúng quy định. Còn có cán bộ, đảng viên suy thoái, biến chất, vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý hình sự.

Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành có lĩnh vực, có lúc chưa chặt chẽ. Công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện từng lúc chưa thường xuyên, liên tục. Một bộ phận cán bộ, đảng viên, trong đó có cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa thực hiện tốt trách nhiệm nêu gương, thiếu ý thức tu dưỡng, rèn luyện, thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ; chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính chưa nghiêm, nhưng chưa được xem xét, bố trí, xử lý kịp thời.

Ước đến cuối năm 2023 có 6 chỉ tiêu đạt và vượt cả nhiệm kỳ. Ðến năm 2025 có 15/17 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch; còn 2 chỉ tiêu nghị quyết đề ra khó đạt (tổng sản phẩm trong tỉnh và cơ cấu kinh tế).

Ðể thực hiện thắng lợi Nghị quyết khoá XVI, đồng chí Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên BCH Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh, nhấn mạnh: “Chúng ta có nhiều thời cơ, cơ hội nhưng cũng phải đối mặt với một số khó khăn, thách thức; khối lượng, yêu cầu và áp lực công việc từ nay đến cuối nhiệm kỳ là rất lớn. Ban Chấp hành Ðảng bộ tỉnh kêu gọi toàn thể cán bộ, đảng viên, các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh tăng cường đoàn kết, thống nhất, tạo thành sức mạnh tổng hợp, đổi mới sáng tạo, năng động hơn để cùng nhau tận dụng tối đa, khai thác triệt để mọi thời cơ, cơ hội phát triển, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu mà Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh lần thứ XVI đã đề ra”. 

 

Hải Nguyên tóm lược

 

An cư nhờ chương trình cho vay nhà ở xã hội

Nhờ có chương trình cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/2015/NÐ-CP mà nhiều gia đình cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) và người lao động đã được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để xây dựng, nâng cấp nhà ở, góp phần ổn định cuộc sống ngay tại địa phương.

Bớt thủ tục, giảm chi phí

Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 490/QÐ-TTg ngày 7/5/2018. Trọng tâm của chương trình là phát triển sản phẩm có lợi thế ở mỗi địa phương. Ðối với tỉnh Cà Mau, chương trình đã mang về những kết quả thiết thực, tuy nhiên, theo đánh giá của các chủ thể tham gia chương trình, quá trình làm hồ sơ thủ tục còn khá nhiêu khê và kinh phí đầu tư ban đầu để chứng nhận sản phẩm OCOP cũng khá lớn.

Học và làm theo Bác gắn với thi đua

Mới đây, Ban Thường vụ Huyện uỷ Trần Văn Thời tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị và khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" giai đoạn 2021-2024. Ðơn vị Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện vinh dự là 1 trong 12 tập thể được tuyên dương, khen thưởng tại hội nghị.

Chuyển biến từ thực hiện Kết luận số 01-KL/TW

Nhằm nâng cao tính hiệu quả thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, huyện Thới Bình có nhiều cách làm cụ thể, thiết thực, qua đó tạo được sự lan toả rộng, sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Trả lời phỏng vấn báo Cà Mau, ông Nguyễn Tráng Kiện, Huyện uỷ viên, Phó trưởng ban Tuyên giáo Huyện uỷ, khẳng định: “Thời gian qua, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã từng bước trở thành việc làm thường xuyên, tự giác của mỗi cán bộ, đảng viên và Nhân dân; qua đó góp phần nâng cao nhận thức chính trị, ý thức tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức và có lối sống văn hoá lành mạnh trong mỗi cá nhân”.

Ðưa nghị quyết vào cuộc sống

Phú Tân là địa phương có nhiều nghị quyết chuyên đề mang tính đột phá trên các lĩnh vực. Với sự đồng thuận của người dân, các nghị quyết đã trở thành phương châm hành động, thấm sâu vào đời sống, công việc cụ thể của mỗi tổ chức, cá nhân, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.

Cải tạo vườn tạp, phủ xanh thành phố

Những mảnh vườn vốn canh tác kém hiệu quả, nhếch nhác, nay sinh động với sự hiện diện của các cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế, tạo cảnh quan sạch đẹp, giúp nông dân ven đô có thêm thu nhập. Ðó là chuyển biến tích cực qua gần 2 năm thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU (Nghị quyết 05) của Thành uỷ về cải tạo vườn tạp, trồng rau màu, cây ăn trái, hoa, cây kiểng gắn với phát triển chăn nuôi trên địa bàn TP Cà Mau đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Ðổi mới, tăng hiệu quả hoạt động

Hoạt động của Ban Văn hoá - Xã hội (VHXH) HÐND tỉnh ngày càng được nâng cao chất lượng, hiệu quả. Ðiều đó được thể hiện qua các nội dung giám sát, khảo sát chuyên đề có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những vấn đề thiết thực, quan trọng. Quy trình giám sát được thực hiện chặt chẽ, khoa học; báo cáo kết quả giám sát cụ thể, được các đơn vị chịu sự giám sát đồng tình, thống nhất cao; các kiến nghị phù hợp với tình hình thực tế địa phương và có tính khả thi.

Đề xuất quy định khai thác dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia

Việc khai thác dữ liệu có sẵn trong cơ sở dữ liệu quốc gia được thực hiện theo hình thức chia sẻ dữ liệu mặc định. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia có trách nhiệm thiết lập dịch vụ chia sẻ dữ liệu mặc định khi triển khai dự án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia.

“Chi bộ 4 tốt” khơi nguồn năng lượng tích cực

Thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 16/6/2022, của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khoá XIII về tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đảng viên trong giai đoạn mới, các cấp uỷ đảng tại Cà Mau đã đồng loạt triển khai thực hiện mô hình “Chi bộ 4 tốt” nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Tiếp sức cho hộ thoát nghèo, cận nghèo

Khoảng cách đời sống giữa hộ thoát nghèo, thoát cận nghèo với hộ nghèo, hộ cận nghèo chênh lệch không nhiều, một khi gặp tai nạn, bệnh tật mà không có bảo hiểm y tế (BHYT), phải tự chi trả chi phí khám chữa bệnh thì nguy cơ tái nghèo nhanh. Vì vậy, việc HÐND tỉnh ban hành Nghị quyết 32/2023/NQ-HÐND quy định hỗ trợ mức đóng BHYT cho hộ thoát nghèo và hộ thoát cận nghèo trên địa bàn tỉnh Cà Mau đến năm 2025 là rất cần thiết, đáp ứng mong mỏi của người dân.