ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 24-11-24 14:10:02
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chính sách nhân văn với người tái hoà nhập cộng đồng

Báo Cà Mau Tư vấn giới thiệu việc làm, tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù... là những chính sách nhân văn của Ðảng và Nhà nước, nhằm giúp người sau khi chấp hành xong án tù về địa phương có điều kiện làm lại cuộc đời.

Vừa qua, Huyện đoàn U Minh phối hợp với Công an huyện, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức chương trình trợ giúp tâm lý, hỗ trợ các thủ tục pháp lý, tư vấn giới thiệu việc làm cho người chấp hành xong án phạt tù trên địa bàn xã Khánh Hoà, có 34 người dân là đối tượng vừa chấp hành xong án tù tham gia.

Ðồng thời, kết hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện triển khai Quyết định số 22/2023/QÐ-TTg về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù. Ðối tượng vay vốn theo Quyết định này bao gồm: người chấp hành xong thời hạn chấp hành án phạt tù đã được cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù quy định tại Luật Thi hành án hình sự và người được đặc xá đã được cấp giấy chứng nhận đặc xá quy định tại Luật Ðặc xá; cơ sở sản xuất kinh doanh, bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh có sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù. Hiện huyện U Minh có 413 đối tượng. Theo đó, các đơn vị  rà soát và đề xuất với NHCSXH xét duyệt cho 5 đối tượng vay vốn, với trên 300 triệu đồng.

Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Huyện đoàn U Minh phối hợp tư vấn giới thiệu việc làm trên địa bàn huyện.

Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Huyện đoàn U Minh phối hợp tư vấn giới thiệu việc làm trên địa bàn huyện.

Theo Thượng uý Nguyễn Chí Ðỉnh, Bí thư Ðoàn Thanh niên Công an huyện U Minh: “Những đối tượng này đã về lại địa phương sinh sống, được công an địa phương theo dõi quá trình tái hoà nhập và ký xác nhận thì gia đình cũng như đối tượng mới được ngân hàng hỗ trợ cho vay, và ngược lại”.

Ông Phạm Hồng Ngự, Chủ tịch UBND xã Khánh Hoà, địa phương có đối tượng chấp hành án cao của huyện, chia sẻ: “Chương trình này hỗ trợ địa phương rất nhiều, về tuyên truyền, vận động, giúp người tái hoà nhập cộng đồng nâng cao ý thức khi sinh sống tại địa phương, chí thú làm ăn; về hỗ trợ vốn, những hộ nào chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thì mới được hỗ trợ, từ đó họ cũng cố gắng nhiều hơn”.

Chương trình trợ giúp tâm lý, hỗ trợ các thủ thục pháp lý, tư vấn giới thiệu việc làm cho người chấp hành xong án phạt tù trên địa bàn xã Khánh Hoà trong tuần tháng 9 vừa qua.

Chị Quách Cẩm Tú, Phó bí thư Huyện đoàn U Minh, chia sẻ: “Nguồn vốn được các hội, đoàn thể quản lý, nếu đối tượng là đoàn viên thanh niên thì tổ chức đoàn xã, thị trấn quản lý; đối tượng là nữ thì hội phụ nữ quản lý... và sẽ theo sát quá trình sử dụng nguồn vốn. Việc này không chỉ để nguồn vốn không bị thất thoát mà còn sát cánh, hỗ trợ kịp thời khi có những khó khăn, vướng mắc, tạo động lực để người lầm lạc có động lực làm lại cuộc đời, trở thành người có ích cho gia đình, không còn là gánh nặng cho xã hội”.

Không chỉ triển khai các chính sách, Huyện đoàn U Minh còn có chương trình tương trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện cho người yếu thế có cơ hội làm lại cuộc đời.

“Năm 2018, với chương trình hỗ trợ thanh niên yếu thế, Huyện đoàn đã hỗ trợ 1 trường hợp ở xã Khánh Thuận bị án treo khi vô tình gây tai nạn, hoàn cảnh của đối tượng này cũng vô cùng khó khăn. Từ đề xuất của Xã đoàn, Huyện đoàn trích từ nguồn quỹ hỗ trợ thanh niên yếu thế để hỗ trợ cho bạn này có điều kiện vươn lên. Hiện huyện đoàn cũng có nguồn quỹ giúp nhau lập nghiệp, tuy không nhiều nhưng có thể hỗ trợ thanh niên có thêm điều kiện phát triển kinh tế tại quê nhà”, chị Tú cho biết thêm.


"Ðiều kiện vay vốn đối với người chấp hành xong án phạt tù là: có nhu cầu vay vốn; có tên trong danh sách người chấp hành xong án phạt tù về cư trú tại địa phương, chấp hành tốt các quy định của pháp luật, không tham gia các tệ nạn xã hội, do công an cấp xã lập và được UBND cấp xã xác nhận theo mẫu. Thời gian kể từ khi chấp hành xong án phạt tù đến thời điểm vay vốn tối đa là 5 năm. Phương thức cho vay thông qua hộ gia đình, đại diện hộ gia đình của người chấp hành xong án phạt tù là người đứng tên vay vốn và giao dịch với NHCSXH. Trường hợp trong hộ gia đình không còn thành viên nào từ đủ 18 tuổi trở lên hoặc thành viên còn lại không còn sức lao động, không có đủ năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật thì người chấp hành xong án phạt tù trực tiếp đứng tên vay vốn. NHCSXH nơi cho vay thực hiện cho vay theo phương thức uỷ thác cho các tổ chức chính trị - xã hội", Thượng uý Nguyễn Chí Ðỉnh cho biết.


 

Kim Cương

 

Chính sách nhân văn với người tái hoà nhập cộng đồng

Tư vấn giới thiệu việc làm, tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù... là những chính sách nhân văn của Ðảng và Nhà nước, nhằm giúp người sau khi chấp hành xong án tù về địa phương có điều kiện làm lại cuộc đời.

Nói không với ma tuý trong học đường

Ma tuý gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả các mặt của đời sống, người nghiện có thể dẫn đến các hành vi phạm tội nguy hiểm cho mọi người và xã hội. Hiện nay, tình trạng sử dụng trái phép chất ma tuý có xu hướng gia tăng và đối tượng sử dụng ma tuý ngày càng trẻ hoá, đặt ra nhiều thách thức trong công tác phòng, chống ma tuý, nhất là trong học đường.

Tuyên truyền “Nói không với ma tuý” trong học đường

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phòng chống ma tuý, thuốc lá điện tử trong học đường, sáng nay (21/10), Tỉnh đoàn phối hợp với Công an tỉnh tổ chức các hoạt động tuyên truyền “Nói không với ma tuý” cho tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh Trường THPT Nguyễn Việt Khái (Phường 8, TP Cà Mau).

Hỗ trợ hoà nhập cho người mãn án

Với mong muốn tạo điều kiện giúp đỡ người mãn án trở thành người có ích cho xã hội, Công an huyện U Minh đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể thường xuyên tổ chức các hoạt động trợ giúp tâm lý, hỗ trợ các thủ tục pháp lý, đào tạo nghề và tư vấn việc làm cho những đối tượng này.

Truyền thông phòng chống HIV/AIDS trong giới trẻ

Những năm gần đây, số người nhiễm HIV/AIDS tại Cà Mau có xu hướng trẻ hoá, trong đó dưới 30 tuổi chiếm đa số; không chỉ trong nhóm đối tượng trưởng thành mà ngay cả học sinh, sinh viên cũng là mối quan tâm, vì thói quen sinh hoạt không lành mạnh, do đó, cần tăng cường truyền thông mạnh và rộng khắp.

Bắt nhóm đối tượng vận chuyển 2 kg ma tuý

Sau thời gian nỗ lực điều tra, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý phối hợp cùng các đơn vị nghiệp vụ, Công an tỉnh Cà Mau, đã khám phá thành công và bắt giữ nhóm đối tượng tổ chức vận chuyển trái phép chất ma tuý liên tỉnh, thu giữ 2 kg ma tuý.

Thí điểm mô hình phối hợp hỗ trợ người sau cai

Cơ sở Cai nghiện ma tuý tỉnh Cà Mau và UBND huyện Thới Bình vừa tổ chức ký kết phối hợp thực hiện mô hình “Hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng, công tác quản lý, hỗ trợ người sau cai nghiện ma tuý". Kết quả từ mô hình thí điểm này sẽ là tiền đề để thời gian tới tỉnh thực hiện nhân rộng tại các địa phương khác trên địa bàn.

Giúp học viên phục hồi sức khoẻ

Xác định một trong những mục tiêu quan trọng khi cai nghiện ma tuý là phục hồi thể chất, tinh thần, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi cho học viên, thời gian qua, Cơ sở Cai nghiện ma tuý tỉnh tổ chức nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao... giúp học viên rèn luyện, có thêm động lực cai nghiện tốt, sớm trở về với gia đình, tái hoà nhập cộng đồng.

Ngăn chặn ma tuý từ sớm, từ xa

Thông tin từ Ban Chỉ đạo 138 tỉnh, qua rà soát và phân loại, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 11 xã, phường, thị trấn trọng điểm về ma tuý, 22 điểm có nguy cơ phức tạp về ma tuý và 100/101 xã, phường, thị trấn có ma tuý. Những tháng đầu năm 2024, tình hình tội phạm và tệ nạn ma tuý trên địa bàn tỉnh từng lúc diễn biến phức tạp, tội phạm và vi phạm về ma tuý được phát hiện, xử lý nhiều hơn cùng kỳ.

Tệ nạn và tội phạm ma tuý ngày càng trẻ hoá

Thời gian gần đây, các loại ma tuý mới xuất hiện thâm nhập vào Việt Nam nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng đã làm tình hình tội phạm về ma tuý ngày càng diễn biến phức tạp, kéo theo đó, số lượng người nghiện cũng tăng hơn so với cùng kỳ. Đáng chú ý là người nghiện ma tuý có xu hướng trẻ hoá về độ tuổi, chủ yếu là thanh, thiếu niên. Đây cũng là hồi chuông báo động đối với bậc phụ huynh trong việc quản lý con em mình.