ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 16-10-24 08:38:13
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hạ tầng giao thông - Ðảm bảo kết nối hiệu quả

Báo Cà Mau Phát triển hạ tầng giao thông (HTGT) thống nhất, đồng bộ, đảm bảo tính kết nối hiệu quả, phát triển hài hoà giữa các địa phương... là một trong những mục tiêu quan trọng trong phát triển kinh tế gắn với đảm bảo quốc phòng - an ninh được Cà Mau đặt ra.

Cà Mau là địa phương có hệ thống sông ngòi chằng chịt, thời điểm tái lập tỉnh chỉ có trên 10 km đường quốc lộ, sau 27 năm thì giao thông đường bộ của Cà Mau đã phát triển vượt bậc.

Ðầu tư hoàn chỉnh

Ông Lê Thành Huấn, Phó giám đốc Phụ trách Sở Giao thông vận tải (GTVT), cho biết, với phương châm đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình giao thông, tập trung vào các tuyến huyết mạch, đường vành đai và các trục giao thông hướng trung tâm, thời gian qua, bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, tỉnh đã đầu tư xây dựng, nâng cấp nhiều tuyến đường, đảm bảo nhu cầu đi lại, giao thương của người dân. Với góc nhìn tổng thể, có thể thấy, hiện hệ thống đường bộ của tỉnh được đầu tư nâng cấp, xây dựng tương đối đồng bộ, tạo kết nối thông suốt giữa các địa phương trong tỉnh, giữa các tỉnh trong khu vực. Trong đó, tranh thủ, vận dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, ưu tiên các tuyến trọng điểm về giao thương, vận tải… phục vụ tích cực nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Hiện tại, hệ thống giao thông do Trung ương quản lý được đầu tư tại địa phương gồm: Dự án thành phần đoạn Hậu Giang - Cà Mau, thuộc Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Ðông giai đoạn 2021-2025 (đang thi công); Dự án đầu tư xây dựng tuyến tránh Quốc lộ 1 qua TP Cà Mau (dự án hoàn thành, đã nghiệm thu, bàn giao, đưa vào khai thác sử dụng); Dự án đầu tư nâng cấp Quốc lộ 1 đoạn qua địa bàn tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau (Ban Quản lý dự án 7 đang trình Bộ GTVT phê duyệt chủ trương đầu tư); Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh đoạn TP Cà Mau đến Mũi Cà Mau (Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh đã trình Bộ GTVT thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh đoạn Năm Căn đến Ðất Mũi); Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 63 đoạn qua tỉnh Cà Mau: đoạn từ Km74+200-Km112+782,59 thuộc địa phận tỉnh Cà Mau (được Bộ GTVT phê duyệt điều chỉnh dự án tại Quyết định số 1070/QÐ-BGTVT, ngày 14/6/2021 với tổng mức đầu tư 480,402 tỷ đồng, trong đó đầu tư hoàn chỉnh đoạn nội ô TP Cà Mau (đường Vành đai 2), Sở GTVT đã tổ chức bàn giao công trình đưa vào sử dụng).

Dự án đầu tư xây dựng tuyến tránh Quốc lộ 1 qua TP Cà Mau đã hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao, đưa vào khai thác sử dụng, mở ra hướng phát triển mới cho TP Cà Mau nói riêng, tỉnh Cà Mau nói chung.

Dự án đầu tư xây dựng tuyến tránh Quốc lộ 1 qua TP Cà Mau đã hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao, đưa vào khai thác sử dụng, mở ra hướng phát triển mới cho TP Cà Mau nói riêng, tỉnh Cà Mau nói chung.

Cùng với đó là hệ thống giao thông của tỉnh đang triển khai thi công, gồm Dự án xây dựng cầu Gành Hào tuyến trục Ðông - Tây; xây dựng hệ thống thoát nước đường Hải Thượng Lãn Ông; tuyến đường từ vòng xoay đến vàm xáng Cái Ngay; tuyến đường Hiệp Tùng - Lâm Trường 184 - Tam Giang đấu nối đường ô tô đến trung tâm xã Tam Giang, huyện Năm Căn; đường Cà Mau - Ðầm Dơi (đoạn từ đường Hải Thượng Lãn Ông đến cầu Xóm Ruộng); Dự án nâng cấp, mở rộng tuyến đường Cái Nước - Vàm Ðình - Cái Ðôi Vàm; Dự án nâng cấp, mở rộng tuyến đường U Minh - Khánh Hội; Dự án xây dựng cầu Ðông Hưng và cầu rạch Sao Nhỏ trên tuyến đường Ðầm Dơi - Cái Nước - Cái Ðôi Vàm; xây dựng tuyến đường trục chính Ðông - Tây đến chợ Chà Là, huyện Ðầm Dơi... Các dự án chuẩn bị đầu tư gồm: Dự án đầu tư xây dựng Quảng trường Phan Ngọc Hiển; Dự án đầu tư xây dựng cầu Cảng Bẹ, xã Nguyễn Huân, huyện Ðầm Dơi; Dự án đầu tư xây dựng cầu kết nối Bệnh viện Ða khoa tỉnh (cầu Nguyễn Ðình Chiểu).

Cầu sông Ông Ðốc (thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời) chính thức thông xe vào cuối năm 2023, tạo thuận lợi trong giao thương, kết nối với các địa phương khác.

Cầu sông Ông Ðốc (thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời) chính thức thông xe vào cuối năm 2023, tạo thuận lợi trong giao thương, kết nối với các địa phương khác.

“Bên cạnh việc đầu tư xây dựng, hoàn chỉnh HTGT, địa phương thường xuyên, kịp thời duy tu, sửa chữa hư hỏng trên các tuyến đường tỉnh được giao quản lý, như giặm vá bong tróc mặt đường, giặm vá các vị trí sạt lở mép mặt đường, xử lý các vị trí lề đường hư hỏng khuyết sâu, bù lún, vuốt nối đường vào cầu êm thuận; triển khai và hoàn thành việc cắt cỏ các tuyến đường, phát quang đảm bảo tầm nhìn; sơn cọc tiêu, cột km và sơn cột báo hiệu, rà soát bổ sung hệ thống biển báo, biển chỉ dẫn tại các vị trí cần thiết trên các tuyến đường quản lý”, ông Lê Thành Huấn cho biết thêm.

Ðồng bộ, hiệu quả, tránh lãng phí nguồn lực

Trong huy động nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu HTGT, hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp tỉnh Cà Mau, vừa mới đây, Ban Cán sự Ðảng UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện từ nay đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, với nhiều nhóm nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm.

Theo đó, đối với vốn ngân sách Nhà nước (NSNN), sẽ tập trung triển khai các dự án giao thông trọng điểm, quan trọng, kết nối, lan toả, sử dụng nguồn vốn ngân sách Trung ương trên địa bàn tỉnh, như Dự án thành phần đoạn Hậu Giang - Cà Mau thuộc Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Ðông giai đoạn 2021-2025 (đoạn qua địa bàn tỉnh Cà Mau khoảng 21,9 km); đầu tư xây dựng tuyến tránh Quốc lộ 1 đoạn qua TP Cà Mau; tuyến đường Hành lang ven biển phía Nam (giai đoạn 2) kết nối cao tốc Cần Thơ - Cà Mau. Ðề xuất với Trung ương sớm đầu tư và hỗ trợ đầu tư tuyến cao tốc Cà Mau - Ðất Mũi; nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh từ TP Cà Mau đến Mũi Cà Mau... Ðồng thời, chủ động chuẩn bị thủ tục đầu tư các dự án đã được định hướng trong quy hoạch, kế hoạch có liên quan, để được Trung ương ưu tiên xem xét, hỗ trợ vốn ngay khi có nguồn hoặc để mời gọi đầu tư theo quy định.

Bố trí vốn ngân sách Trung ương để thực hiện các dự án động lực của tỉnh, như: Dự án đầu tư tuyến trục Ðông - Tây và cầu sông Gành Hào; đầu tư nâng cấp, mở rộng các tuyến đường: Cà Mau - Ðầm Dơi, Cái Nước - Vàm Ðình - Cái Ðôi Vàm, U Minh - Khánh Hội; tiếp tục tranh thủ nguồn vốn thực hiện dự án đầu tư tuyến đường ven biển đoạn qua tỉnh Cà Mau; đầu tư tuyến đường Ðầm Dơi - Năm Căn; nâng cấp kết cấu mặt đường Võ Văn Kiệt (đoạn từ tuyến đường Hành lang ven biển phía Nam đến đường Vành đai 2, TP Cà Mau); nâng cấp đường Vành đai 2 TP Cà Mau (đoạn từ đường Võ Văn Kiệt đến Quốc lộ 63); đầu tư tuyến đường Vành đai 3 TP Cà Mau...

Tiếp tục cơ cấu lại chi NSNN theo hướng tăng dần tỷ trọng chi đầu tư phát triển, tập trung nguồn lực để đảm bảo sử dụng 30-40% vốn đầu tư công của tỉnh bố trí cho các dự án đầu tư, xây dựng kết cấu HTGT.

Mời gọi đầu tư Sân bay Cà Mau đạt cấp 4C là một trong những nhóm nhiệm vụ, giải pháp được xác định từ nay đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Ðối với vốn ngoài NSNN, sẽ mời gọi đầu tư Sân bay Cà Mau đạt cấp 4C, Cảng biển tổng hợp Hòn Khoai, Cảng Sông Ðốc và một số công trình phù hợp bằng phương thức đối tác công tư (PPP) hoặc các hình thức phù hợp khác. Khai thác có hiệu quả Cảng Năm Căn. Rà soát, cải tạo, nâng cấp các tuyến đường vận tải thuỷ, các cảng thuỷ nội địa, đảm bảo đồng bộ theo cấp kỹ thuật và kết nối với các loại hình vận tải khác; xây dựng và công bố danh mục dự án nạo vét luồng đường thuỷ nội địa kết hợp thu hồi sản phẩm thuộc phạm vi quản lý của tỉnh để thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư tham gia thực hiện.

Kế hoạch cũng đặt ra thực tiễn cần nâng cao vai trò quản lý Nhà nước về đầu tư, khai thác kết cấu HTGT đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật trong quá trình khai thác và sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong việc xây dụng cơ sở hạ tầng, đảm bảo tính đồng bộ, khả thi, hiệu quả, tránh lãng phí nguồn lực. Thực hiện duy tu, bảo dưỡng thường xuyên các công trình hạ tầng đã đầu tư, đảm bảo hiệu quả khai thác lâu dài và tuổi thọ của công trình đầu tư. Song song đó, nâng cao năng lực của các chủ đầu tư, các ban quản lý dự án, các tổ chức tư vấn thiết kế, giám sát; kiên quyết loại bỏ các nhà thầu không đủ năng lực theo đúng quy định./.

 

Văn Ðum

 

Nhiều khó khăn trong thu quỹ Phòng, chống thiên tai

Quỹ Phòng, chống thiên tai (PCTT) được xác định là nguồn lực quan trọng để hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả, tái thiết sau thiên tai xảy ra. Tuy nhiên, tại huyện U Minh, nhiều năm qua việc thu quỹ PCTT luôn đạt thấp, nhiều đơn vị, doanh nghiệp đang chậm trễ trong việc nộp quỹ.

Bảo vệ nhà ở và sản xuất trước thiên tai

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện Phú Tân, mưa dông, lốc xoáy làm sập, tốc mái 24 căn nhà (sập hoàn toàn 5 căn, tốc mái 19 căn); chìm 3 tàu cá, hư hỏng 2 cụm pa nô, tổng thiệt hại trên 1 tỷ đồng.

Chủ động ứng phó thiên tai trên biển

Công tác phòng chống thiên tai (PCTT) trên biển đang được sự quan tâm đặc biệt, khi thời tiết biến đổi liên tục và thất thường. Ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (PCTT,TKCN&PTDS) tỉnh, có buổi trò chuyện cùng phóng viên Báo Cà Mau về nhiều phương án phòng chống thiên tai và hỗ trợ ngư dân trên biển trong tình hình biến đổi khí hậu (BÐKH).

Bắt giữ tàu chở hơn 70 ngàn lít dầu trái phép

Tàu chở trên 70 ngàn lít dầu DO trái phép bị bắt giữ trên vùng biển Tây Nam đã được dẫn giải về Cảng Hải đội 421 (Hải đoàn 42 - Vùng Cảnh sát biển 4) tại thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau, để tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Ðưa Nghị quyết 04 đến với ngư dân

Thời gian qua, các đơn vị Bộ đội Biên phòng (BÐBP) tỉnh Cà Mau tích cực thực hiện nhiều biện pháp để ngư dân chấp hành tốt Nghị quyết số 04/2024/NQ-HÐTP của Hội đồng Thẩm phán Toà án Nhân dân tối cao, về hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi liên quan đến khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép thuỷ sản.

Phối hợp bảo vệ an ninh Tổ quốc

Đại tá Nguyễn Phúc Cường, Phó giám đốc Công an tỉnh, cho biết: "Thời gian qua, việc phối hợp trong bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ) được sự quan tâm tích cực từ các đơn vị (Công an tỉnh, Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân) gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, các phong trào thi đua yêu nước; không để hình thành các điểm nóng về an ninh trật tự (ANTT) ở cơ sở. Cùng với đó, thông qua công tác phối hợp đã phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, chức sắc tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đạt nhiều kết quả quan trọng".

Kiểm soát chặt, thích ứng nhanh

Những tháng cuối năm, vùng biển phía Nam là nơi thường xuyên xuất hiện bão, mưa lớn và gió mạnh. Ðể đảm bảo an toàn cho người và phương tiện ra khơi, bên cạnh tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp an toàn, ngành chức năng và các địa phương trong tỉnh còn tăng cường kiểm tra, kiểm soát, hướng dẫn ngư dân trang bị những thiết bị cần thiết trên tàu cá.

Ðấu tranh với thông tin xấu, độc trên không gian mạng

Hiện nay, các thế lực thù địch, phản động đã và đang triệt để lợi dụng không gian mạng để đăng tải các thông tin xấu, độc, sai sự thật, gây hoang mang dư luận xã hội và đội ngũ cán bộ, đoàn viên, thanh niên trong lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh. Thực tế này đặt ra yêu cầu cần phát huy tốt vai trò của tuổi trẻ LLVT tỉnh trong đấu tranh phản bác các thông tin xấu, độc ấy, góp phần bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Ðảng trong tình hình mới.

Khai thác đi đôi với bảo tồn

Từ tuyên truyền vận động, tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, cho đến thành lập tổ quản lý cộng đồng, tổ chức phát động phong trào thi đua ở cả 3 cấp, tiến hành các hoạt động bảo tồn khôi phục nguồn lợi cá đồng... đó là hàng loạt giải pháp đã được triển khai nhằm mục tiêu ngăn chặn, tiến tới chấm dứt tình trạng khai thác thuỷ sản (KTTS) có tính huỷ diệt trên địa bàn tỉnh.

Cùng bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

Thời gian qua, các ngành, đơn vị, địa phương chức năng đã triển khai thực hiện Chỉ thị số 17 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về ngăn chặn khai thác nguồn lợi thuỷ sản có tính huỷ diệt trên địa bàn tỉnh khá chặt chẽ, đạt kết quả khả quan.