ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 20-9-24 21:47:21
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hạ tầng nông thôn Cà Mau bất cập và lãng phí

Báo Cà Mau (CMO) LTS: Cà Mau hiện tại có 29 xã (trong tổng số 82 xã) đạt chuẩn quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Cùng với làn gió “nông thôn mới”, những nẻo quê xa nhất của Cà Mau cũng đang chuyển mình khởi sắc, diện mạo nông thôn vùng đất cực Nam Tổ quốc đang thắm da, đỏ thịt từng ngày. Thế nhưng, ngay những người lạc quan nhất cũng nhìn thấy những bất cập, lãng phí, gây ra không ít hệ luỵ trong quá trình phát triển nông thôn Cà Mau. Loạt bài “Hạ tầng nông thôn Cà Mau bất cập và lãng phí” sẽ góp thêm một tiếng nói, một góc nhìn, một lát cắt để những người trong cuộc, các cấp, ngành chức năng tham khảo, phản hồi và từ đó có những giải pháp tháo gỡ kịp thời. Tất cả vì một nông thôn Cà Mau giàu đẹp, văn minh.

Bài 1: Lãng phí trong đầu tư

Hạ tầng nông thôn Cà Mau, chẳng cao xa gì mà nói nôm na là chuyện “điện, đường, trường, trạm”, bởi nhiều vùng quê ở đây chỉ vừa mới thoát khỏi cảnh biệt lập, đò giang cách trở. Xuất phát điểm thấp là vậy, nhưng có công trình đầu tư lên đến vài tỷ đồng chỉ để… đóng cửa.

Vẫn còn những vùng nông thôn trong tỉnh người dân mỏi mòn ngóng trông con lộ bê-tông, xài điện “chính chủ”, có lu nước đầy giữa mùa đại hạn… Trong giai đoạn đầu tư công khó khăn, nguồn lực đầu tư cho nông thôn như muối bỏ biển, những mong mỏi chính đáng của người dân vì vậy ngày thêm bức xúc.

Từ chuyện có nhưng không xài

Dư luận từ lâu đã đặt ra một câu hỏi lớn khi nhận thấy sự hiện của các trung tâm văn hoá - thể thao (trung tâm) ở những vùng quê. Theo số liệu từ Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau, đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh có 47/101 xã, phường, thị trấn có thiết chế văn hoá này. Mục tiêu của các trung tâm thì quá rõ, là nơi sinh hoạt, nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần cho nhân dân. Nhưng kết quả thì cũng chỉ rõ, rất ít trung tâm hoạt động thực sự hiệu quả, lãng phí ngân sách.

Xin trở lại với những ý kiến tâm huyết của ông Trần Hiếu Hùng, Giám đốc Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau: “Sẽ rà soát, dừng lại việc đầu tư xây dựng các trung tâm không cần thiết, không phù hợp. Đồng thời, thí điểm và nhân rộng mô hình các trung tâm hoạt động hiệu quả”. Ông Trần Hồng Quân, Phó chủ tịch UBND tỉnh, chỉ đạo: “Nếu xây mà không phục vụ nhân dân, không thu hút được người dân thì ngừng đầu tư”. Tuy nhiên, có một thực tế khác, đó là nếu không có trung tâm này thì các xã đừng mong về đích… nông thôn mới. Vậy là, thực tế không hiệu quả vẫn cứ là thực tế, việc đầu tư cứ phải triển khai bởi lộ trình, kế hoạch và thành tích.

Chính Chủ tịch UBND huyện Thới Bình Trần Văn Dũng khi đề cập đến hiệu quả hoạt động của các trung tâm cũng ngập ngừng: “Huyện có 10/11 xã, thị trấn đã có trung tâm, hiệu quả thì có nhưng chưa phát huy hết công năng”. Suất đầu tư các trung tâm ở Thới Bình cũng ở mức dao động từ 5-7 tỷ đồng/trung tâm. Thới Bình cũng là huyện chỉ đạo điểm để xây dựng đạt chuẩn văn hoá của tỉnh (dự kiến năm 2020 sẽ về đích huyện nông thôn mới) nhưng tìm mỏi mắt ông Dũng cũng chỉ được xã Trí Phải là hoạt động thực sự có chất lượng. Đương nhiên, các trung tâm còn lại cũng hoạt động nhưng… tuỳ theo thời tiết nắng mưa, theo các dịp lễ hội… còn nhu cầu của người dân tuột xuống hàng thứ yếu.

Ghé thăm Trung tâm Văn hoá - Thể thao xã Khánh Lộc (xã nông thôn mới của Trần Văn Thời), chúng tôi đã không khỏi chạnh lòng khi chứng kiến cảnh 3 cán bộ của xã phải “bó tay” khi mở cửa chính của thiết chế này. Anh Đinh Tấn Lạc, Phó chủ tịch UBND xã, cười méo xệch: “Chắc tại nó bị kẹt”. Nơi chúng tôi đứng, gạch nền sụp lún, cửa khoá then cài, cán bộ mở còn không ra huống hồ gì phục vụ cho ai. Vậy nhưng anh Lạc vẫn cam đoan: “Hoạt động cũng đều lắm”, nào là câu lạc bộ võ thuật, cầu lông, đờn ca tài tử… nhưng thật ra tất cả các hoạt động trên đều diễn ra ở bên ngoài trung tâm.

3 cán bộ xã Khánh Lộc không mở được cửa chính của Trung tâm Văn hoá - Thể thao xã

Thêm một câu chuyện về “cái trung tâm”, anh Châu Minh Đảm, Phó chủ tịch UBND xã Khánh Hội, huyện U Minh rầu rầu: “Cái trung tâm xây không bao lâu thì sụp, sụp xong rồi sửa, sửa rồi lại sụp. Ở đây lâu lâu cũng tổ chức… đánh cầu lông”. Nhìn cái trung tâm nằm cạnh UBND xã, phía trước là một ao nước mênh mông, xuống cấp và lạc lõng, chúng tôi cũng không hỏi thêm về số tiền để xây dựng nên cơ ngơi này. Nếu có cũng nhận được câu trả lời thế này: “Ở trên đầu tư, xong bàn giao lại, địa phương cũng không nắm được nhiều thông tin”.

Cũng tại Khánh Hội, khu chợ bách hoá tổng hợp xây dựng hơn 5 tỷ đồng, 48 sạp giờ hoang vắng, lác đác vài người bám trụ. Anh Võ Trường Sơn, Trưởng Ban Quản lý chợ lắc đầu ngao ngán: “Người ta bỏ đi rồi, mình thuyết phục nhưng bà con cũng hết tin”. Bởi có một thực tế, khu chợ này xây chỉ căn cứ vào tính toán hết sức chủ quan của cấp thẩm quyền mà không khảo sát, lấy ý kiến người dân và tính toán khả năng phát triển.

Chợ Khánh Hội xây với kinh phí trên 5 tỷ nhưng giờ chỉ còn vài hộ bám trụ.

Chị Dương Thị Phượng, tiểu thương quyết bám trụ với ngôi chợ này hơn 2 năm qua, vừa dọn hàng vừa uể oải: “Cửa biển thì cạn, chợ nhóm nhiều quá trời, ở đây ế ẩm quá. Người ta dọn trước, chắc tui cũng dọn theo thôi”.

đến nơi cần thì không có

Điệp khúc “mỏi mòn chờ…” hạ tầng nông thôn xem ra không quá xa lạ với người dân Cà Mau, nhất là ở những tuyến, nhánh heo hút ở vùng sâu, xa. Người ta chờ gì cho cam, chờ lộ, chờ điện, chờ nước… chờ những thứ thiết thân với đời sống của mình.

Thới Bình là địa phương đi đầu trong phát triển giao thông nông thôn nói riêng và hạ tầng nông thôn nói chung của Cà Mau.

Ông Trần Văn Dũng tự tin: “Tất cả các trục, tuyến chính đều có ô tô về đến trung tâm xã, thị trấn. Thới Bình đã đạt được nhiều kết quả khả quan trong việc thay đổi diện mạo nông thôn. Các tuyến nhánh đều ít nhất có 1 bên đã làm lộ”. Để rồi chính ông vấp phải sự chất vấn khá quyết liệt của cử tri xã Thới Bình, trong đó có chị Lê Thị Trang, nhà ở Ấp 6 xã này, đặt vấn đề: “Từ kinh Tám Thước về Đồng Sậy hơn 3 cây số, cả 2 bên đều có lộ mà bà con còn phải xài điện chia hơi, đề xuất hoài mà không có thay đổi”.

Phó chủ tịch UBND xã Thới Bình Nguyễn Thanh Toàn thừa nhận: “Huyện đầu tư theo điểm nông thôn mới, nên 2 năm qua vốn đầu tư hạ tầng của xã hầu như không được rót về”.

Lần theo đoạn giáp nhau giữa Ấp 1 và Ấp 3 xã này, anh Lê Minh Luân, Trưởng ấp 3 cho biết: “Đoạn giáp nhau này hơn 30 hộ cũng chưa có điện xài đâu”. Cũng ở Ấp 3, những người nông dân chưng hửng khi tuyến kinh Nhà Nước bị UBND xã “trả lại” 200 triệu đồng tiền vốn đối ứng để xây lộ giao thông. Nghĩa là, chưa biết đến mùa mưa nào người dân nơi đây mới hết cảnh lầy lội, sình bùn.

Một mối nguy của nông thôn mà hầu hết mọi người đã và đang cảm nhận được đó là rác thải. Theo số liệu báo cáo, hầu hết các địa phương đều có chủ trương, giải pháp và kết quả đạt được khá tích cực trong việc xử lý rác thải nông thôn. Tuy nhiên, những người dân quê Cà Mau đang dần dần tự giết chính mình vì rác. Ám ảnh này càng dữ dội ở những đô thị vùng nông thôn đang trên đà “nổi giò” phát triển ở Cà Mau. Về thị trấn Sông Đốc, tình hình xử lý rác thải sinh hoạt, sản xuất ngày càng đáng báo động.

Tìm hiểu về vấn đề này, ông Nguyễn Phương Đông, Phó chủ tịch UBND thị trấn Sông Đốc, cho rằng: “Thị trấn cũng có tổ thu gom rác bằng thùng lưu động, tập kết ngoài bãi tạm ở Khóm 11”. Khi chúng tôi đến bãi rác tạm, cảnh tượng ô nhiễm, mất vệ sinh và bừa bãi thật khó tả. Chính ông Đông cũng thừa nhận: “Tập kết rác lâu mà xử lý qua loa nên rác ùn ứ, rồi gây ô nhiễm, ảnh hưởng lớn đến bà con xung quanh”.

Cảnh tập kết, xử lý rác qua loa, tạm bợ tại bãi tập kết rác thuộc Khóm 11, thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời.

Tại thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, người dân cũng ngán ngẩm với rác. Anh Lại Tấn Tài, Khóm 1, than thở: “Rác nhiều vậy mà không có bãi thu gom, không có nhà máy xử lý thì chẳng bao lâu nữa sẽ tràn ngập rác”.

Ở nông thôn có chương trình “5 không 3 sạch” do Hội Liên hiệp Phụ nữ triển khai, trong đó có việc phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt ở các hộ gia đình. Tuy nhiên, chúng tôi lại rất tâm đắc với ý kiến của ông Thái Trường Giang, đại biểu Quốc hội: “Bà con có gom rác, rồi cứ tối tối lại vứt xuống sông. Thử hỏi rác ở đâu ra mà tràn ngập, mà ô nhiễm đến thế”. Đã đến lúc xử lý rác thải không còn là chuyện ý thức, mà cần phải có sự vào cuộc, sự đầu tư đúng mức và đúng cách. Một vấn đề liên quan hệ trọng đến sức khoẻ, sự phát triển bền vững của nông thôn Cà Mau, chẳng hiểu sao lại cứ phó thác cho người dân và đặt xuống hàng thứ yếu.

Ở thị trấn Sông Đốc, chúng tôi gặp chị Lê Cẩm Trang, Khóm 6B, chị than thở: “Xài nước của bồn do tư nhân thầu, mà nước dơ dữ lắm”. Hỏi ra, người dân ở đây chỉ dám xài nước để tắm, giặt, còn ăn uống phải xài nước đóng bình hoặc tích trữ nước mưa. Người nghèo quá thì… nhắm mắt xài đại.

Cũng chưa thương bằng thông tin mấy trăm hộ dân ở Khánh Hoà, huyện U Minh phải chạy vạy vay tiền để khoan cây nước. Trước đây là Biển Bạch (thuộc huyện Thới Bình), giờ là các xã vùng ven biển có nguy cơ xâm nhập mặn thuộc hầu hết các huyện. Chẳng hiểu sao, tới mùa hạn những vùng quê xa ở Cà Mau lại cứ thiếu và thiếu nguồn sống tối quan trọng này. Và tình trạng ngày càng căng thẳng./.

Hết năm 2017, toàn tỉnh xây dựng thêm 367 km lộ giao thông, 300 km lộ đất đen, 81/82 xã có lộ ô-tô về trung tâm, nhưng số xã đạt tiêu chí giao thông chỉ 27/82 xã, chiếm 32,9%”. Số xã đạt tiêu chí về điện là 58/82, đạt 70,9%. 44/82 xã xây dựng trung tâm văn hoá - thể thao; 35/82 xã đã tổ chức thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn tập trung, còn lại xử lý thủ công; tỷ lệ sử dụng nước hợp vệ sinh đạt trên 87%; 46/82 xã đạt tiêu chí về vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm.

Năm 2017, kế hoạch vốn xây dựng nông thôn mới toàn tỉnh là gần 2.000 tỷ đồng, huy động được trên 1.700 tỷ đồng. Bình quân, mỗi xã đã tăng thêm 8,9 tiêu chí từ khi bắt đầu Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

 

Phạm Hải Nguyên 

Bài 2: Tái định cư "thất thủ"

Giải quyết nhanh thủ tục cho người dân

Nỗ lực cải cách hành chính (CCHC), hướng đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, chính quyền xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời tạo được niềm tin trong Nhân dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước.

Rạch Gốc quyết tâm xây dựng nền hành chính văn minh

Thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số, thị trấn Rạch Gốc đang dồn lực, quyết tâm cao để xây dựng nền hành chính “văn minh”, “hiện đại”, phục vụ tốt nhất cho người dân.

Hoà Mỹ - Hướng dẫn nhiệt tình, giải quyết nhanh gọn

Thời gian qua, UBND xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước nỗ lực thực hiện cải cách hành chính (CCHC), tạo chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Giải quyết toàn trình khi đăng ký, cấp biển số xe lần đầu

Thời gian qua, ngành thuế tích cực đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người nộp thuế (NNT). Trong đó, giải quyết thủ tục khai, nộp lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy đem lại hiệu ứng tích cực.

“Thị sát” bộ phận một cửa

Ðóng vai một người dân đến thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) tại bộ phận một cửa ở một số xã trên địa bàn tỉnh, thành viên Ðoàn Kiểm tra cải cách hành chính (CCHC) tỉnh đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong thái độ tiếp công dân của công chức. Cũng từ những chuyến “thị sát” thực tế này đã ghi nhận nhiều hạn chế nhất định.

Cải cách mạnh mẽ nền hành chính ở cơ sở

Là nơi trực tiếp làm việc với công dân, chính quyền cơ sở (xã, phường, thị trấn) trên địa bàn tỉnh không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc xây dựng chính quyền gần dân, vì dân được thể hiện rõ nét trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC), xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, trình độ, gần dân và sát dân.

Ðem lợi ích đến người dân

Thời gian qua, để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, huyện Ðầm Dơi không chỉ rà soát, cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) mà còn triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá phương thức chỉ đạo, điều hành và tiếp nhận, giải quyết TTHC, tăng tỷ lệ hồ sơ trực tuyến.

Nỗ lực dỡ rào cản “Chi phí không chính thức”

Ðược đánh giá là chỉ số nhạy cảm nhất trong 10 chỉ số thành phần cấu thành Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số “Chi phí không chính thức” của tỉnh Cà Mau trong năm qua mặc dù ghi nhận có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vấn đề cải thiện đối với chỉ số này vẫn còn chậm so với mục tiêu đề ra.

Rõ người, rõ việc, rõ thời gian

“Việc cải cách hành chính (CCHC) cần rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm... để dễ kiểm tra, dễ đánh giá, dễ thúc đẩy, khơi thông nguồn lực đất nước”, đây là yêu cầu được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhắc lại nhiều lần trong các cuộc họp liên quan đến công tác CCHC với các địa phương.

Gỡ “điểm nghẽn” trong đào tạo lao động

Ðứng vị trí 52/63 tỉnh, thành cả nước, Chỉ số thành phần Ðào tạo lao động trong Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Cà Mau được đánh giá còn nhiều hạn chế, tiêu cực. Trong đó, nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ về công tác đào tạo lao động, tuyển dụng lao động, chất lượng lao động qua đào tạo, hướng đến cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp (DN).