ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 9-7-25 10:46:02
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hầm than nơi xứ rừng

Báo Cà Mau (CMO) Nghề hầm than không đòi hỏi nhiều vốn, tuy nhiên cũng lắm gian nan và chật vật. Vậy mà ngày nay vẫn còn không ít hộ theo nghề, vì cuộc mưu sinh hay vì muốn níu giữ làn khói thân thương bên hàng tràm của đất rừng U Minh…

Bà Nguyễn Thị Minh (73 tuổi) ở xã Khánh Thuận, huyện U Minh, cho biết, từ nhỏ bà đã thấy ở quê mình có nghề hầm than. Thuở ấy rừng ở Cà Mau còn hoang vu, bạt ngàn, người mưu sinh bằng nghề này chỉ cần vào rừng đốn cây đem về hầm là có than để bán. Có lẽ vậy mà những năm 50-60, nghề hầm than phát triển rầm rộ, có lúc chỉ tính trong vùng U Minh đã có hơn 300 lò than, chưa kể hàng trăm hộ dân khác hầm than nhỏ lẻ tại nhà. Gỗ để hầm than rất đa dạng, hầu hết là các loài cây gỗ sống trong rừng ngập mặn ở U Minh cho than có độ cháy lâu và tạo nhiệt cao hơn các loại gỗ khác nên được nhiều người ưa chuộng.

Sau 3 ngày un, mỗi mẻ sẽ cho khoảng 200-300 kg than.

Ngày nay người dân không được phép tự ý vào rừng để đốn củi như trước, nhằm để bảo vệ và tránh tình trạng cháy rừng. Do vậy, các hộ hầm than phải đặt mua gỗ nguyên liệu từ các nơi được phép khai thác với giá từ 3.000-5.000 đồng/cây tràm. Tràm sau khi mua về phải được lột sạch vỏ, cắt thành từng khúc đều nhau, chất đứng thành đống như hình nón lá sao cho khít với nhau. Sau đó dùng vỏ tràm, cỏ rác quanh nhà đắp lên, un từ 3-4 ngày thì mới chín than. Người đốt phải theo dõi lò than suốt ngày đêm để tránh lò bị tắt hoặc mưa gió, cháy lan… Người hầm than lâu năm chỉ cần ngửi mùi khói hoặc nhìn màu sắc của lửa là có thể biết được than đã chín hay chưa. Than khi đã đủ lửa sẽ được đắp lên bằng một lớp bùn, sao cho kín khí, để cho than tự tắt và nguội dần. Than khi đã nguội sẽ được mở lò lấy ra và chọn lọc, lấy những loại đã thực sự chín, còn những cây “non” chưa đủ lửa thì chừa lại để lần hầm sau.

Trung bình một mẻ than phải đốt khoảng 0,5 m3 gỗ tràm (tương đương khoảng 3-4 triệu đồng), sau 3 ngày un sẽ cho ra từ 10-15 bao than, mỗi bao khoảng 20-30 kg. Với giá bán than tràm hiện nay từ 10.000-15.000 đồng/kg, sau khi trừ các chi phí người hầm than có thể lãi từ 500.000-800.000 đồng/mẻ than. Thương lái đến tận nhà thu mua, sau đó chuyển đi bán ở nhiều nơi, như Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang…

Hiện nay toàn huyện U Minh còn khoảng 50 hộ hầm than thủ công, bên cạnh đó một số lò than khác thực hiện liên kết sản xuất hợp tác xã, đảm bảo công tác bảo vệ môi trường và bảo vệ rừng. Gần đây, nghề hầm than được UBND tỉnh Cà Mau công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của địa phương, có nhiều chính sách bảo tồn, phát huy các giá trị tích cực, đồng thời thực hiện quản lý theo quy định của pháp luật./.

 

Phương Anh

 

Chủ động thích nghi chặng đường mới

Tiếng gà gáy liên hồi ngay giữa lòng nội đô Cà Mau khiến tôi bất ngờ khi đang tập thể dục buổi sáng. Ánh mặt trời từ phía sân bay dần hửng đỏ, mỗi lúc một sáng tỏ từng ngôi nhà lô nhô thấp cao. Từ phía ngược lại, tiếng chuông Nhà thờ Giáo xứ Cà Mau đổ dồn 3 tiếng đúng lúc đồng hồ hiển thị 6 giờ... Tất cả báo hiệu một ngày mới bắt đầu! Rời khu nhà trọ của gia đình đang lưu trú ở phường Tân Thành, tôi chuẩn bị cho ngày làm việc đầu tiên của mình ở tỉnh lỵ Cà Mau sau hợp nhất địa giới hành chính giữa 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau.

An cư song hành lạc nghiệp

Những căn nhà mới trong chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát sẽ khó bền vững nếu người dân không có sinh kế. Một số nơi đã gấp rút triển khai thực hiện Đề án hỗ trợ sinh kế cho các hộ dân, đặc biệt là các hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách và đồng bào dân tộc thiểu số. Mục tiêu nhằm giúp người dân ổn định cuộc sống, có điều kiện phát triển kinh tế bền vững.

Ghi dấu ấn hoạt động thiện nguyện

Những năm qua, Công ty Cổ phần Ðầu tư và Xây dựng Phước Thành (Cà Mau) không chỉ được biết đến là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng, mà còn ghi dấu ấn mạnh mẽ qua các hoạt động thiện nguyện, đặc biệt là các hoạt động phát triển phong trào thể dục thể thao, bóng đá phủi tại địa phương.

Mái ấm nghĩa tình cho thân nhân liệt sĩ CAND

Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an Nhân dân (19/8/1945-19/8/2025) và 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005-19/8/2025), ngày 4/7, Công an tỉnh Cà Mau tổ chức lễ trao Quyết định hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà tình nghĩa cho gia đình ông Trương Văn Hoàng, thân nhân trực tiếp thờ cúng liệt sĩ CAND Trương Văn Hiệp.

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân bàn giao 4 “Nhà đồng đội”

Ngày 4/7, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân phối hợp với cấp uỷ, chính quyền địa phương tổ chức lễ khánh thành và bàn giao 4 “Nhà đồng đội” trên địa bàn tỉnh An Giang và Cà Mau.

Thêm 3 cây cầu, 1 mái ấm từ Tổ chức The Corea Peace3000

Ngày 3/7, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Cà Mau phối hợp cùng Tổ chức The Corea Peace3000 (Hàn Quốc) và chính quyền địa phương bàn giao nhà tình thương cho hộ nghèo tại xã Sông Đốc và khánh thành 3 cây cầu giao thông nông thôn tại xã Khánh An.

Sai lầm trong sơ cứu rắn cắn - Hậu quả khó lường

Mùa hè là thời điểm trẻ em nghỉ học, vui chơi nhiều hơn nên cũng là lúc dễ xảy ra các tai nạn ngoài ý muốn, trong đó có những tình huống nguy hiểm nhưng thường bị xem nhẹ, đó là bị rắn cắn.

Mối đe doạ thầm lặng với trẻ nhỏ

Hút thuốc lá không chỉ là thói quen có hại với chính người hút thuốc mà còn là nguyên nhân gây ra nhiều hệ luỵ nghiêm trọng cho những người xung quanh, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Thầm lặng gieo sự sống

Nhiều lần hiến máu; tích cực vận động, tuyên truyền trong xã hội về ý nghĩa của hiến máu nhân đạo..., đó là hành trình miệt mài, không ngừng nghỉ của anh Huỳnh Tiến Sơn. Anh vinh dự là 1 trong 100 đại biểu toàn quốc được Ban Chỉ đạo quốc gia vận động hiến máu tình nguyện (HMTN) tôn vinh Người HMTN tiêu biểu toàn quốc năm 2025.

Kiểm tra công tác tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn        

Chiều 2/7, đoàn giám sát Trung ương về tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn do ông Lưu Đình Quý, Tổ trưởng tổ thu thập và xử lý dữ liệu điều tra thống kê, Ban điều tra thống kê làm trưởng đoàn đến kiểm tra công tác tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn 2025 tại tỉnh Cà Mau.