ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 1-2-25 08:08:22
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hàng trăm hộ dân xã Khánh Hoà thiếu nước ngọt

Báo Cà Mau (CMO) Phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nước mưa nên mỗi khi đến mùa khô khoảng 230 hộ dân tuyến Lung Ngang thuộc Ấp 2, xã Khánh Hoà, huyện U Minh thiếu nước ngọt nghiêm trọng. Mùa khô năm nay cũng không ngoại lệ, tình trạng thiếu nước ngọt vẫn đang là gánh nặng của người dân nơi đây.

Tuyến kinh Lung Ngang dài khoảng 6 km, hiện có 230 hộ dân đang sinh sống hai bên bờ kinh, tất cả đều rơi vào tình cảnh thiếu nước ngọt để phục vụ sinh hoạt và ăn uống hằng ngày. Trưởng Ấp 2 Triệu Phú Quốc cho biết, thực trạng thiếu nước ngọt đã diễn ra mấy chục năm kể từ ngày gia đình ông chuyển về đây sinh sống.

 

Do chưa có nước nối mạng nên từ xưa đến nay người dân nơi đây chủ yếu sử dụng nguồn nước mưa và nước ngầm từ giếng khoan. Tuy nhiên, ông Quốc cho biết, nước giếng khoan trước giờ đều bị mặn và nhiễm phèn nặng nên chủ yếu dành để tắm, giặt giũ, còn việc ăn uống có hộ sử dụng nước mưa, có hộ đổi nước bình. Từ đó, chi phí phục vụ việc ăn uống tăng lên rất cao, nhất là đối với những trường hợp hộ nghèo và cận nghèo.

Chỉ tay vào những vật dụng dùng để lóng nước ngầm phục vụ sinh hoạt hằng ngày đã bị đóng một lớp phèn vàng cháy, ông Quách Lý Răng cho biết: “Ngày nào cũng chùi rửa nhưng phèn đã nhuộm hết màu các vật dụng. Quần áo sáng màu chỉ cần giặt bằng nước này vài lần đều chuyển qua màu vàng hết”.

Vị trưởng ấp Triệu Phú Quốc tiếp lời: "Chỉ cần bơm nước để 2 ngày là dưới đáy xô phèn đóng lên một lớp gần 10 cm. Nước này lấy đi tưới cây, tưới rau gì cũng đều chết sạch. Giếng khoan càng sâu thì độ phèn, mặn càng cao, có trường hợp cố tình khoan giếng đến 160 m, nhưng cũng không xài được".

Gánh nặng tiền nước là một trong những nguyên nhân khiến nhiều hộ nghèo, cận nghèo của ấp vốn đã khó lại thêm khó. Trường hợp gia đình ông Quách Lý Răng là một minh chứng. Ông Răng cho biết, gia đình ông thuộc diện hộ nghèo của ấp, cuộc sống hằng ngày chỉ phụ thuộc vào 6 công đất nuôi tôm, cua thu nhập không được bao nhiêu. Trong khi đó, mỗi tháng cần khoảng 15 bình nước lọc phục vụ việc nấu ăn và uống. Với giá hiện nay là 14.000 đồng/bình thì mỗi tháng ông phải mất đến 210.000 đồng tiền nước... Đây thật sự là một gánh nặng đáng kể cho những hộ nghèo và cận nghèo của ấp.

Trên địa bàn Ấp 5 của xã Khánh Hoà cũng có hơn 70 hộ đang trong tình trạng thiếu nước ngọt.

Phó chủ tịch UBND xã Khánh Hoà Phạm Hồng Ngự cho biết, ngoài tuyến Lung Ngang ở Ấp 2, trên địa bàn xã còn thêm 2 tuyến bà con cũng đang rơi vào tình cảnh thiếu nước ngọt để sinh hoạt và sản xuất. Cụ thể tuyến Kinh 2 và tuyến Lung Vườn thuộc Ấp 5 với khoảng trên 70 hộ. Tình trạng thiếu nước ngọt phục vụ sinh hoạt và sản xuất của xã ngày một nghiêm trọng bắt đầu diễn ra từ năm 2016 đến nay. Xã đã có báo cáo và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền để có giải pháp hỗ trợ người dân trước mắt và lâu dài.

Nguyễn Phú 

Liên quan đến tình trạng thiếu nước ngọt của người dân Ấp 2, xã Khánh Hoà, Phó bí thư Tỉnh uỷ Cà Mau Phạm Bạch Đằng đã chỉ đạo Sở NN&PTNT, Trung tâm Nước sạch và Môi trường nông thôn tỉnh sớm khảo sát để có giải pháp trước mắt giúp người dân vượt qua khó khăn trong mùa khô này. Đồng thời, phải có phương án khắc phục cơ bản, lâu dài trong thời gian sớm nhất.

Tận tình phục vụ những ngày cận Tết

Năm 2024, chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) trên địa bàn huyện Năm Căn ngày càng được nâng lên, tỷ lệ hồ sơ giải quyết trước hạn và đúng hạn cho tổ chức, cá nhân đạt cao. Ðặc biệt, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC được đẩy mạnh.

Tiếp tục tinh gọn bộ máy và nâng cao chỉ số hài lòng của người dân

Chiều 15/1, Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình, Phó trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ chủ trì phiên họp thứ 9 của Ban Chỉ đạo theo hình thức trực tiếp và trực tuyến với 63 điểm cầu trên cả nước.

Dịch vụ công trực tuyến: Không làm thay người dân

Nhằm từng bước hình thành thói quen và nâng cao kỹ năng tự thực hiện dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) của người dân, Chủ tịch UBND tỉnh vừa chỉ đạo thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, chủ tịch UBND các huyện, thành phố chỉ đạo công chức, viên chức (CC,VC) làm việc tại bộ phận một cửa thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, đơn vị tiếp tục tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện DVCTT, không trực tiếp làm thay, để người dân quen dần thao tác, các bước thực hiện trên môi trường điện tử.

Cà Mau tiếp tục dẫn đầu cả nước về chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp

Với 91,6 điểm, tăng 1,43 % so với năm 2023, tỉnh Cà Mau tiếp tục giữ vị trí đứng đầu các tỉnh thành cả nước về Bộ chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp năm 2024. Đây cũng là năm thứ 2 liên tiếp Cà Mau dẫn đầu cả nước về bộ chỉ số này.

Khánh Hoà hoàn thành sớm kế hoạch CCHC năm 2024

Chú trọng đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ công tác cải cách hành chính (CCHC), xã Khánh Hoà (huyện U Minh) đã hoàn thành 17/17 nhiệm vụ theo kế hoạch năm 2024, đạt 100%.

Bước nhanh hơn để tạo đột phá

Xây dựng Chính quyền điện tử (CQÐT) hướng đến Chính quyền số (CQS) là mục tiêu quan trọng mà tỉnh Cà Mau nỗ lực hướng tới, nhằm tạo đột phá trong công tác cải cách hành chính (CCHC), góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước, đáp ứng yêu cầu phục vụ người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Sự hài lòng của người dân là thước đo chất lượng

Với phương châm “Lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo chất lượng”, thời gian qua, huyện Ngọc Hiển đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, tạo chuyển biến tích cực trong công tác cải cách hành chính (CCHC), nhất là chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) ngày một nâng lên, đem lại nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp. Qua đó, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân, xây dựng chính quyền ngày càng thân thiện, vì Nhân dân phục vụ.

Nỗ lực tạo đột phá

Năm 2024, công tác chỉ đạo triển khai, thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính (CCHC) được TP Cà Mau quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, thông suốt. Ðến nay, thành phố đã hoàn thành 23/23 nhiệm vụ CCHC. Chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho tổ chức, cá nhân trên địa bàn được nâng cao. Mức độ hài lòng của người dân về giải quyết TTHC đạt 100%.

Quyết tâm cải cách tốt hơn

Với quan điểm “Lấy người dân, doanh nghiệp là chủ thể, là trung tâm của cải cách hành chính; tất cả hướng đến mục tiêu là phục vụ người dân, doanh nghiệp”, huy động sự vào cuộc với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị... công tác cải cách hành chính (CCHC) năm 2024 của tỉnh đạt được nhiều kết quả nổi bật, tiến bộ. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần tiếp tục khắc phục, tạo sự thông suốt để phục vụ người dân và cộng đồng doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Ðiểm nhấn thành tựu cải cách hành chính

Cà Mau là một trong những địa phương đầu tiên trên cả nước hoàn thành sớm việc kết nối Hệ thống Thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh với Hệ thống Ðịnh danh và xác thực điện tử của Bộ Công an, để phục vụ chuyển đổi sang sử dụng VNeID làm tài khoản duy nhất trong thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công trên môi trường điện tử kể từ ngày 1/7/2024. Cùng với đó, Cà Mau là 1 trong 14 địa phương hoàn thành sớm việc số hoá dữ liệu sổ hộ tịch lịch sử trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 87/2020/NÐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ (giao trước ngày 31/12/2024).