ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 20-9-24 21:34:14
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hãy bảo vệ trẻ em bằng hành động!

Báo Cà Mau (CMO) Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh xảy ra nhiều vụ tai nạn đuối nước thương tâm trong lứa tuổi học sinh, nhất là bậc tiểu học. Trong khi mạng lưới sông ngòi dày đặc, chỉ cần một phút lơ là của các bậc phụ huynh, “thuỷ thần” có thể cướp các em đi bất cứ lúc nào.

Năm 2017, toàn tỉnh có 358 em bị tai nạn thương tích do té ngã, bỏng, đuối nước, trong đó có 30 trường hợp tử vong, trong độ tuổi dưới 15 và phần lớn là bé gái. Con số này cho thấy, hiện nay trẻ em sống trong môi trường chưa đảm bảo an toàn. Sự quan tâm, chăm sóc của một bộ phận người lớn chưa được toàn diện. Khi có tai nạn xảy ra, đa phần các em đều không được cứu kịp thời, dẫn đến những cái chết thương tâm.

Đau lòng tai nạn đuối nước 

Mạng lưới sông ngòi, kinh rạch chằng chịt, nhiều học sinh đến trường phụ thuộc vào đường thuỷ mà không được trang bị áo phao, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy hiểm.

Người dân ấp Trùm Thuật A, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời vẫn chưa quên chuyện 2 bé gái chết đuối thương tâm vào năm 2016. Đó là em Lê Thị Kim Hường, 13 tuổi và Nguyễn Kim Mến, 11 tuổi, nhà ở đối diện nhau. Theo thông tin từ 2 gia đình, lúc đó, em Lê Thị Kim Hường đang sống cùng với ông bà ngoại, cha mẹ em đã ly dị và đi làm ăn xa, còn Nguyễn Kim Mến ở nhà với mẹ, cha đang đi đánh bắt thuỷ sản ngoài biển.

Vào ngày 2/7, Hường rủ Mến qua nhà chơi và sau đó cùng xuống mé sông tắm. 2 em không biết lội nên chỉ bám vào khúc gỗ và đoạn cây chuối rất ngắn. Do trong lúc bơi bất cẩn, 2 em đã bị đuối nước, không có người lớn trông chừng nên không kịp cứu vớt.

Gần đây là vụ 3 bé gái chết đuối tại bến phà Nam Nghĩa, thuộc ấp Nam Nghĩa, xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển vào ngày 23/3/2017. Đó là các em: Lê Khánh Vy (9 tuổi), Lê Ánh Vy (8 tuổi) và Phan Như Anh (8 tuổi), đều là học sinh Trường Tiểu học Tân Ân Tây. Ông Lê Thái Hoà (ông nội của Khánh Vy, Ánh Vy và là ông ngoại của Như Anh) đau đớn: “3 cháu đi tắm vuông gần đây thì được hàng xóm kêu về nhà tôi. Tới chiều, 3 cháu chạy xe đạp đi chơi. Một chút sau, cha tụi nhỏ đi kiếm thì thấy 3 chiếc xe đạp đậu ở bến phà mà không thấy người nên mới hô lên nhờ hàng xóm tìm kiếm. Chừng 1 tiếng sau mò được xác 3 cháu. Có cháu Khánh Vy biết bơi, còn Ánh Vy và Như Anh chưa biết bơi, chắc thấy 2 em bị đuối nước nên Khánh Vy cứu mà không được. Ở đây xung quanh toàn là sông nước, tụi nhỏ thích đi tắm sông, tắm vuông, phải chi lúc đó có người lớn đi theo thì 3 cháu đâu bị chết đuối”.

Đó chỉ là 2 trong rất nhiều trường hợp tai nạn trẻ em đuối nước thời gian qua. Để chủ động đề phòng, hạn chế các vụ tai nạn đuối nước, đảm bảo an toàn tính mạng đối với học sinh, sinh viên trong dịp hè năm 2018, Bộ GD&ĐT vừa có văn bản gửi Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố trong cả nước. Văn bản yêu cầu tăng cường công tác chỉ đạo, đẩy mạnh tuyên truyền, thực hiện phòng, chống tai nạn thương tích và đuối nước cho học sinh, trẻ em và các văn bản chỉ đạo của ngành về việc tăng cường các giải pháp phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước cho trẻ em, học sinh, sinh viên.

Hãy bảo vệ trẻ bằng hành động

Các em nhỏ ở TP Cà Mau tham gia lớp học bơi tại Nhà Thiếu nhi tỉnh để trang bị kỹ năng bơi lội và phòng chống đuối nước.

Phần lớn tai nạn đuối nước ở trẻ em đều xuất phát từ các nguyên nhân chủ quan nên hoàn toàn có thể phòng tránh được. Với các em nhỏ, cần được quan tâm, theo dõi chặt chẽ, đặc biệt là trang bị cho trẻ kỹ năng tự bảo vệ mình trước nguy cơ đuối nước. Vì vậy, việc “phổ cập bơi” cho trẻ là điều cấp thiết. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có khá nhiều cơ sở dạy bơi cho trẻ. Thông thường mỗi lớp dạy khoảng 20 buổi thì trẻ đã có khả năng bơi lội. Các vụ đuối nước ở trẻ em đã trở thành hồi chuông cảnh tỉnh, nhận thức của gia đình, nhà trường vùng sâu về việc trang bị kỹ năng bơi cho trẻ ngày càng được nâng lên.

Chị Trần Thị Thanh Thuý, ấp Ô Rô, xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, chia sẻ: “Mỗi ngày tôi đều đưa con qua phà đi học bên Rạch Gốc. Thấy sông nước mênh mông, ngoài giờ đưa đón con, mình không thể theo con suốt được, nên khi có mở lớp là tôi cho con đi học bơi để phòng thân”.

Thầy Huỳnh Công Lịnh, giáo viên Trường Tiểu học I xã Tân Ân Tây, người trực tiếp phụ trách dạy bơi cho các em, chia sẻ: “Hồ bơi tại trường có sức chứa khoảng 15 em cho 1 tiết dạy 40 phút nên phải chia các lớp ra nhiều buổi khác nhau và dạy các em cách bơi cơ bản, thông dụng nhất, giúp các em tiếp thu nhanh và mau biết bơi”.

Số lượng trẻ học bơi ngày càng tăng, số hồ bơi hiện nay nhiều lúc, nhiều nơi chưa đáp ứng đủ. Trong khi việc đầu tư hồ bơi đạt chuẩn là một bài toán khó, đòi hỏi nhiều kinh phí và đất để xây dựng. Do đó, việc kêu gọi xã hội hoá hồ bơi là giải pháp phù hợp để giải quyết tình trạng thiếu hồ bơi.

Toàn tỉnh hiện có 14 trường tiểu học có hồ bơi đã đưa vào sử dụng. Trong đó, có 2 trường xã hội hoá hồ bơi là trường Tiểu học Hàng Vịnh và trường Tiểu học 1 thị trấn Năm Căn (huyện Năm Căn). Hồ bơi được đặt trong khuôn viên nhà trường, đảm bảo an ninh trật tự, mỹ quan trường học. Học sinh của trường học bơi theo chương trình học được miễn phí 100% học phí. Đối với trẻ em trong cộng đồng dân cư sẽ thu phí. Học sinh của trường có nhu cầu bơi thêm ngoài chương trình học thu 50% mức thu phí của trẻ em trong cộng đồng dân cư.

Tại trường Tiểu học 1 thị trấn Năm Căn, hồ bơi Phúc Ân được xây dựng trong năm học 2016-2017 do thầy Bùi Văn Hiếu, giáo viên trường THPT Phan Ngọc Hiển, huyện Năm Căn đầu tư, với tổng kinh phí trên 600 triệu đồng. Hồ bơi Phúc Ân có 2 bể bơi và 5 phòng thay đồ. Bể lớn ngang 10 m, dài 15 m, cao 1,6 m, bể nhỏ ngang 8 m, dài 16 m, cao 1,2 m. Tại đây đã mở 2 lớp dạy bơi vào dịp hè năm học 2016-2017 và các lớp ngoại khoá trong năm học 2017-2018.

Thầy Bùi Văn Hiếu thông tin: “Thực hiện Tháng hành động vì trẻ em, thị trấn Năm Căn là một trong những điểm được Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện mở 2 lớp dạy bơi miễn phí cho học sinh nghèo trên địa bàn. Mỗi lớp có 30 em, được giáo viên thể dục dạy 15 buổi kỹ năng bơi và 3 buổi kỹ năng cứu đuối”.

Thầy Nguyễn Hữu Vinh, Hiệu trưởng trường Tiểu học 1 thị trấn Năm Căn, chia sẻ: “Việc xã hội hoá hồ bơi không chỉ tạo sân chơi bổ ích, giúp rèn luyện sức khoẻ, kỹ năng sống cho các em học sinh, mà còn giúp trẻ nhỏ chủ động thích nghi với điều kiện tự nhiên, đặc biệt là phòng, chống tai nạn đuối nước có thể xảy ra bất cứ lúc nào”.

Mỗi năm đuối nước cướp đi rất nhiều sinh mạng trẻ em, để lại những nỗi đau, mất mát cho gia đình, nhà trường và toàn xã hội, trở thành nỗi ám ảnh mỗi khi mùa hè đến. “Trẻ em như búp trên cành”, vì vậy, hãy “lắng nghe trẻ em bằng trái tim, bảo vệ trẻ em bằng hành động”, mỗi chúng ta có thể góp phần tạo lập môi trường an toàn, lành mạnh cho trẻ em bằng chính tình yêu thương, trách nhiệm của mình./.

Mơ Thảo

Trưởng Phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau Bùi Lệ Oanh cho biết: “Tháng hành động vì trẻ em năm 2018 với chủ đề “Vì cuộc sống an toàn, lành mạnh cho trẻ em” được triển khai với mục đích bảo đảm thực hiện tốt hơn quyền trẻ em; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, nhà trường và gia đình, thúc đẩy phổ biến, giáo dục kiến thức, kỹ năng sử dụng công nghệ số an toàn, lành mạnh. Kỹ năng phòng ngừa bạo hành, xâm hại trẻ em; thực hiện “Mùa hè an toàn cho trẻ em”, tổ chức tốt việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và chính quyền, đoàn thể cấp cơ sở quản lý, giám sát, hướng dẫn trẻ em vui chơi an toàn, lành mạnh và phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, đặc biệt là tai nạn đuối nước”.

 

Liên kết hữu ích

Giải quyết nhanh thủ tục cho người dân

Nỗ lực cải cách hành chính (CCHC), hướng đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, chính quyền xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời tạo được niềm tin trong Nhân dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước.

Rạch Gốc quyết tâm xây dựng nền hành chính văn minh

Thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số, thị trấn Rạch Gốc đang dồn lực, quyết tâm cao để xây dựng nền hành chính “văn minh”, “hiện đại”, phục vụ tốt nhất cho người dân.

Hoà Mỹ - Hướng dẫn nhiệt tình, giải quyết nhanh gọn

Thời gian qua, UBND xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước nỗ lực thực hiện cải cách hành chính (CCHC), tạo chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Giải quyết toàn trình khi đăng ký, cấp biển số xe lần đầu

Thời gian qua, ngành thuế tích cực đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người nộp thuế (NNT). Trong đó, giải quyết thủ tục khai, nộp lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy đem lại hiệu ứng tích cực.

“Thị sát” bộ phận một cửa

Ðóng vai một người dân đến thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) tại bộ phận một cửa ở một số xã trên địa bàn tỉnh, thành viên Ðoàn Kiểm tra cải cách hành chính (CCHC) tỉnh đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong thái độ tiếp công dân của công chức. Cũng từ những chuyến “thị sát” thực tế này đã ghi nhận nhiều hạn chế nhất định.

Cải cách mạnh mẽ nền hành chính ở cơ sở

Là nơi trực tiếp làm việc với công dân, chính quyền cơ sở (xã, phường, thị trấn) trên địa bàn tỉnh không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc xây dựng chính quyền gần dân, vì dân được thể hiện rõ nét trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC), xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, trình độ, gần dân và sát dân.

Ðem lợi ích đến người dân

Thời gian qua, để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, huyện Ðầm Dơi không chỉ rà soát, cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) mà còn triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá phương thức chỉ đạo, điều hành và tiếp nhận, giải quyết TTHC, tăng tỷ lệ hồ sơ trực tuyến.

Nỗ lực dỡ rào cản “Chi phí không chính thức”

Ðược đánh giá là chỉ số nhạy cảm nhất trong 10 chỉ số thành phần cấu thành Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số “Chi phí không chính thức” của tỉnh Cà Mau trong năm qua mặc dù ghi nhận có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vấn đề cải thiện đối với chỉ số này vẫn còn chậm so với mục tiêu đề ra.

Rõ người, rõ việc, rõ thời gian

“Việc cải cách hành chính (CCHC) cần rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm... để dễ kiểm tra, dễ đánh giá, dễ thúc đẩy, khơi thông nguồn lực đất nước”, đây là yêu cầu được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhắc lại nhiều lần trong các cuộc họp liên quan đến công tác CCHC với các địa phương.

Gỡ “điểm nghẽn” trong đào tạo lao động

Ðứng vị trí 52/63 tỉnh, thành cả nước, Chỉ số thành phần Ðào tạo lao động trong Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Cà Mau được đánh giá còn nhiều hạn chế, tiêu cực. Trong đó, nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ về công tác đào tạo lao động, tuyển dụng lao động, chất lượng lao động qua đào tạo, hướng đến cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp (DN).