ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 4-7-24 20:41:21
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

HÐND tỉnh sẽ ban hành nhiều nghị quyết quan trọng

Báo Cà Mau Kỳ họp thứ 14 tới là kỳ họp thường lệ giữa năm 2024 của HÐND tỉnh, dự kiến tổ chức 3 ngày, khai mạc từ ngày 10/7. Tại kỳ họp, HÐND tỉnh sẽ thông qua 7 báo cáo và 16 dự thảo nghị quyết trên các lĩnh vực, nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh trật tự, tạo cơ sở pháp lý cho công tác chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh.

16 dự thảo nghị quyết, trong đó có 9 nghị quyết cá biệt và 7 nghị quyết quy phạm pháp luật, sẽ được xem xét thông qua tại kỳ họp có những nội dung quan trọng trên các lĩnh vực như: bổ sung danh mục, điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và bổ sung danh mục, điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công năm 2024 (nguồn vốn ngân sách tỉnh); thông qua dự kiến Kế hoạch đầu tư công năm 2025; chủ trương đầu tư Dự án Phát triển thuỷ sản bền vững tỉnh Cà Mau; thông qua Ðề án “Kiện toàn tổ chức và hoạt động của quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Cà Mau”; Kế hoạch phát triển giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ Bảo hiểm y tế nhưng không phải là đối tượng khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Cà Mau; quy định mức thu học phí từ năm học 2024-2025 đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh; quy định tiêu chí thành lập, số lượng thành viên, mức chi hỗ trợ lực lượng tham gia Tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở khóm, ấp trên địa bàn tỉnh...

Trong đó, đáng chú ý là dự thảo Nghị quyết về chủ trương Dự án Phát triển thuỷ sản bền vững tỉnh Cà Mau, với mục tiêu phát triển ngành thuỷ sản bền vững, hội nhập quốc tế sâu rộng, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường thông qua xây dựng và nâng cấp kết cấu hạ tầng, đổi mới công nghệ, tăng cường năng lực quản lý và tổ chức sản xuất. Dự án có tổng mức đầu tư 536 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn ODA của Ngân hàng Thế giới 390,2 tỷ đồng, nguồn vốn đối ứng của tỉnh 145,8 tỷ đồng. Theo đó, Cà Mau sẽ xây dựng, nâng cấp Cảng cá Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, bao gồm các hạng mục: mở rộng chiều dài cầu tàu, nạo vét trước cảng, nhà phân loại có mái che, trang bị 2 tàu, 2 ca nô; đầu tư hạ tầng, tạo cơ sở để xây dựng vùng nuôi tôm an toàn sinh học và phát triển bền vững nuôi trồng thuỷ sản tại huyện Ðầm Dơi; đầu tư hạ tầng, tạo cơ sở để xây dựng vùng nuôi tôm an toàn sinh học và phát triển bền vững nuôi trồng thuỷ sản tại huyện Cái Nước; đầu tư hạ tầng, tạo cơ sở để xây dựng vùng nuôi tôm an toàn sinh học và phát triển bền vững nuôi trồng thuỷ sản tại huyện Phú Tân.

Nghị quyết về chủ trương Dự án Phát triển thuỷ sản bền vững tỉnh Cà Mau sẽ thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng khai thác hải sản, hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản; nâng cao năng lực quản lý, giá trị sản phẩm thuỷ sản của Cà Mau. (Trong ảnh: Mô hình nuôi tôm công nghiệp công nghệ cao tại xã Tân Dân, huyện Ðầm Dơi).

Ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khẳng định, đây là dự án phù hợp, cần thiết cho phát triển ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Cà Mau có đội tàu trên 4 ngàn chiếc, có 5 bến cảng, trong đó chỉ có 2 cảng cấp vùng là Sông Ðốc và Rạch Gốc, không đáp ứng được năng lực. Với nguồn lực còn hạn chế nên sự phát triển kinh tế thuỷ sản của địa phương chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế hiện có. Việc được triển khai dự án sẽ thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng khai thác hải sản, hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản; nâng cao năng lực quản lý, giá trị sản phẩm thuỷ sản của Cà Mau.

Một trong những nghị quyết ảnh hưởng đến đời sống Nhân dân là việc sẽ thông qua Ðề án kiện toàn tổ chức và hoạt động của quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh. Nghị quyết của HÐND tỉnh được ban hành sẽ giúp công tác vận động, quản lý, sử dụng nguồn quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh có sự chuyên nghiệp, chặt chẽ, đồng bộ và hiệu quả hơn, tạo điều kiện cho nhiều hộ hội viên, nông dân được vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập, đóng góp tích cực vào quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

Từ khi được thành lập đến nay, qua 10 năm xây dựng và phát triển, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh đã giúp cho gần 3 ngàn lượt hộ nông dân vay vốn phát triển kinh tế, mở rộng quy mô sản xuất, vươn lên thoát nghèo. Ảnh: Mô hình tôm - lúa kết hợp ở xã Nguyễn Phích, huyện U Minh.

Ðược biết, từ khi được thành lập đến nay, qua 10 năm xây dựng và phát triển, quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh đã giúp gần 3 ngàn lượt hộ nông dân vay vốn phát triển kinh tế, mở rộng quy mô sản xuất, vươn lên thoát nghèo, nhiều hộ đã vươn lên khá giàu; nhiều hộ trở thành hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp; giải quyết việc làm cho 3.852 lao động ở nông thôn.

Theo dự thảo nghị quyết, quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tại thời điểm kiện toàn tổ chức bộ máy, hoạt động là 27 tỷ 22 triệu 600 ngàn đồng; đến năm 2028 không dưới 67 tỷ 22 triệu 600 ngàn đồng; giai đoạn 2024-2028, Ngân sách Nhà nước bổ sung 40 tỷ đồng.

Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024. Tại kỳ họp thứ 14, HÐND tỉnh sẽ thông qua Nghị quyết quy định về tiêu chí thành lập, số lượng thành viên; mức chi hỗ trợ lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở khóm, ấp trên địa bàn tỉnh, nhằm góp phần xây dựng lực lượng trị an cơ sở ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự tại địa phương.

Ðã qua, chế độ, chính sách cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở khóm, ấp (công an viên bán chuyên trách, bảo vệ dân phố, dân phòng) chưa tương xứng với công việc phải đảm nhiệm và chưa theo kịp với sự phát triển của xã hội. Từ đó, chưa thu hút, động viên, khuyến khích công dân tham gia cũng như an tâm công tác lâu dài, nhất là lực lượng lao động trẻ, lao động có trình độ, dẫn đến gây khó khăn cho công tác tuyển chọn lực lượng tham gia.

HÐND tỉnh sẽ thông qua Nghị quyết quy định về tiêu chí thành lập, số lượng thành viên; mức chi hỗ trợ lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở khóm, ấp trên địa bàn tỉnh, góp phần xây dựng lực lượng trị an cơ sở ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự tại địa phương.

Theo dự thảo Nghị quyết, mỗi ấp, khóm được thành lập 1 tổ bảo vệ an ninh trật tự, mỗi tổ 3 thành viên (tổ trưởng, tổ phó và tổ viên); ấp, khóm được bố trí thêm tổ viên, nhưng tổng số không quá 5 thành viên/tổ. Hỗ trợ thường xuyên hằng tháng đối với tổ trưởng 0,9 lần mức lương cơ sở/người/tháng; tổ phó 0,8 lần mức lương cơ sở/người/tháng; tổ viên 0,7 lần mức lương cơ sở/người/tháng; cùng với hỗ trợ 100% tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn (330.000 đồng/người/tháng), hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế bằng 4,5% mức lương cơ sở; đồng thời được mua sắm trang bị trang phục, phương tiện, thiết bị và chi bồi dưỡng theo nhiệm vụ đột xuất. 

Ðể Nghị quyết HÐND tỉnh sớm đi vào cuộc sống, các đại biểu, các Ban, Thường trực HÐND tỉnh xác định đúng vấn đề cần ưu tiên để ban hành nghị quyết trúng và đúng quy định. Nội dung được HÐND lựa chọn phải đáp ứng được nguyện vọng của đa số Nhân dân; nhằm thể chế hoá các đường lối, chủ trương của Ðảng, chính sách của Nhà nước; đảm bảo tính cần thiết, khả thi, phù hợp với thực tiễn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương...

 

Mộng Thường

 

Hiệu quả từ công tác dân tộc

Huyện Ðầm Dơi có 1.784 hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) với hơn 8.100 người, nhiều nhất là đồng bào dân tộc Khmer với hơn 1.600 hộ, hơn 7.900 người, sinh sống tập trung ở các xã: Thanh Tùng, Tân Thuận, Tân Duyệt, Ngọc Chánh, Trần Phán và Quách Phẩm Bắc. Giai đoạn 2019-2024, các cấp uỷ đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt việc chăm lo, tạo điều kiện cho bà con đồng bào DTTS phát triển kinh tế, nâng cao đời sống.

Ðổi mới trong tư duy và thực tiễn hành động

Qua nửa nhiệm kỳ 2021-2026, hoạt động của HÐND các cấp trong tỉnh Cà Mau ngày càng dân chủ, chất lượng và hiệu quả, nhiều đổi mới trong tư duy và thực tiễn hành động. Qua đó, khẳng định vai trò là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân; góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của Nhân dân.

Phát triển văn hoá, con người trong giai đoạn mới

Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đánh giá, sau hơn 35 năm thực hiện đường lối đổi mới của Ðảng, tình hình kinh tế - văn hoá - xã hội của tỉnh đạt nhiều thành tựu quan trọng. Ðặc biệt, sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9/6/2014, của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khoá XI về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước (Nghị quyết số 33-NQ/TW) và Chương trình hành động số 07-CTr/TU, ngày 15/4/2016, của Tỉnh uỷ, tình hình kinh tế, văn hoá - xã hội tỉnh Cà Mau tiếp tục phát triển; các nhiệm vụ và giải pháp xây dựng văn hoá gắn với xây dựng chính quyền và xây dựng kinh tế thực hiện khá đồng bộ và chặt chẽ, phát huy được sức mạnh tổng hợp để xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người Việt Nam nói chung, người Cà Mau nói riêng hướng đến giá trị “chân - thiện - mỹ”, nhân ái, nghĩa tình, góp phần làm phong phú đời sống vật chất và tinh thần Nhân dân trong tỉnh.

Nhiều chuyển biến trong thực hiện cấm khai thác tận diệt

Ngày 3/6, ông Nguyễn Việt Triều, Chi cục phó Chi cục Kiểm ngư Cà Mau, vui mừng thông tin, tiếp tục có 8 hộ dân tự nguyện đến giao nộp 8 bộ kích điện dùng để khai thác thuỷ sản tận diệt cho Trạm Kiểm ngư Sông Ðốc, Trạm Kiểm ngư Cái Ðôi Vàm. Trước đó, vào ngày 27/5, cũng có 2 ngư dân đến Trạm Kiểm ngư Sông Ðốc giao nộp 2 bộ kích điện. “Qua thông tin từ các hộ tự nguyện giao nộp cho biết, thời gian tới sẽ tiếp tục có những hộ khác làm theo. Việc làm này giờ đã trở thành phong trào”, ông Triều hồ hởi chia sẻ.

Nhân văn chính sách cho người lầm lỗi

Ngày 17/8/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 22/2023/QÐ-TTg, về chính sách tín dụng đặc biệt dành cho những người đã chấp hành xong án phạt tù (Quyết định 22). Quyết định này không chỉ tạo điều kiện cho người lầm lỗi có điều kiện tái hoà nhập cộng đồng mà còn thể hiện tính nhân văn, nhân đạo của Ðảng, Nhà nước ta.

Ðưa Chỉ thị 17 vào đời sống

Từ khi Chỉ thị số 17-CT/TU của Tỉnh uỷ về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền đối với việc khai thác nguồn lợi thuỷ sản có tính huỷ diệt trên địa bàn tỉnh (Chỉ thị 17) được ban hành, các địa phương huyện Cái Nước tích cực triển khai thực hiện, qua đó góp phần nâng cao ý thức của người dân trong bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

Học và làm theo Bác gắn với thi đua

Mới đây, Ban Thường vụ Huyện uỷ Trần Văn Thời tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị và khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" giai đoạn 2021-2024. Ðơn vị Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện vinh dự là 1 trong 12 tập thể được tuyên dương, khen thưởng tại hội nghị.

Chuyển biến từ thực hiện Kết luận số 01-KL/TW

Nhằm nâng cao tính hiệu quả thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, huyện Thới Bình có nhiều cách làm cụ thể, thiết thực, qua đó tạo được sự lan toả rộng, sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Trả lời phỏng vấn báo Cà Mau, ông Nguyễn Tráng Kiện, Huyện uỷ viên, Phó trưởng ban Tuyên giáo Huyện uỷ, khẳng định: “Thời gian qua, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã từng bước trở thành việc làm thường xuyên, tự giác của mỗi cán bộ, đảng viên và Nhân dân; qua đó góp phần nâng cao nhận thức chính trị, ý thức tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức và có lối sống văn hoá lành mạnh trong mỗi cá nhân”.

Ðưa nghị quyết vào cuộc sống

Phú Tân là địa phương có nhiều nghị quyết chuyên đề mang tính đột phá trên các lĩnh vực. Với sự đồng thuận của người dân, các nghị quyết đã trở thành phương châm hành động, thấm sâu vào đời sống, công việc cụ thể của mỗi tổ chức, cá nhân, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.

Cải tạo vườn tạp, phủ xanh thành phố

Những mảnh vườn vốn canh tác kém hiệu quả, nhếch nhác, nay sinh động với sự hiện diện của các cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế, tạo cảnh quan sạch đẹp, giúp nông dân ven đô có thêm thu nhập. Ðó là chuyển biến tích cực qua gần 2 năm thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU (Nghị quyết 05) của Thành uỷ về cải tạo vườn tạp, trồng rau màu, cây ăn trái, hoa, cây kiểng gắn với phát triển chăn nuôi trên địa bàn TP Cà Mau đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.