ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 23-9-24 13:35:15
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hè yêu thương

Báo Cà Mau (CMO) Một mùa hè nữa lại về trên mái nhà mang tên Trung tâm Bảo trợ xã hội. Tại đây đang nuôi dưỡng 53 em nhỏ thuộc nhiều lứa tuổi khác nhau. Hè đến, đồng nghĩa với việc các em kết thúc năm học cũ, chuẩn bị lên lớp mới, đây cũng là khoảng thời gian mong ước của nhiều trẻ em, bởi lúc này sẽ được vui chơi thoả thích, hay chí ít sẽ có nhiều thời gian ở gần bên gia đình.

Mỗi em có cách tận hưởng hè cho riêng mình. Có đứa suốt ngày quấn chân mẹ, có đứa nằm ì ở phòng đọc sách, cũng có đứa lẽo đẽo theo ông bà đang được nuôi dưỡng tại trung tâm vào mỗi buổi chiều đi tập thể dục, có nhiều em nhỏ chẳng muốn làm gì vì nhớ lớp, nhớ bạn... Năng động hơn là những chàng trai lớn, tập tành theo các cha, các anh đá banh hoặc chơi những trò chơi vận động, rèn luyện sức khoẻ.

Còn với các mẹ, cứ vào đầu hè là phải nhanh chóng sắp xếp trao phát thưởng cho các con đạt thành tích tốt trong năm học. Ðây cũng là công việc mà các mẹ ưu ái, duy trì nhiều năm qua. Thường thì ngoài được khen thưởng tại trường, khi về với vòng tay của “đại gia đình”, các con luôn nhận sự yêu thương, quan tâm dù là nhỏ nhất.

Các mẹ tỉ mỉ gói quà tặng các con có thành tích học tập tốt.

Xem lại những tờ giấy khen đã đề đúng họ tên các con chưa, chị Trần Thị Út, còn được gọi với cái tên thân thương “mẹ Út”, vừa tỉ mỉ chăm chút gói quà, vừa tâm tình: “Năm nay có 10 con đạt thành tích học tập tốt (7 giỏi, 3 khá), nên trung tâm chuẩn bị quà cho các con. Ðược khen ở trường là một lẽ, về nhà cha mẹ cũng phải khen, để các con năm sau có động lực học chăm hơn nữa, những đứa khác lấy đó noi gương phấn đấu. Ði học lên lớp đã mừng, mà các con chịu khó học tập để cuối năm có giấy khen thì con mừng một, mẹ mừng tới mười”.

Ngồi chăm chú xem mẹ gói quà, em Nguyễn Bình An, 11 tuổi, lí nhí: “Năm nay em học chỉ được trung bình, nên không có quà”. Còn Nguyễn Văn Nhiều, 14 tuổi, cũng không khá hơn, do ở tuổi mới lớn nên còn ham chơi, dù vậy em cũng xốn xang, mong ước học giỏi hơn để năm sau nhận quà như mọi người.

“Mỗi dịp hè đến, trung tâm thường đón tiếp nhiều đoàn đến thăm, tổ chức vui chơi tập thể cho các con, nhất là các bạn sinh viên, đoàn viên. Thường là tổ chức vui chơi ca hát nhảy múa và ăn uống nhẹ. Năm nay, do tình hình dịch bệnh, việc tổ chức vui hè cũng vì thế mà phải đình lại vì sức khoẻ, an toàn cho mỗi thành viên sống tại đây. Hè này chủ yếu là vui chơi khép kín tại chỗ, nhưng vẫn đảm bảo các con có một mùa hè, tuổi thơ đầy ý nghĩa, nhất là trân trọng những giây phút gắn bó bên gia đình”, ông Nguyễn Văn Tấn, Phó giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh, chia sẻ.

Những ngày không đến trường, dù không được đi đâu chơi do dịch bệnh, nhưng đối với những đứa trẻ tại trung tâm, lại không quá nhàm chán, thậm chí có phần “bận bịu”. Thường hè đến, để tạo không gian sum vầy, cha mẹ thường tổ chức vui chơi, ăn uống định kỳ cho các con.

Em Nguyễn Ngọc Hội, năm nay đã 20 tuổi, do đi lại bất tiện nên hầu như trừ thời gian đến trường, Hội đều quanh quẩn bên mẹ và các em. Hè đến, thôi cảnh phải ngược xuôi với mớ bài tập trên lớp, Hội tận hưởng cuộc sống yên bình bên đại gia đình.Vì là anh lớn nên Hội thường xuyên phụ mẹ làm các món ăn vặt những khi rảnh rỗi.

Mỗi dịp hè, mẹ Út sẽ tổ chức cho các con làm thủ công một số sản phẩm, vừa để các con “giết thời gian”, vừa có thể cùng nhau trò chuyện, tạo chút kỷ niệm trong hè, đặc biệt có thể kiếm ra được một ít tiền tiết kiệm.

Mẹ Út bật mí: “Năm rồi thì làm tranh đính đá ở phòng trưng bày, nhiều đoàn đến thăm và mua ủng hộ, tiền đó chia ra cho các con bỏ heo dùng khi cần thiết. Năm nay, tôi dự định sẽ dạy cho các con đan dây mỹ nghệ, như một cái nghề có thể giúp các con kiếm thêm thu nhập những khi rảnh rỗi. Mới lên ý tưởng thế thôi nhưng các con hào hứng lắm”.

Chiều đến, khi nắng đang tắt dần, nhường chỗ cho bóng mát cũng là lúc khoảng sân giữa ồn ào náo nhiệt hẳn lên. Một nhóm đang đá bóng rèn luyện thể lực, nhóm khác đang chơi cờ vua, môn thể thao trí tuệ, một vài em nhỏ đang tập trên máy thể dục. Không khí hè bình yên...

Khoảng sân rộng là nơi vui chơi của các em.

 

Yến Nhi

 

Trường Đại học Bình Dương Phân hiệu Cà Mau: Đào tạo hơn 2 ngàn sinh viên

Năm học 2023-2024 đánh dấu chặng đường 27 năm Trường Đại học Bình Dương hình thành và phát triển. Riêng tại Phân hiệu Cà Mau đến nay đã tuyển sinh và đào tạo được 11 khoá học.

Cô bé Trạng nguyên tiếng Anh

Tại Festival Trạng nguyên tiếng Anh toàn quốc năm 2024, do Báo Thiếu Niên Tiền Phong và Nhi Ðồng tổ chức, tại Ðại học Hàng hải Việt Nam, TP Hải Phòng, tỉnh Cà Mau có duy nhất một em đạt danh hiệu "Trạng nguyên tiếng Anh". Ðó là em Vũ Bảo Ngọc, học sinh lớp 4A, Trường Tiểu học Lê Quý Ðôn (Phường 9, TP Cà Mau).

Trao giải Đại sứ văn hoá đọc năm 2024 cho 34 học sinh

Cuộc thi Đại sứ Văn hoá đọc năm 2024 phát động từ ngày 1/5-10/6/2024, dành cho học sinh của các trường Tiểu học, THCS, THPT và các loại hình giáo dục khác trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Ổn định trường lớp năm học mới

Năm học 2024-2025, huyện Năm Căn có 30 trường học do huyện quản lý, trong đó, mầm non - mẫu giáo 9 trường, tiểu học 11 trường và THCS 9 trường, với tổng số trên 10.500 học sinh, được biên chế thành 337 lớp.

Ðường đò đến trường

Huyện Ngọc Hiển, mảnh đất cực Nam Tổ quốc, là huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh Cà Mau. Năm học mới 2024-2025, toàn huyện có trên 11 ngàn học sinh theo học ở 27 trường, với 10 điểm lẻ trên địa bàn.

Quy định mức thu học phí từ năm học 2024-2025

Nghị quyết số 05/2024/NQ-HĐND ngày 11/7/2024 của HĐND tỉnh Cà Mau quy định mức thu học phí từ năm học 2024-2025 bằng mức thu học phí năm học 2021-2022 đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Đảm bảo nguyên tắc tổng số tháng thu học phí không vượt quá 9 tháng/năm học.

Sáp nhập Trường THCS Hiệp Bình và Trường THPT Tân Đức, huyện Đầm Dơi

Ngày 11/9, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau công bố Quyết định của UBND tỉnh Cà Mau về việc sáp nhập Trường THCS Hiệp Bình và Trường THPT Tân Đức (huyện Đầm Dơi) thành Trường THCS và THPT Tân Đức.

Ứng dụng công nghệ thông tin, nâng chất lượng dạy học

Xác định việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong trường học là hết sức cần thiết và là xu thế tất yếu, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên Trường THPT Thái Thanh Hoà, huyện Ðầm Dơi, đã có nhiều cố gắng trong ứng dụng CNTT vào việc dạy học, công tác quản trị nhà trường.

Phấn đấu 100% học sinh, sinh viên tham gia BHYT

Năm học 2023-2024, tỉnh Cà Mau có 99,31% học sinh, sinh viên (HSSV) tham gia bảo hiểm y tế (BHYT). Nhằm phấn đấu 100% HSSV tham gia BHYT năm học 2024-2025, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh đang tích cực phối hợp với chính quyền địa phương, các trường học trong tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền cho phụ huynh, học sinh, để đảm bảo tất cả HSSV, bất kể điều kiện kinh tế hay hoàn cảnh gia đình, đều có cơ hội nhận được sự chăm sóc y tế cần thiết.

Ðảm bảo chất lượng Chương trình Giáo dục phổ thông 2018

Chia sẻ về nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục trong năm học 2024-2025, ông Lê Hoàng Dự, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT), cho biết, toàn ngành sẽ tập trung quán triệt phương châm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong mọi hoạt động giáo dục: "Lấy học sinh, sinh viên làm trung tâm, làm chủ thể - thầy cô giáo làm động lực - nhà trường làm bệ đỡ - gia đình làm điểm tựa - xã hội làm nền tảng".