ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 22-4-25 20:09:59
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Heo hút kinh Tu Hú

Báo Cà Mau (CMO) Lối dẫn vào nhà những hộ dân dọc tuyến kinh Tu Hú chỉ là con lộ đất đen. Bên ngoài là ruộng vuông, dây điện giăng chằng chịt, len lỏi vào từng nóc nhà. Đường dây điện được người dân tự kéo, có đoạn sà xuống ngang đầu người rất nguy hiểm. Lâu nay, 20 hộ dân dọc theo tuyến kinh Tu Hú ở ấp Tapasa 1, xã Tân Phú, huyện Thới Bình phải sống trong tình cảnh thiếu điện, không đường như thế.

Để có điện sinh hoạt, các hộ dân nơi đây chia làm nhiều nhánh, mỗi nhánh từ 3-4 hộ dựng tạm cột tre hoặc dựa vào thân cây tràm, cây bạch đàn để kéo điện. “Chia hơi, câu đuôi” với giá cao từ các hộ dân ngoài đầu kinh, dây điện lâu ngày cũ kỹ, rò rỉ hao hụt rất lớn nên người sử dụng phải chịu chi phí cao. Nguy cơ xảy ra chập điện, cháy nổ, tai nạn điện luôn thường trực.

Nhiều năm qua, 20 hộ dân dọc theo tuyến kinh Tu Hú phải đi qua con lộ đất đen, cùng những đường dây điện tự kéo chằng chịt, rất nguy hiểm.  

Mặc dù không mấy khá giả nhưng vì muốn có điện sinh hoạt, ông Hồ Văn Tín ở ấp Tapasa 1 phải bỏ ra gần 4 triệu đồng để kéo điện.

“Tôi sống ở đây gần 30 năm mà vẫn chưa được gắn đồng hồ, bắt đầu chia hơi khoảng 4 năm nay, với đường dây kéo dài khoảng 500 thước. Mặc dù xài rất tiết kiệm nhưng mỗi tháng phải trả trên 300.000 đồng. Điện rất yếu, gia đình chỉ xài ti-vi, quạt và đèn. Lúc nào điện mạnh nhất thì mới bơm nước được, nhiều lúc đã ngưng sử dụng ti-vi, quạt gió nhưng nguồn điện vẫn không đủ để thắp sáng”, ông Tín than.

Chung hoàn cảnh, ông Tô Văn Dĩ ngao ngán: “Tôi đầu tư tiền để mua ổn áp, mua loại dây tải điện lớn, để có được nguồn điện ổn định xài, thế nhưng thiết bị điện gia dụng đều bị cháy, hư hỏng thường xuyên”. 

Ngoài điện, không có lộ cũng đã gây nhiều khó khăn cho các hộ dân vùng này. “Gia đình tôi nhiều năm qua mỗi khi đi bán, tôm, cua phải chở đến vựa, tránh trường hợp thương lái viện cớ điều kiện chuyên chở khó khăn để ép giá mua. Mặc dù như thế là thiệt thòi cho người nuôi nhưng vẫn phải chấp nhận”, ông Dĩ than thở. 

Sống ở đây gần 30 năm, mỗi lần trời mưa phải đưa rước 3 đứa cháu đi học bằng chiếc xuồng nhỏ, ông Lê Văn Hoá, ấp Tapasa 1, bộc bạch: “Phải chi có con lộ bê-tông thì việc học hành của tụi nhỏ không phải vất vả, nếu tình trạng này kéo dài việc thì việc học của tụi nhỏ không biết đến đâu. Thực tế trong 20 hộ dân nơi đây nhiều năm qua đứa học cao lắm chỉ tới lớp 8-9 là đã nghỉ học, người dân mong sao cơ quan chức năng vào cuộc xây dựng con lộ để việc đi lại của học sinh cũng như người dân được thuận tiện”.

Ông Thạch Hồng Chiến, Bí thư Chi bộ ấp Tapasa 1, ngậm ngùi: “Tại các cuộc tiếp xúc cử tri ở địa phương, chúng tôi đều kiến nghị lên cấp trên về tình trạng điện chia hơi, đường sá còn khó khăn của người dân ở tuyến kinh Tu Hú nhưng đến nay vẫn chưa thấy chuyển biến gì, người dân đang rất mong đợi”./.

Liếu Liếu

Nhiệm vụ mới của ngành công an dần đi vào nền nếp

Nếu như thời gian đầu còn nhiều bỡ ngỡ, khó khăn trong khâu vận hành khi mới tiếp nhận công việc từ Sở Giao thông vận tải (nay là Sở Xây dựng), thì đến thời điểm này, các đầu công việc trong thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) của Ðội Sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ (Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh) dần đi vào nền nếp, bước đầu mang lại hiệu quả.

Hỗ trợ đăng ký thành lập, hoạt động doanh nghiệp

Thực hiện chủ trương, kế hoạch và chỉ đạo của tỉnh về việc đẩy mạnh chuyển đổi số, Sở Kế hoạch và Ðầu tư (nay là Sở Tài chính) đã chỉ đạo, phân công bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp (DN) thực hiện TTHC về đăng ký thành lập và hoạt động của DN. Tuy nhiên, do thủ tục phát sinh khá nhiều và quy trình thực hiện thủ tục đăng ký DN trên môi trường mạng còn phức tạp, cần sự hỗ trợ kịp thời, góp phần nâng cao sự hài lòng của DN, cải thiện Chỉ số PCI tỉnh.

Ðổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả kiểm tra

Kiểm tra công tác cải cách hành chính (CCHC) được tỉnh xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quản lý, chỉ đạo, điều hành CCHC, nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu. Vì thế, công tác kiểm tra không ngừng được đổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả, góp phần nâng cao Chỉ số CCHC của tỉnh.

Hoạt động ổn định, thông suốt sau sáp nhập

Ðầu năm 2025, toàn tỉnh có 18 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh với 206 tổ chức bên trong. Thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; sau khi sắp xếp, toàn tỉnh hiện còn 13 cơ quan với 159 tổ chức bên trong, bao gồm 68 phòng, 12 chi cục và tương đương, 79 đơn vị sự nghiệp công lập (giảm 5 cơ quan chuyên môn và 47 tổ chức bên trong).

Ðơn giản thủ tục hành chính theo hướng thực chất

Cắt giảm và đơn giản hoá thủ tục hành chính (TTHC) theo hướng dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức cho tổ chức, cá nhân là một nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt được các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh thực hiện. Ðiều đó khẳng định quyết tâm của tỉnh Cà Mau trong việc xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hiệu quả.

Tích hợp sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VneID

Ðể đẩy nhanh việc tích hợp sổ sức khoẻ điện tử (SSKÐT) trên ứng dụng VNeID, góp phần để người dân được hưởng lợi ích thiết thực từ chuyển đổi số mang lại, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành kế hoạch triển khai Chiến dịch Tích hợp SSKÐT trên ứng dụng VNeID.

Cà Mau quyết liệt sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Bám sát chỉ đạo của Trung ương về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, tỉnh Cà Mau khẩn trương, quyết liệt trong triển khai thực hiện, đảm bảo thống nhất, đồng bộ, gắn với mục tiêu giảm đầu mối và biên chế, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động.

Cà Mau tăng hạng nhiều nhất so với các tỉnh, thành trong cả nước về chỉ số chuyển đổi số

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa công bố "Báo cáo chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - DTI cấp bộ, cấp tỉnh năm 2023". Theo đó, tỉnh Cà Mau là địa phương được đánh giá là tỉnh tăng hạng nhiều nhất về DTI trong năm 2023 với vị trí 35/63 tỉnh, thành cả nước.

Vì một nền hành chính linh hoạt và toàn diện

Trong phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Cà Mau luôn xác định cải cách hành chính (CCHC) là khâu đột phá, tạo tiền đề quan trọng cho quá trình chuyển đổi số. Vì thế, công tác CCHC luôn được thực hiện xuyên suốt, linh hoạt và toàn diện, hướng đến nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả.

Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 240/QĐ-TTg ngày 4/2/2025 ban hành Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025.