ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 22-4-25 07:11:46
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hiểm hoạ từ điện do thiếu hiểu biết

Báo Cà Mau (CMO) Đã có nhiều vụ tai nạn do điện gây ra trên địa bàn huyện Đầm Dơi, nguyên nhân phần lớn là do người dân chủ quan, bất cẩn và thiếu hiểu biết trong sử dụng. Phổ biến là tình trạng nuôi tôm công nghiệp, chia hơi đồng hồ điện sinh hoạt. Dẫu biết nguy hiểm nhưng nhiều người cố tình vi phạm. Chính sự chủ quan, bất cẩn, gây nên những tác hại về sức khoẻ, tính mạng và tài sản cho chính mình.

Nhận diện những hành vi vi phạm

Xã Tân Trung có hơn 6% hộ dân sử dụng điện chia hơi, tập trung ở những tuyến giáp ranh, vùng lõm chưa được đầu tư lưới điện.
Nhìn bà con kéo điện sinh hoạt xa từ 2-3 km không khỏi giật mình, lo ngại tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nhất là mùa mưa bão. Trụ điện là những cây gỗ tạp, nhiều trụ bị mục, mất khả năng chịu lực, dễ gãy đổ, tiềm ẩn hiểm hoạ khó lường. 

Điện lực Đầm Dơi kiểm tra điện rò rỉ và hướng dẫn người dân cách khắc phục.

Để giảm chi phí, phần lớn các hộ dân ở xã Tân Trung chỉ kéo một sợi dây nóng, thậm chí bằng dây điện thoại, một đồng hộ điện có hơn 10 hộ dân sử dụng, nguy hiểm luôn chực chờ nhưng ngành điện vẫn chưa kiểm soát được.

Ông Nguyễn Văn Nhẹ, ấp Công Điền, xã Tân Trung sử dụng điện chia hơi gần 20 năm. Để kéo điện về đến nhà sử dụng, chỉ kéo một sợi dây nóng đã tốn hơn 13 triệu đồng. Trụ điện là những cây gỗ tạp, gởi lên cây dừa, cây cổ thụ, không có sứ cách điện. Mới đây ông đào một ao nuôi tôm công nghiệp, vẫn kéo một dây nóng để sử dụng. Trụ điện thấp là đà dưới mặt đất, chồng chéo lên nhau. Nguy hiểm hơn, gia đình ông còn sử dụng cả dây điện thoại để kéo điện thắp sáng. Vừa hao phí điện năng, điện bị rò rỉ, nguy cơ xảy ra chập điện, gây cháy nổ, điện giật rất cao. 

Ông Nhẹ cho biết: “Vẫn biết như vậy là nguy hiểm, cây bị gãy chưa kịp mua để thay vào; Sử dụng điện an toàn cần phải kéo 2 dây, nếu kéo một dây, còn một dây âm xuống đất như vậy là nguy hiểm, nhưng kéo 2 dây gia đình không có khả năng do đường điện quá xa”.

Những hệ luỵ thảm khốc

Khoảng 15 giờ ngày 19/8/2018, trong lúc cả gia đình xem phim thì bị mất điện, nghi đứt dây điện, Nguyễn Văn Nghiệp, ở ấp Tân Điền, xã Tân Trung đi kiểm tra đường dây điện chia hơi từ nhà ông Nguyễn Thanh Hùng, người cùng ấp. Trong lúc sửa chữa điện ở bờ vuông không ngắt cầu dao điện, dẫn đến bị điện giật. Không thấy anh Nghiệp về, gia đình đi tìm và phát hiện anh Nghiệp chết ở dưới kênh. Tai nạn cướp đi sinh mạng của anh, để lại mẹ già, vợ và 2 con nhỏ. Anh Nghiệp là trụ cột gia đình, mọi công việc, kinh tế trong gia đình đều do anh lo toan hết, giờ  anh mất đi, việc mưu sinh của gia đình, nuôi các con nhỏ ăn học khó khăn càng chồng chất. 

Theo thống kê của Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Đầm Dơi, từ năm 2017 đến nay, tai nạn điện đã cướp đi sinh mạng 24 người, 3 người bị thương. Riêng từ tháng 4-8/2018, trên địa bàn huyện Đầm Dơi xảy ra 6 vụ tai nạn điện làm chết 5 người, bị thương 1 người. Chỉ trong tháng 8/2018 có tới 3 vụ tai nạn điện, làm 3 người chết. Phần lớn những người bị tai nạn điện tuổi đời còn rất trẻ, đều là lao động chính trong gia đình. Mất đi trụ cột, các gia đình này đang đứng trước nguy cơ trở thành hộ cận nghèo, hộ nghèo. 

Hình ảnh dễ nhận thấy ở xã Tân Trung là người dân sử dụng điện chia hơi thiếu an toàn.

Hiện nay, nhu cầu sử dụng điện phục vụ sản xuất, sinh hoạt, kinh doanh ngày càng tăng, kéo theo đó là tai nạn điện ngày càng nhiều. Điều đáng nói hơn là số vụ tai nạn điện trong nuôi tôm công nghiệp tại huyện Đầm Dơi có xu hướng ngày càng tăng. Nếu như trong năm 2015, toàn huyện xảy ra 5 vụ tai nạn về điện thì có 3 vụ trong nuôi tôm công nghiệp, đến năm 2016, 4 vụ tai nạn về điện thì cả 4 vụ xảy ra trong nuôi tôm công nghiệp. Từ đầu năm 2018 đến nay, trên địa bàn huyện Đầm Dơi xảy ra 9 vụ tai nạn điện làm 8 người chết và 1 người bị thương, trong đó có 6 vụ tai nạn điện trong nuôi tôm công nghiệp.

Trách nhiệm thuộc về ai?

Mặc dù được các ngành chức năng tuyên truyền nhắc nhở, song thời gian qua tai nạn điện trong sản xuất, sinh hoạt dẫn đến chết người trên địa bàn huyện còn cao. Phần lớn ý kiến cho rằng các sự cố trên xuất phát từ sự thiếu hiểu biết của con người, diễn ra ngoài ý muốn. Tuy nhiên, điện là nguồn nguy hiểm cao độ đối với con người và tài sản nên pháp luật có những quy định chặt chẽ, khắt khe trong việc vận hành lưới điện. Trước tiên ngành điện chịu trách nhiệm kiểm tra về độ an toàn trong việc vận hành, cung cấp điện trong khu vực. Ngoài ra chịu trách nhiệm bồi thường đối với các thiệt hại của nạn nhân theo Điều 601, Bộ luật Dân sự năm 2015 về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm gây ra. Tuy nhiên, phần đông các vụ tai nạn điện trên địa bàn huyện Đầm Dơi thời gian qua cho thấy người nhà các nạn nhân đều cho rằng đó là việc xui rủi, bất cẩn, mình làm mình chịu.

 Ngành chức năng của huyện Đầm Dơi, ngành điện đã có nhiều nỗ lực đầu tư, cải tạo mạng lưới điện vùng nông thôn, đẩy mạnh công tác vận động, hướng dẫn sử dụng điện an toàn, tuyên truyền, hướng dẫn an toàn về điện ở 16/16 xã, thị trấn. Thế nhưng, ý thức người dân về sử dụng điện an toàn chưa có sự cải thiện rõ nét, mạng lưới điện ở khu vực nông thôn vẫn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Trên thực tế, việc xử lý đối với các trường hợp vi phạm Luật Điện lực rất khó, nhất là trường hợp nạn nhân chính là người thân của người vi phạm, thậm chí chính là thủ phạm.

Một trong những nội dung đảm bảo an toàn sử dụng điện là chấm dứt tình trạng câu móc điện chia hơi mất an toàn như hiện nay. Khi sử dụng điện phải xem tính mạng của mình an toàn là trên hết, phải tuân thủ sự hướng dẫn của ngành điện./.

Gia Mẫn

Liên kết hữu ích

Nhiệm vụ mới của ngành công an dần đi vào nền nếp

Nếu như thời gian đầu còn nhiều bỡ ngỡ, khó khăn trong khâu vận hành khi mới tiếp nhận công việc từ Sở Giao thông vận tải (nay là Sở Xây dựng), thì đến thời điểm này, các đầu công việc trong thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) của Ðội Sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ (Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh) dần đi vào nền nếp, bước đầu mang lại hiệu quả.

Hỗ trợ đăng ký thành lập, hoạt động doanh nghiệp

Thực hiện chủ trương, kế hoạch và chỉ đạo của tỉnh về việc đẩy mạnh chuyển đổi số, Sở Kế hoạch và Ðầu tư (nay là Sở Tài chính) đã chỉ đạo, phân công bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp (DN) thực hiện TTHC về đăng ký thành lập và hoạt động của DN. Tuy nhiên, do thủ tục phát sinh khá nhiều và quy trình thực hiện thủ tục đăng ký DN trên môi trường mạng còn phức tạp, cần sự hỗ trợ kịp thời, góp phần nâng cao sự hài lòng của DN, cải thiện Chỉ số PCI tỉnh.

Ðổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả kiểm tra

Kiểm tra công tác cải cách hành chính (CCHC) được tỉnh xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quản lý, chỉ đạo, điều hành CCHC, nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu. Vì thế, công tác kiểm tra không ngừng được đổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả, góp phần nâng cao Chỉ số CCHC của tỉnh.

Hoạt động ổn định, thông suốt sau sáp nhập

Ðầu năm 2025, toàn tỉnh có 18 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh với 206 tổ chức bên trong. Thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; sau khi sắp xếp, toàn tỉnh hiện còn 13 cơ quan với 159 tổ chức bên trong, bao gồm 68 phòng, 12 chi cục và tương đương, 79 đơn vị sự nghiệp công lập (giảm 5 cơ quan chuyên môn và 47 tổ chức bên trong).

Ðơn giản thủ tục hành chính theo hướng thực chất

Cắt giảm và đơn giản hoá thủ tục hành chính (TTHC) theo hướng dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức cho tổ chức, cá nhân là một nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt được các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh thực hiện. Ðiều đó khẳng định quyết tâm của tỉnh Cà Mau trong việc xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hiệu quả.

Tích hợp sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VneID

Ðể đẩy nhanh việc tích hợp sổ sức khoẻ điện tử (SSKÐT) trên ứng dụng VNeID, góp phần để người dân được hưởng lợi ích thiết thực từ chuyển đổi số mang lại, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành kế hoạch triển khai Chiến dịch Tích hợp SSKÐT trên ứng dụng VNeID.

Cà Mau quyết liệt sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Bám sát chỉ đạo của Trung ương về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, tỉnh Cà Mau khẩn trương, quyết liệt trong triển khai thực hiện, đảm bảo thống nhất, đồng bộ, gắn với mục tiêu giảm đầu mối và biên chế, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động.

Cà Mau tăng hạng nhiều nhất so với các tỉnh, thành trong cả nước về chỉ số chuyển đổi số

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa công bố "Báo cáo chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - DTI cấp bộ, cấp tỉnh năm 2023". Theo đó, tỉnh Cà Mau là địa phương được đánh giá là tỉnh tăng hạng nhiều nhất về DTI trong năm 2023 với vị trí 35/63 tỉnh, thành cả nước.

Vì một nền hành chính linh hoạt và toàn diện

Trong phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Cà Mau luôn xác định cải cách hành chính (CCHC) là khâu đột phá, tạo tiền đề quan trọng cho quá trình chuyển đổi số. Vì thế, công tác CCHC luôn được thực hiện xuyên suốt, linh hoạt và toàn diện, hướng đến nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả.

Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 240/QĐ-TTg ngày 4/2/2025 ban hành Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025.