ĐT: (0290) 383 1066 - 383 3905
Thứ hai, 25-9-23 16:39:50

Hiện đại hoá, số hóa công tác quản lý thuế

Báo Cà Mau (CMO) Từng bước xây dựng ngành thuế tinh gọn, hiện đại, hoạt động hiệu quả và minh bạch, chuyên sâu, chuyên nghiệp theo phương pháp quản lý rủi ro; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), đơn giản hoá thủ tục hành chính (TTHC), giảm chi phí cho người dân và doanh nghiệp (DN), là một trong những mục tiêu quan trọng trong Chiến lược Cải cách hệ thống thuế đến năm 2023.

Theo Quyết định số 508/QÐ-TTg ngày 23/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030, Chính phủ yêu cầu tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách thuế gắn với cơ cấu lại thu ngân sách Nhà nước (NSNN) theo hướng bao quát toàn bộ các nguồn thu, mở rộng cơ sở thu, nhất là nguồn thu mới, phù hợp với thông lệ quốc tế... Hướng tới hệ thống thuế đồng bộ, có cơ cấu bền vững, bảo đảm huy động hợp lý các nguồn lực cho NSNN, góp phần tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi; tiến tới xây dựng ngành thuế hiện đại, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Công tác quản lý thuế minh bạch, chuyên nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng CNTT, đơn giản hoá thủ tục và giảm chi phí cho người dân, với 3 trụ cột cơ bản trong công tác quản lý thuế.

Ngành thuế hướng tới xây dựng hệ thống thuế đồng bộ, có cơ cấu bền vững, bảo đảm huy động hợp lý các nguồn lực cho NSNN, góp phần tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi.

Ông Bùi Quốc Khánh, Trưởng phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế, Cục Thuế tỉnh cho biết: “Trọng tâm của công tác cải cách hệ thống thuế là dựa trên nền tảng thuế điện tử và 3 trụ cột cơ bản: thể chế quản lý thuế đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, hội nhập; nguồn nhân lực chuyên nghiệp, liêm chính, đổi mới; CNTT hiện đại, tích hợp, đáp ứng yêu cầu quản lý thuế trong bối cảnh nền kinh tế số. Ðặc biệt là xây dựng ngành thuế hiện đại, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; công tác quản lý thuế, phí và lệ phí thống nhất, minh bạch, chuyên sâu, chuyên nghiệp theo phương pháp quản lý rủi ro, đẩy mạnh ứng dụng CNTT, đơn giản hoá TTHC, giảm chi phí cho người dân và DN”.      

Theo ông Khánh, hiện nay Cục Thuế tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo triển khai Chiến lược Cải cách hệ thống thuế đến năm 2030. Ðặc biệt, triển khai và quán triệt nội dung chiến lược và chương trình hành động, kế hoạch trong ngành thuế, thời gian tổ chức từ ngày 9-31/5/2023 bằng thư điện tử đến tất cả công chức ngành thuế.

Ðể triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể được xác định trong Chiến lược Cải cách hệ thống thuế, Cục thuế đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Chỉ thị về việc triển khai thực hiện Chiến lược Cải cách hệ thống thuế đến năm 2030. Nội dung chỉ thị đã nêu rõ nhiệm vụ của các đơn vị trong việc chủ trì, phối hợp thực hiện. Ðồng thời, đẩy nhanh tiến độ số hoá hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC theo đúng quy định, đáp ứng yêu cầu kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ giải quyết TTHC, cung cấp dịch vụ công; hướng dẫn, tổ chức triển khai số hoá đến tất cả công chức tham gia việc tiếp nhận, giải quyết TTHC.

Ðặc biệt, thực hiện nghiêm việc công khai, minh bạch trong tiếp nhận, giải quyết TTHC, bảo đảm 100% TTHC được công bố, công khai đầy đủ, đúng hạn. Các hồ sơ TTHC tiếp nhận, giải quyết tại các cơ quan, đơn vị được theo dõi trạng thái xử lý trên Cổng thông tin điện tử ngành thuế, đồng bộ với Cổng dịch vụ công quốc gia để người dân, DN có thể bám sát, đánh giá quá trình thực hiện. Qua đó, thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ, mức độ hài lòng của người dân, DN.

Việc thực hiện thành công Chiến lược Cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 có vai trò rất quan trọng trong huy động nguồn lực cho NSNN theo hướng bền vững, góp phần tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, công bằng, khuyến khích đầu tư, thúc đẩy cạnh tranh, điều tiết thu nhập hợp lý, phù hợp với quá trình hội nhập, phát triển của nền kinh tế và thông lệ của Quốc tế. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, khi nền kinh tế vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức thì việc triển khai thực hiện chiến lược đòi hỏi cần phải có lộ trình với những bước đi phù hợp với thực tế./.

 

Trung Ðỉnh

 

Lợi ích từ liên thông dịch vụ công

(CMO) Bắt đầu từ ngày 10/7, hai nhóm thủ tục hành chính (TTHC) liên thông “Ðăng ký khai sinh - Ðăng ký thường trú - Cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho trẻ dưới 6 tuổi” và “Ðăng ký khai tử - Xoá đăng ký thường trú - Trợ cấp mai táng, hỗ trợ chi phí mai táng” được cung cấp trực tuyến trên toàn quốc. Qua đó, đã tạo điều kiện thuận lợi trong giải quyết TTHC, giúp cắt giảm giấy tờ, thời gian, chi phí của người dân.

Ðơn giản hoá thành phần hồ sơ

(CMO) Tỷ lệ thủ tục hành chính (TTHC) phát sinh tại Bộ phận Một cửa của TP Cà Mau luôn đứng đầu so các địa phương khác trong tỉnh. Từ đó, kéo theo áp lực nhất định đối với đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) trong việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ. Ðơn vị luôn quyết liệt chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính (CCHC), cũng như cải thiện điểm số trên lĩnh vực này.

Nâng chất dịch vụ công trực tuyến để phục vụ người dân tốt hơn

(CMO) Đến nay, TP Cà Mau đã thực hiện 15/22 nhiệm vụ năm 2023, đạt trên 68,18% kế hoạch. Tổng số thủ tục hành chính (TTHC) được Chủ tịch UBND tỉnh công bố, công khai áp dụng chung tại UBND thành phố là 310 thủ tục, cấp xã là 165 thủ tục, được niêm yết công khai bằng mã QR tại nơi dễ nhìn, dễ tiếp cận kết hợp với công khai bằng bản giấy tại bàn ghi thông tin để người dân tra cứu; số điện thoại đường dây nóng được công khai đúng quy định...

Huyện Trần Văn Thời: Tỷ lệ nộp hồ sơ trực tuyến đạt cao

(CMO) Huyện Trần Văn Thời đã cơ bản thực hiện tốt việc cập nhật văn bản, thông tin và niêm yết công khai tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, đăng tải thủ tục hành chính (TTHC) trên Trang thông tin điện tử huyện; việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC được đẩy mạnh. Cụ thể, tỷ lệ văn bản được ký số, tỷ lệ văn bản trao đổi giữa các cơ quan hành chính qua môi trường mạng được cải thiện, tỷ lệ nộp hồ sơ trực tuyến, số hoá hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC và thanh toán trực tuyến đạt cao.

Lấy sự hài lòng làm thước đo kết quả

(CMO) Với phương châm hoạt động “Lấy sự hài lòng của tổ chức, cá nhân làm thước đo trong đánh giá kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC)”, thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) không ngừng đổi mới từ tác phong, nền nếp tiếp dân đến quy trình giải quyết hồ sơ thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao.

Khó quản lý mua bán hoá đơn không hợp pháp

(CMO) Thời gian qua, bên cạnh các doanh nghiệp (DN) tuân thủ tốt pháp luật về thuế, vẫn còn một số DN luôn tìm cách gian lận, mua bán hoá đơn không hợp pháp nhằm trốn thuế, chiếm đoạt tiền hoàn thuế từ ngân sách Nhà nước. Ðể xử lý triệt để vấn đề này, cần có giải pháp hữu hiệu, thiết thực hơn.

Cần quyết liệt cắt giảm tối đa các TTHC rườm rà, gây khó khăn cho người dân

(CMO) Tại Phiên họp thứ năm Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ sơ kết công tác cải cách hành chính 6 tháng đầu năm 2023, phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm được tổ chức vào sáng 19/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Cải cách hành chính của Chính phủ, chỉ đạo, cần quyết liệt cắt giảm tối đa các thủ tục hành chính (TTHC) rườm rà, gây khó khăn, phức tạp, tốn kém chi phí cho người dân, nhất là gây ra tiêu cực.

Cần cơ chế mới cho bộ phận một cửa

(CMO) Bộ phận một cửa là nơi tiếp nhận giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính (TTHC) của người dân. Khối lượng công việc nhiều, mỗi cán bộ, công chức luôn cố gắng tự học hỏi, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện kỹ năng giao tiếp với người dân thân thiện, lịch sự, qua đó góp phần giải quyết công việc hiệu quả nhất, tạo sự hài lòng của người dân trong giải quyết TTHC.

Năm 2022, Sở Tài chính tiếp tục đứng đầu về chỉ số Cải cách hành chính

(CMO) Chiều 22/6, ông Huỳnh Quốc Việt, Uỷ viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo Cải cách hành chính (CCHC) tỉnh Cà Mau, chủ trì Hội nghị trực tuyến với các huyện, thành phố để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ CCHC 6 tháng đầu năm, phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023; đồng thời kết hợp công bố Chỉ số CCHC năm 2022 của các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thành phố.

Cải thiện chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công

(CMO) Theo kết quả công bố do Trung tâm Nghiên cứu phát triển - Hỗ trợ cộng đồng phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam thực hiện, chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) năm 2022 của Cà Mau đạt 41.87 điểm, xếp hạng 35/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 4 bậc so với năm 2021), xếp thứ 6 khu vực ÐBSCL.