ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 10-5-25 04:12:38
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hiệu quả chủ trương "trao cần câu thay con cá”

Báo Cà Mau Sau hơn 4 năm được nhận hỗ trợ đất ở, dụng cụ sản xuất từ Quyết định 74/2008/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, gia đình anh Trần Hoàng Em, hộ người dân tộc Khmer nghèo ở ấp 2, xã An Xuyên đã có cuộc sống ổn định. Giờ gia đình anh đã thoát được cảnh nghèo khó, nợ nần như trước đây.

Sau hơn 4 năm được nhận hỗ trợ đất ở, dụng cụ sản xuất từ Quyết định 74/2008/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, gia đình anh Trần Hoàng Em, hộ người dân tộc Khmer nghèo ở ấp 2, xã An Xuyên đã có cuộc sống ổn định. Giờ gia đình anh đã thoát được cảnh nghèo khó, nợ nần như trước đây.

Từ đồng vốn được hỗ trợ mua tấm lưới lớn, hằng ngày anh Hoàng Em đi rùng lưới cá phi đem bán cho những hộ nuôi cá chình, cá bống tượng ở Tân Thành hay bà con trong vùng. Vợ anh, chị Từ Thị Nga, ở nhà mở thêm cửa hàng bán tạp hoá.

Trung tâm sinh hoạt văn hoá phường Tân Thành.

Anh Hoàng Em phấn khởi nói, nếu vào vụ cá chính trong năm, vợ chồng anh có thể thu nhập hơn 1 triệu đồng/ngày. Nhờ chí thú làm ăn, lại biết tiết kiệm trong chi tiêu nên hiện nay gia đình anh đã trả được hết nợ vay hỏi trước đây. “Bây giờ mình còn sức khoẻ, ráng làm vài năm nữa kiếm thêm tích luỹ, xây dựng, sửa chữa lại ngôi nhà ở cho khang trang hơn, nuôi 2 đứa con ăn học đến nơi đến chốn để cho vợ con sau này đỡ cực khổ, vất vả”, anh Hoàng Em bộc bạch.

Ðược nhận hỗ trợ đất ở, mua dụng cụ sản xuất năm 2011 với số tiền 13 triệu đồng theo Quyết định 74/2008/QÐ-TTg, anh Kim Văn Dũng, người dân tộc Khmer nghèo ở ấp 10, xã An Xuyên, mua chiếc xe máy làm phương tiện đi làm. Anh làm phụ hồ xây dựng, vợ anh, chị Trần Cẩm Mừng, ở nhà mở thêm cơ sở may thuê, thu nhập của vợ chồng anh trung bình từ 200.000-300.000 đồng/ngày. Bây giờ cuộc sống gia đình anh ổn định hơn trước rất nhiều.

 Chị Trần Cẩm Mừng chia sẻ: "Ðược Nhà nước hỗ trợ vốn, đất sản xuất, ráng làm được thời gian, gia đình thấy đỡ, khoẻ hơn ngày trước, thôi giờ cho xin thoát nghèo để chính quyền bớt lo”.

Chủ tịch UBND xã An Xuyên Nguyễn Thanh Hùng cho biết, trên địa bàn xã có 40 hộ đồng bào dân tộc Khmer, trong đó có 17 hộ được hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, dụng cụ sản xuất theo Quyết định 74/2008/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đến nay 17 hộ đó đều cơ bản ổn định cuộc sống và thoát nghèo.

Phó Chủ tịch UBND phường 1, TP Cà Mau Bùi Thanh Tấn cho biết, thực hiện Quyết định 74/2008/QÐ-TTg, Quyết định 1592/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục hỗ trợ đất ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc nghèo, phường đã lập danh sách và được trên hỗ trợ nước sinh hoạt cho 49 hộ, mỗi hộ 600.000 đồng; hỗ trợ 6 hộ dân tộc Khmer mua đất ở với số tiền 60 triệu đồng và 20 hộ học nghề, mua dụng cụ máy móc với số tiền 60 triệu đồng.

“Bà con rất phấn khởi vì những chính sách kịp thời của Chính phủ giúp cuộc sống của họ khá hơn trước rất nhiều, nhiều gia đình do chịu khó lao động, sản xuất, tích luỹ vốn, mở rộng sản xuất, kinh doanh nên có thu nhập đáng kể, tạo thêm việc làm mới cho người lao động. Nhờ vậy, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm rõ rệt. Năm 2014, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 4,3%, đến nay phường có thêm 2,4% hộ gia đình thoát nghèo, vươn lên xây dựng cuộc sống mới ổn định hơn. Hiện tỷ lệ hộ nghèo của phường chỉ còn 1,9%”, ông Bùi Thanh Tấn thông tin thêm.

Bên cạnh đó, việc chăm lo, nâng cao trình độ dân trí của đồng bào dân tộc ngày càng thể hiện rõ. Hằng năm, trẻ em 6 tuổi được đến trường đạt 100%, con em đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và được đào tạo nghề chiếm trên 25%. Các trường hợp học sinh, sinh viên nghèo đều được hỗ trợ, giúp đỡ quần áo, cặp, tập viết...

Hoà thượng Thạch Hà, trụ trì chùa Monivongsa, phường 1, cho biết: "Thông qua các chương trình, dự án, nhất là Chương trình 135, Quyết định 134, 74 và các quyết định, chính sách ưu đãi của Ðảng, Nhà nước, các hộ nghèo người dân tộc thiểu số được thụ hưởng luôn phấn khởi, an tâm lao động, phát triển sản xuất, từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo. Ðời sống của hầu hết các hộ đồng bào Khmer từng bước được nâng lên, đưa tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào Khmer TP Cà Mau giảm trung bình từ 3-4%/năm".

Trưởng Phòng Dân tộc TP Cà Mau Vương Văn Sáng cho biết, qua hơn 4 năm triển khai thực hiện Quyết định 74, 1592 của Thủ tướng Chính phủ, TP Cà Mau đã giải quyết hỗ trợ cho 235 hộ đồng bào dân tộc thiểu số về đất ở, đất sản xuất, mua dụng cụ sản xuất, đào tạo nghề và được hỗ trợ khoan giếng nước sạch sinh hoạt, với tổng số tiền 1,244 tỷ đồng. Ðến nay, có 98,8% số hộ đồng bào dân tộc trên địa bàn có nhà ở ổn định, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số hiện nay giảm còn 2,63%. Quyết định 74 thật sự đi vào cuộc sống, đây là chủ trương, chính sách có ý nghĩa chính trị, xã hội to lớn, tác động đến sự phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn./.

Bài và ảnh: Phú Yên

70 năm hành trình giữ biển

70 năm trước, nhằm đáp ứng yêu cầu khách quan bảo vệ trọn vẹn chủ quyền biển, đảo miền Bắc xã hội chủ nghĩa, ngày 7/5/1955, Bộ Quốc phòng đã ra quyết định thành lập Cục Phòng thủ bờ bể - tiền thân của Quân chủng Hải quân Nhân dân Việt Nam anh hùng ngày nay.

Anh hùng của những anh hùng

Gọi Ðại tá Nguyễn Văn Tàu (Trần Văn Quang, Tư Cang), Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân (AHLLVTND), huyền thoại của tình báo Việt Nam, là "anh hùng của những anh hùng" cũng rất đúng và không hề tô hồng, ngợi ca. Bản thân ông Tư Cang cũng căn dặn chúng tôi rằng: “Hãy nói, hãy viết bằng sự thật lịch sử. Bởi chỉ cần nói thật, nói đúng về lịch sử của dân tộc ta trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ thôi, thì đó đã là một câu chuyện phi thường”.

Tròn 50 năm tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 giải phóng Cà Mau

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy để giải phóng miền Nam, bắt đầu từ Chiến dịch Tây Nguyên đầu tháng 3/1975. Ngày 18/3/1975, Bộ Chính trị quyết định giải phóng hoàn toàn miền Nam trong năm 1975 theo tinh thần “Tấn công thần tốc như Nguyễn Huệ” mà đồng chí Lê Duẩn nói trong Hội nghị lần thứ 21 của Trung ương Ðảng.

50 năm - Nhớ giờ phút này!

Thời điểm chuẩn bị giải phóng miền Nam, theo tinh thần nghị quyết của Quân khu 9 và Tỉnh uỷ Cà Mau: “Tỉnh giải phóng tỉnh, huyện giải phóng huyện, xã giải phóng xã”, đến nửa tháng 4/1975, toàn bộ cứ điểm, đồn bót của địch trên địa bàn huyện Trần Văn Thời đã bị tiêu diệt hoặc rút chạy, chi khu Rạch Ráng trơ trọi như một ốc đảo, sự chi viện từ tiểu khu An Xuyên bằng đường sông đã bị khống chế, đường bộ không có, duy nhất chỉ có trực thăng tiếp tế nhỏ giọt từ thức ăn đến nước uống. Hơn 400 tề nguỵ ở chi khu Rạch Ráng đang khốn đốn, hoang mang tột độ.

Kỷ niệm về anh

Sau ngày đất nước toàn thắng và thống nhất, tôi từ miền Trung được chuyển về quê công tác. Mấy ngày ngồi trên xe đò từ Cố đô Huế trở về, trong đầu tôi hình dung biết bao hình ảnh về sự đổi thay của thị xã Cà Mau mà ngày tôi ra đi hơn 20 năm trước còn là một thị trấn khiêm tốn nằm ở tận cùng phương Nam Tổ quốc.

Ngày 30/4/1975 Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng

Thực hiện mệnh lệnh của bộ tư lệnh chiến dịch, đêm 29, rạng sáng 30/4/1975, các binh đoàn chủ lực trên từng hướng đồng loạt tiến công vào nội đô, đánh chiếm các mục tiêu then chốt của chiến dịch.

50 năm nhớ ngày lịch sử vẻ vang

50 năm tôi được sống trong độc lập tự do, hưởng hạnh phúc cùng toàn dân tộc, tôi luôn biết ơn và trân trọng những gì mà người chiến sĩ cách mạng trên mọi mặt trận đã cống hiến, hy sinh để giành lại hoà bình, ấm no như ngày hôm nay.

Nhớ ngày tiếp quản Cà Mau

Ngày 30/4, ngày lịch sử trọng đại của dân tộc, ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam khỏi ách thống trị của bọn xâm lược và bè lũ tay sai, ngày mà triệu triệu người Việt Nam vỡ oà hạnh phúc.

Món quà ký ức

Trong căn nhà đơn sơ trên đường Lý Văn Lâm (Phường 1, TP Cà Mau), cựu chiến binh (CCB) Lâm Anh Lữ cầm trên tay cuốn “Kỷ yếu Ban Liên lạc Thị đội Cà Mau và Huyện đội Châu Thành” vừa in xong, mắt ánh lên niềm vui và xúc động: “Cuối cùng thì cũng hoàn thành. Mừng lắm!”. Gương mặt rạng ngời, tay ông run run lật từng trang sách còn thơm nồng mùi giấy mới...

Tự hào tiếp nối truyền thống

Ðại thắng mùa xuân năm 1975 đã mở ra thời kỳ hoà bình, độc lập, tự do cho dân tộc. Từ sau mốc son lịch sử chói lọi ấy, công cuộc 50 năm kiến thiết đã mang đến cơ đồ, tiềm lực, vị thế cho đất nước hôm nay trong thời kỳ đổi mới và hội nhập. Trên con tàu Tổ quốc vươn mình, Cà Mau - vùng đất cuối trời Nam, vững vàng tạo lập diện mạo mới tươi đẹp bằng những thành tựu to lớn, toàn diện trên các lĩnh vực. Ðể rồi hôm nay, những người con của quê hương rất đỗi tự hào, vững tin và thêm động lực chung sức xây dựng Cà Mau ngày thêm giàu đẹp...