ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 27-7-25 12:13:15
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hiệu ứng “Viết tiếp​ câu chuyện hòa bình”

Báo Cà Mau

Không dừng lại ở một ca khúc hit thu hút hàng tỷ lượt xem, nghe, “Viết tiếp câu chuyện hòa bình” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung còn gây hiệu ứng mạnh mẽ trong cộng đồng bằng những câu chuyện được nối dài...

Một số trường học đã đưa ca từ trong “Viết tiếp câu chuyện hòa bình” vào đề thi nghị luận văn học. Mạng xã hội (MXH) cũng lan tỏa những bài viết, suy nghĩ chín chắn, đầy trách nhiệm của nhiều bạn trẻ - những người sống trong hòa bình từ “trend” này.

Khi ca khúc thành đề thi

“Em hãy phân tích một vấn đề thời sự mà bản thân quan tâm”. Với đề bài kiểm tra này, một sinh viên lớp Ngữ văn, Trường đại học Bạc Liêu đã thể hiện những suy nghĩ của bản thân mình về “hiện tượng” ca khúc “Viết tiếp câu chuyện hòa bình”: “Em khắc ghi từng ca từ trong ca khúc “Viết tiếp câu chuyện hòa bình” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung, được trình diễn tại lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, rồi sau đó lan tỏa rất mạnh mẽ qua MXH. Dù trước khi nghe ca khúc, em cũng biết rằng công lao của thế hệ cha anh đi trước là vô cùng to lớn để chúng em có được cuộc sống hòa bình, hạnh phúc như hôm nay; nhưng bài hát với những lời ca như “Cha ông ta ngày xưa ngã xuống để cho đời ta ngày sau đổi lấy hòa bình” đã một lần nữa tạo nên những rung cảm đặc biệt, nhắc nhở mỗi người trẻ hôm nay phải biết sống sao cho xứng đáng với những hy sinh đó...”.

Một trong những ca khúc thể hiện ở sự kiện trọng đại của đất nước đã trở thành “vấn đề thời sự” mà bạn sinh viên này quan tâm. Và giống như bạn, còn rất nhiều cảm nhận bằng cả tinh thần trách nhiệm, tự hào và qua đó tự soi vào trọng trách của bản thân đối với đất nước mình. Cho thấy lớp trẻ chưa bao giờ thờ ơ với truyền thống hào hùng của dân tộc mình.

Đề thi khảo sát chất lượng lớp 12 của một trường THPT khác cũng được lan truyền trên MXH và nhận được nhiều lời khen vì người ra đề đã nhập cuộc dòng thời sự này. Đề thi đưa ra như sau: Trong bài hát “Viết tiếp câu chuyện hòa bình”, nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung viết: “Cha ông ta ngày xưa ngã xuống để cho đời ta ngày sau đổi lấy hòa bình”. Từ góc nhìn của bản thân, anh chị hãy viết bài văn nghị luận bàn về những điều cần làm để “viết tiếp câu chuyện hòa bình”.

Một ca khúc đi vào đề thi cũng là phương pháp giáo dục thực tế nhất để các bạn trẻ cảm nhận thế nào là lòng yêu nước, gìn giữ truyền thống tốt đẹp của dân tộc và lan tỏa những điều thiêng liêng nhất.

Tình yêu nước, lòng tự hào dân tộc là “chất liệu quý” để các bạn trẻ viết tiếp câu chuyện hòa bình. Trong ảnh: Học sinh Trường THCS Võ Thị Sáu và các đoàn viên - thanh niên nghe giới thiệu về di tích Bia khám lớn ở Phường 3 (TP. Bạc Liêu). Ảnh: H.T

Làm gì để “Viết tiếp câu chuyện hòa bình”

Xin tri ân những người chiến sĩ quên đi niềm riêng, quên đi cả bản thân mình/ Cuộn chảy trong lòng một dòng máu nóng, dòng máu Lạc Hồng” - như một lời nhắc nhở về quá khứ hào hùng để thế hệ hôm nay tự nhận ra trách nhiệm của mình trong hiện tại. Hòa bình - thành quả được đánh đổi bằng máu xương của bao thế hệ đi trước sẽ được viết tiếp những trang đẹp đẽ khi con người sống nhân ái, biết san sẻ, tôn trọng lẫn nhau để xây dựng một môi trường sống yên bình. Đó là những cảm nhận chung của nhiều bạn trẻ khi được hỏi “thế hệ hôm nay cần làm gì để viết tiếp câu chuyện hòa bình?”.

“Viết tiếp câu chuyện hòa bình” là viết gì và làm gì? Điều trước tiên mà mỗi người đều có thể làm được, đó là cùng nhau nuôi dưỡng tinh thần yêu nước và đoàn kết. Yêu nước bằng những hành động nhỏ nhất. Một học sinh tiểu học khi kể chuyện về Bác biết rưng rưng xúc động, hay kể về những anh hùng tuổi nhỏ như Lê Văn Tám, Võ Thị Sáu... biết tự rút ra lời hứa học tập tốt, lao động tốt để xứng đáng với những hy sinh... thì đó chính là nền tảng của lòng yêu nước. Yêu nước là góp phần xây dựng đất nước vững mạnh từ những điều nhỏ nhất: học tập, làm việc chăm chỉ, sống trung thực và trách nhiệm. Khi mỗi công dân ý thức được vai trò của mình với xã hội thì đất nước sẽ vững bền hơn, Tổ quốc không dễ bị chia rẽ bởi các thế lực thù địch. Hay những hành động nhỏ như chung tay chống lại nạn bạo lực học đường, san sẻ, hỗ trợ người yếu thế cũng là góp những viên gạch nhỏ xây nền móng một cuộc sống hòa bình, nhân văn.

Bên cạnh đó, việc lan tỏa những bài học lịch sử, những câu chuyện về lòng nhân ái, sự tử tế; đấu tranh với những tư tưởng cực đoan, độc hại… qua MXH, bằng các phương tiện truyền thông cũng là một góc độ khác để viết tiếp câu chuyện hòa bình bằng sự phát triển bền vững.

Trân trọng, gìn giữ, phát huy giá trị của hòa bình, mỗi suy nghĩ, hành động tích cực của lớp người hôm nay chính là một nét chữ để viết tiếp câu chuyện hòa bình - món quà vô giá mà thế hệ đi trước đã để lại cho chúng ta.

Cẩm Thúy

Người “giữ hồn” nghệ thuật Nhạc trống lớn

Ông Hữu Văn Kel, Đội trưởng Đội Nhạc trống lớn ấp Cây Khô (xã Hồ Thị Kỷ) vinh dự là 1 trong 15 cá nhân của tỉnh Cà Mau vừa được đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực Di sản văn hoá phi vật thể lần thứ IV-2025, thuộc loại hình “Nghệ thuật trình diễn dân gian Nhạc trống lớn của người Khmer”. 

Quảng bá hình ảnh quê hương

Sinh ra và lớn lên ở TP Hải Dương, năm 1996, anh Nguyễn Hiệp (Nguyễn Văn Hiệp, sinh năm 1979, hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Lâm Ðồng) vào Nam lập nghiệp. Ngoài công việc chính là kinh doanh hàng ăn tại Phường 1 - Bảo Lộc, tỉnh Lâm Ðồng, những lúc rảnh rỗi anh tìm đến nhiếp ảnh như cách để xả stress.

Thắp sáng ước mơ cho tài năng trẻ Cà Mau

Ca sĩ Hồ Tuấn Phúc mong mỏi lớp thanh nhạc của mình tại quê nhà Cà Mau sẽ mở ra thêm cơ hội cho các bạn trẻ có đam mê ca hát tiếp cận với nền âm nhạc chuyên nghiệp một cách dễ dàng hơn.

Phát huy hiệu quả thiết chế văn hoá sau sáp nhập xã

Sau sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, nhiều trụ sở, trong đó có Trung tâm Văn hoá - Thể thao, trở nên dôi dư. Song, các địa phương đã linh hoạt tận dụng, phát huy hiệu quả các thiết chế này nhằm tránh lãng phí tài sản công và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá của người dân.

Lan toả đam mê

Chị Ðặng Thị Thanh Mai không nhớ rõ mình bén duyên với nhiếp ảnh từ khi nào. Chỉ nhớ cách đây hơn 10 năm, lúc chưa nghỉ hưu, nhưng vì mê dịch chuyển đó đây, nên tranh thủ ngày cuối tuần, ngày phép... cứ có dịp là chị lại thu xếp thực hiện nhiều chuyến đi.

Gìn giữ con chữ, vun bồi bản sắc

Cộng đồng người Hoa tại Cà Mau, luôn quan tâm giữ gìn, lưu truyền chữ viết của dân tộc và duy trì thường xuyên các lớp giảng dạy, với sự hỗ trợ của các ban, ngành, đoàn thể tỉnh. Những lớp học ấy không chỉ là nơi truyền dạy ngôn ngữ, mà còn là cầu nối thế hệ, vun bồi bản sắc, văn hóa của một cộng đồng giàu truyền thống.

Khi sắc màu dẫn lối

Tay máy nữ Nguyễn Bích Thu hiện sinh sống và làm việc tại TP Hồ Chí Minh. Ðam mê nhiếp ảnh từ năm 2020, tuy không sinh hoạt chính quy ở tổ chức nào, nhưng tình yêu dành cho nhiếp ảnh trong chị luôn được nuôi dưỡng, vun đắp, duy trì qua rất nhiều những chuyến đi kết hợp giữa sáng tác nhiếp ảnh và du lịch trải nghiệm. Ngoài chủ đề yêu thích nhất là ảnh phong cảnh, chị cũng thích chụp ảnh chân dung, đời thường và nhiều chủ đề khác theo phong trào của anh em nhiếp ảnh tại TP Hồ Chí Minh.

Bác Ba Phi kể chuyện miệt rừng giờ đã thành miệt ước mơ

“Mấy chú ơi, đừng tưởng tui già rồi không biết thời cuộc nhen. Ừ thì tóc rụng, răng rụng, chớ tai mắt còn thính lắm. Tui nghe người ta nói Cà Mau giờ không còn là cái chấm cuối bản đồ nữa đâu nghen. Mà là chấm khởi đầu cho giấc mơ mới đó. Tui nghe mấy ổng gọi là... Cà Mau mới! Mới là phải rồi, vì mình đâu có như hồi xưa nữa!”.

Cà Mau: Đoàn kết phát triển - vững bước tương lai

Chương trình nghệ thuật và bắn pháo hoa chào mừng sự kiện hợp nhất tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau với chủ đề: “Cà Mau: Đoàn kết phát triển - Vững bước tương lai” được truyền hình trực tiếp trên sóng Báo và Đài Phát thanh, truyền hình Cà Mau (CTV), Báo và Đài Phát thanh – Truyền hình Bạc Liêu (BTV) và trên các nền tảng công nghệ số.

Tổng duyệt chương trình nghệ thuật chào mừng sự kiện hợp nhất hai tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu

Tối 29/6, tại Quảng trường đường Trần Hưng Đạo (Phường 5, TP Cà Mau), Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau tổ chức tổng duyệt chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng sự kiện hợp nhất tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu.