ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 10-10-24 04:32:13
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hồi sinh nguồn lợi cá đồng

Báo Cà Mau Với mục tiêu hồi sinh nguồn lợi cá đồng, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng Khoa học công nghệ (Trung tâm), thuộc Sở Khoa học và Công nghệ, đã xây dựng mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá đồng tại tỉnh Cà Mau. Mô hình này được triển khai trong thời gian 36 tháng (bắt đầu từ tháng 12/2021-11/2024).

Kỹ sư Lê Hoàng Hợp, Chủ nhiệm dự án, cho biết: “Qua khảo sát sơ bộ tại vùng U Minh Hạ, cá đồng được người dân khoanh nuôi trong hệ thống kênh mương ở các lâm phần trồng rừng và nuôi cá đồng kết hợp với trồng 1 vụ lúa. Hình thức nuôi chủ yếu là quảng canh với nhiều chủng loại cá đồng trên cùng diện tích. Người dân xây dựng hệ thống kênh mương, ao, đìa rồi thả cá giống cho sinh sản tự nhiên, không có nhiều tác động kỹ thuật. Cá giống thả mật độ tuỳ ý, có hộ nuôi cho ăn bổ sung, các biện pháp quản lý và phòng trị bệnh cho cá chưa được chú trọng đúng mức... Cách nuôi như thế dẫn đến năng suất thu hoạch không ổn định, hiệu quả kinh tế thấp và thiếu bền vững”.

Ðể khắc phục các hạn chế về mặt công nghệ và kỹ thuật trên các mô hình nuôi cá đồng, hướng đến nhân bản lại nguồn lợi cá đồng đang dần khan hiếm ở địa phương; đảm bảo tính khả thi khi triển khai thực hiện các nội dung của dự án... hiện nay cơ quan chủ trì đã cử đội ngũ nhân viên kỹ thuật có chuyên môn sâu trong lĩnh vực nuôi thuỷ sản tham gia thực hiện dự án. Bên cạnh đó, đề xuất lựa chọn chuyển giao, ứng dụng thêm các quy trình công nghệ để sản xuất giống cá đồng, bao gồm quy trình kỹ thuật sản xuất giống cá trê vàng, cá lóc và cá rô đồng của địa phương đã được các chuyên gia Khoa Thuỷ sản của Trường Ðại học Cần Thơ nghiên cứu xây dựng. Các quy trình công nghệ này đã được chuyển giao, ứng dụng thành công, được đánh giá là những quy trình công nghệ tiên tiến, phù hợp với điều kiện sản xuất ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Nguồn giống đang được lai tạo, sẽ cung cấp đến các hộ nuôi trong thời gian tới.

Theo đó, Trung tâm đã triển khai xây dựng mô hình nuôi thương phẩm kết hợp cá trê vàng, cá rô đồng và cá lóc theo hình thức quảng canh cải tiến. Quy mô diện tích nuôi cá đồng là 300 ha mặt nước, ở các xã: Khánh Bình Ðông (40 ha, có 25 hộ tham gia), Khánh Hưng (40 ha, có 21 hộ tham gia), Trần Hợi (40 ha, có 60 hộ tham gia), Khánh Hải (40 ha, có 20 hộ tham gia), thuộc huyện Trần Văn Thời; Khánh Lâm (30 ha, có 15 hộ tham gia), Khánh Thuận (60 ha, có 35 hộ tham gia), Nguyễn Phích (40 ha, có 28 hộ tham gia), Khánh An (31,5 ha, có 15 hộ tham gia), thuộc huyện U Minh. Năng suất bình quân đạt 300 kg/ha/vụ trên 3 đối tượng nuôi; tổng sản lượng đạt 90 tấn/vụ.

“Muốn cá đồng phát triển tốt, trước tiên vấn đề cần quan tâm là mật độ thả cá giống phải thấp và có phương pháp quản lý, chăm sóc. Chủ yếu là cải tạo các điều kiện môi trường để cho cá sinh trưởng và phát triển một cách tự nhiên, giảm các yếu tố bất lợi tác động và xử lý kỹ thuật. Thành lập các tổ hợp tác liên kết sản xuất, nhằm đề cao vai trò quản lý hỗ trợ mô hình từ cộng đồng dân cư, đảm bảo an ninh, an toàn, phòng tránh việc đánh bắt cá nuôi trái phép. Ðặc biệt, phần cải tiến của mô hình nuôi cá đồng thương phẩm của dự án so với hình thức nuôi cá đồng truyền thống, bao gồm các khâu tác động kỹ thuật như: có thả con giống; có bố trí phương tiện, diện tích nuôi dèo cá giống giai đoạn đầu để thuần hoá trong môi trường, tăng kích cỡ cá giống, dễ quản lý, chăm sóc, từ đó tránh thất thoát, hao hụt do cạnh tranh trong lưới thức ăn hoặc các tác động xấu của môi trường, từ đó sẽ nâng cao tỷ lệ sống của cá đồng thả nuôi”, Kỹ sư Lê Hoàng Hợp cho biết.

Nguồn giống khoẻ mạnh, lai giống từ nguồn giống bố mẹ tại địa phương.

Từ năm 2000 đến nay, diện tích và sản lượng cá đồng của tỉnh giảm mạnh. Những vùng trọng điểm của tỉnh như U Minh, Trần  Văn Thời hiện đã cạn nguồn lợi cá đồng tự nhiên. Hiện mô hình này đang được người dân, nhất là những hộ thụ hưởng đồng tình cao. Nhân rộng, bảo vệ nguồn lợi cá đồng là góp phần thực hiện nghiêm Chỉ thị số 17-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ.


Với con giống được lấy hoàn toàn từ nguồn cá giống ở địa phương, dự án mong muốn sẽ góp phần nâng cao chất lượng cá đồng thương phẩm tương đương với cá đồng khai thác ngoài tự nhiên, theo định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Cà Mau. Tính đến thời điểm hiện tại, dự án đã xuất hơn 30 ngàn con giống, gồm cá trê vàng, cá lóc, cá rô, cho các hộ dân trên địa bàn xã Khánh An, huyện U Minh. Dự kiến trong thời gian tới sẽ tiếp tục triển khai con giống đến các xã thuộc dự án gồm: Khánh Lâm, Khánh Thuận, Nguyễn Phích, huyện U Minh và Khánh Hưng, Khánh Hải, Khánh Bình Ðông, Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời.


 

Kim Cương

 

Ðưa Nghị quyết 04 đến với ngư dân

Thời gian qua, các đơn vị Bộ đội Biên phòng (BÐBP) tỉnh Cà Mau tích cực thực hiện nhiều biện pháp để ngư dân chấp hành tốt Nghị quyết số 04/2024/NQ-HÐTP của Hội đồng Thẩm phán Toà án Nhân dân tối cao, về hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi liên quan đến khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép thuỷ sản.

Khai thác đi đôi với bảo tồn

Từ tuyên truyền vận động, tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, cho đến thành lập tổ quản lý cộng đồng, tổ chức phát động phong trào thi đua ở cả 3 cấp, tiến hành các hoạt động bảo tồn khôi phục nguồn lợi cá đồng... đó là hàng loạt giải pháp đã được triển khai nhằm mục tiêu ngăn chặn, tiến tới chấm dứt tình trạng khai thác thuỷ sản (KTTS) có tính huỷ diệt trên địa bàn tỉnh.

Cùng bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

Thời gian qua, các ngành, đơn vị, địa phương chức năng đã triển khai thực hiện Chỉ thị số 17 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về ngăn chặn khai thác nguồn lợi thuỷ sản có tính huỷ diệt trên địa bàn tỉnh khá chặt chẽ, đạt kết quả khả quan.

Quyết tâm bảo vệ nguồn lợi cá đồng

“Thực hiện Chỉ thị số 17 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và Chỉ thị số 10 của Chủ tịch UBND tỉnh, địa phương đã ra quân quyết liệt, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo. Ðặc biệt, các đoàn thể giữ vai trò nòng cốt, công an là chủ công. Xã đã xây dựng văn bản, kế hoạch phát động phong trào thi đua, làm sao nâng cao ý thức của người dân trong việc gìn giữ, bảo vệ nguồn lợi cá đồng là chính, chứ không phải xử phạt là chính”, ông Trần Hữu Trí, Phó chủ tịch UBND xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời, cho biết.

Mở cao điểm chống khai thác IUU

Quyết liệt chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), cũng như chuẩn bị làm việc với Ðoàn Thanh tra của Uỷ ban Châu Âu (EC), trong tháng 9, tỉnh Cà Mau mở đợt cao điểm chống khai thác IUU trên địa bàn. Trong đó, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ số hoá từng phương tiện thuộc nhóm nguy cơ cao; đăng ký, đăng kiểm tàu cá, kể cả tàu “3 không”, tàu hết hạn đăng kiểm, hết hạn giấy phép. Xử lý dứt điểm các vụ việc vi phạm hình sự, vi phạm hành chính liên quan đến IUU.

Xử lý nghiêm khai thác huỷ diệt

Thời gian qua, công an các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Cái Nước tăng cường tuần tra, kiểm soát và kiên quyết xử lý nghiêm hành vi dùng xung kích điện khai thác thuỷ sản có tính huỷ diệt, tận diệt nhằm tái tạo và phát triển bền vững nguồn lợi thuỷ sản (NLTS) trong môi trường tự nhiên.

Cách hay bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

Ðổi dụng cụ kích điện, vũ khí, công cụ tự chế, súng hơi, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ để nhận gạo, nhu yếu phẩm, là cách làm của Công an xã Tân Lộc, huyện Thới Bình. Việc làm này vừa hỗ trợ những hộ dân có điều kiện vượt qua khó khăn để tìm việc làm ổn định, vừa thu hồi được các dụng cụ kích điện (xiệt cá), nhằm bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản (NLTS) nội đồng.

Tuổi trẻ bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

Các cấp bộ đoàn trong tỉnh đã phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện của đoàn viên, hội viên, thanh niên cùng tham gia ngăn chặn, tiến tới chấm dứt tình trạng khai thác nguồn lợi thuỷ sản (NLTS) có tính chất huỷ diệt, nhằm bảo vệ, phục hồi và phát triển NLTS.

Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản - Người dân cùng hành động

Ðể người dân nhận thức sâu sắc hơn về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản (NLTS), chống khai thác tận diệt, Huyện uỷ Năm Căn chỉ đạo các địa phương, đồn biên phòng ra quân, phát động giao nộp thiết bị, vật liệu, dụng cụ, ngư cụ khai thác NLTS có tính huỷ diệt, tận diệt và lồng ghép tuyên truyền để người dân nắm rõ thông tin về Nghị quyết 04/2024/NQ-HÐTP (Nghị quyết 04). Ðây là nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án Nhân dân tối cao, hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi liên quan đến khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép thuỷ sản. Từ đó để người dân nắm rõ và cùng thực hiện.

Tuân thủ quy định về IUU: Bảo vệ mình, bảo vệ nghề

Ðã có nhiều chuyển biến, nhất là ý thức của người dân, liên quan đến hoạt động chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn, tồn tại cần tiếp tục được khắc phục, để không chỉ gỡ được thẻ vàng của Uỷ ban Châu Âu (EC), mà quan trọng hơn hết là vì mục tiêu phát triển nghề cá bền vững.