ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 18-11-24 21:26:49
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Phạm Ðức Thuận và giải thưởng Ðại sứ Văn hoá đọc

Báo Cà Mau Chọn đề tài viết tiếp tác phẩm "Bến quê" của Nhà văn Nguyễn Minh Châu và đề xuất nhiều sáng kiến, kinh nghiệm phát triển văn hoá đọc cho học sinh vùng sâu, vùng xa, Phạm Ðức Thuận, Lớp 10A1, Trường THPT Ðầm Dơi (huyện Ðầm Dơi) đoạt giải Khuyến khích toàn quốc cuộc thi Ðại sứ Văn hoá đọc năm 2024.

Sinh ra và lớn lên ở xã Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi, địa bàn vùng sâu, vùng xa của tỉnh, thế nhưng điều đó không làm giảm đi tình yêu đối với sách, niềm đam mê tìm đến tri thức thông qua sách của Ðức Thuận.

Từ năm lớp 2, Thuận đã bắt đầu say mê với những trang sách. Quyển sách đầu tiên cũng là quyển sách dẫn lối để em tìm tòi kho tàng tri thức từ sách, chính là Ngữ văn lớp 6, sau đó là Ngữ văn lớp 7, 8, 9 sẵn có ở nhà. Niềm đam mê ấy một phần được truyền cảm hứng từ mẹ Thuận là chị Lê Thị Hương, giáo viên Ngữ văn của Trường THCS Tân Thuận.

Ngoài sách Ngữ văn, chị Hương sưu tầm rất nhiều sách với đa dạng thể loại. Có lẽ tình yêu sách của Thuận cũng bắt nguồn từ đó.

Thuận chia sẻ: “Ðọc sách Ngữ văn, dù là thơ hay truyện đều rất lôi cuốn. Cảm giác như mọi tinh hoa, đặc sắc của văn học Việt Nam đều hội tụ, khiến con mê mẩn không thoát ra được. Ðọc sách cho con những cung bậc cảm xúc khác nhau. Khi đọc "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố hay "Lão Hạc" của Nam Cao, con như cảm nhận được sự tăm tối, cũ kỹ của xã hội phong kiến đương thời. Khi đọc "Làng" của Kim Lân, nhân vật ông Hai cho con thấy được tình yêu làng, yêu nước nồng cháy của mỗi con người trên đất nước Việt Nam. Sự mới mẻ, độc đáo của từng cuốn sách, từng tác phẩm đã khiến con càng thấy yêu thích sách hơn. Lúc đọc sách, con thấy yên bình, chìm vào từng câu từng chữ của người viết, cảm giác tuyệt lắm, thú vị hơn chơi game và xem phim rất nhiều”.

Ðối với Thuận, sách không chỉ là bạn mà còn mở ra chân trời mới với rất nhiều điều mới mẻ.

Ðối với Thuận, sách không chỉ là bạn mà còn mở ra chân trời mới với rất nhiều điều mới mẻ.

Nhiều năm liền Thuận là học sinh giỏi, tích cực tham gia các hoạt động phong trào ở trường và luôn được bạn bè, thầy cô yêu mến. Mỗi ngày, dù lịch học khá dày, em vẫn phân bổ thời gian hợp lý cho sở thích. Học bài xong, Thuận sẽ đọc sách trước khi đi ngủ hoặc lúc rảnh rỗi; dành thời gian tập luyện thể thao, rèn sức khoẻ.

Ðọc đa dạng các thể loại sách báo, với Thuận, sách là bạn thân trên con đường học tập. Những trang sách giúp Thuận mở rộng vốn hiểu biết, thấu hiểu hơn về cuộc đời; sách cũng đưa em đến những miền đất mới, biết đến những con người thú vị và trải nghiệm nhiều điều. Những bài học từ sách còn giúp em nuôi dưỡng lòng nhân ái, vun đắp lý tưởng, mơ ước và dần hoàn thiện bản thân.

Tham gia cuộc thi Ðại sứ Văn hoá đọc do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức, ở cấp tỉnh, năm 2022, Thuận đoạt giải Nhất, năm 2024 đoạt giải Nhì và là 1 trong 6 bài thi đoạt giải Khuyến khích toàn quốc.

Bài thi đoạt giải Khuyến khích toàn quốc, Thuận chọn đề tài viết tiếp đoạn kết cho tác phẩm "Bến quê" của Nhà văn Nguyễn Minh Châu. Thuận xây dựng tâm lý nhân vật khớp với tính cách nhân vật mà tác giả đã viết trước đó. Thông qua đoạn kết mới này, Thuận gởi gắm thông điệp về văn hoá đọc đến mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ.

Thuận có nhiều sáng kiến lan toả văn hoá đọc: thành lập các câu lạc bộ sách để mọi người giao lưu, trao đổi về sách; kết hợp với Ðoàn Thanh niên, thầy cô Tổng phụ trách Ðội, cán bộ địa phương lựa những đầu sách hay, có ích để giới thiệu trên loa phát thanh của trường, địa phương; thành lập thư viện lưu động để đến các khu dân cư vào cuối tuần, những buổi họp hội giới thiệu đến người dân và mở rộng văn hoá đọc; mở những cuộc thi: Rung chuông vàng, giới thiệu sách để nâng cao hoạt động đọc và tìm hiểu sách đến mọi người...

Ðức Thuận tâm huyết: “Mỗi hoạt động dù nhỏ cũng sẽ tác động đến nhận thức của mọi người về văn hoá đọc. Không cần công trình gì lớn lao, chỉ cần tạo cho mọi người sự hứng thú với sách, thay đổi và tiếp cận từng chút một, lâu dần, văn hoá đọc trong từng người sẽ phát triển”./.

 

Vân Anh

 

Gặp gỡ hai thủ khoa đầu vào ngành Sư phạm

Thầy Phạm Việt Hưng, Hiệu trưởng Trường THPT Ðầm Dơi (huyện Ðầm Dơi), cho biết, nhà trường vừa đón nhận niềm vui có hai em học sinh của trường là thủ khoa đầu vào ngành Sư phạm. Cụ thể, em Nguyễn Hải Ðăng, thủ khoa ngành Sư phạm Toán học tại Trường Ðại học Cần Thơ và em Bùi Hải An, thủ khoa ngành Sư phạm Lịch sử - Ðịa lý tại Trường Ðại học Sài Gòn.

Nâng chất giáo dục mầm non

Huyện Ngọc Hiển có 8 trường mầm non, mẫu giáo, trong đó có 4 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và 2 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, với tổng số hơn 1.600 trẻ theo học. Những năm qua, huyện quan tâm đầu tư cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học, sân chơi cho trẻ theo hướng ngày càng chuẩn hoá, đáp ứng điều kiện chăm sóc, giáo dục, góp phần nâng cao tỷ lệ huy động trẻ đến trường.

Gương sáng cô giáo Trần Hồng Măng

Những năm qua, Chi uỷ Trường Tiểu học Nguyễn Văn Huyên, thị trấn U Minh, huyện U Minh luôn quan tâm chỉ đạo đảng viên trong trường nghiêm túc thực hiện việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, xem đây là một trong những phong trào thi đua thiết thực từng năm học. Quá trình thực hiện, trong Chi bộ đã xuất hiện nhiều cá nhân điển hình tiên tiến, cô giáo Trần Hồng Măng là một trong số đó.

Học để thoát nghèo

Cái nghèo đeo bám gia cảnh khiến giấc mơ nối dài con đường học tập của những bạn trẻ này không hề dễ dàng. Biến khó khăn thành động lực phấn đấu, hành trang bước vào đời là sự cố gắng không ngừng, cùng những vòng tay nhân ái luôn che chở - tất cả đã tạo nên sức mạnh để các bạn bước tiếp trên hành trình chinh phục tri thức.

Giáo dục sức khoẻ giới tính trong học đường

Nhằm thực hiện công tác giáo dục sức khoẻ giới tính trong lứa tuổi vị thành niên, thời gian qua, Chi cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình (DS-KHHGÐ) đã đẩy mạnh hoạt động tư vấn trực tiếp, cung cấp kiến thức về vấn đề giới tính cho học sinh tại các trường THCS, THPT trên địa bàn tỉnh.

Trao bằng tốt nghiệp cho trên 400 tân thạc sĩ, dược sĩ, cử nhân

Năm học 2023-2024, Phân hiệu  trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau đã đào tạo hơn 2.000 người học các hệ chính quy và sau đại học, kết hợp linh hoạt giữa hình thức học trực tiếp và trực tuyến, góp phần tạo điều kiện để người học có thể tham gia học tập mọi lúc mọi nơi. Theo đó, có 410 tân thạc sĩ, dược sĩ, cử nhân được trao bằng tốt nghiệp.

Tìm giải pháp nâng chất lượng thi tốt nghiệp THPT

Năm 2024, tỷ lệ tốt nghiệp THPT của tỉnh đạt 99,11%, giảm so với 2 năm gần nhất là 2022 (99,16%) và 2023 (99,22%), nhưng tỷ lệ điểm trung bình của tất cả các bài thi/môn thi tăng so với 4 năm liền kề. Từ đó cho thấy, chất lượng dạy và học tăng lên. Theo tổng hợp, điểm trung bình chung trong 5 năm cao hơn 0.01 điểm, xếp hạng trên 1 bậc so với khu vực và cả nước.

Nước uống sạch trong học đường

Dự án "Hỗ trợ bằng tiền mặt cho hộ gia đình và trường học bị ảnh hưởng bởi hạn hán năm 2024 tại huyện U Minh" do Tổ chức Cứu trợ trẻ em tài trợ và triển khai thực hiện từ tháng 5/2024. Dự án nhằm giúp trẻ em, gia đình và trường học tăng cường khả năng ứng phó với hạn hán, thiên tai. Bên cạnh các hộ dân, có 11 điểm trường tại 4 xã: Khánh An, Nguyễn Phích, Khánh Thuận, Khánh Lâm được hỗ trợ, mỗi điểm trường 65 triệu đồng, phục vụ lắp đặt máy lọc nước sạch uống trực tiếp theo tiêu chuẩn TCVN01.

Niềm vui trường mới

Sau 2 năm học tập và giảng dạy tại điểm Trường THCS Nguyễn Thái Bình, năm học này, toàn thể thầy cô giáo và 935 học sinh Trường THPT U Minh (thị trấn U Minh) phấn khởi khi được giảng dạy và học tập trong ngôi trường mới khang trang.

Tổng kết công tác dạy chữ Khmer, chữ Hoa hè năm 2024

Để đảm bảo công tác giảng dạy, học tập và làm tốt công tác tham mưu, Ban Dân tộc đã chỉ đạo Phòng Dân tộc các huyện, TP Cà Mau đồng loạt khai giảng các lớp dạy và học chữ Khmer vào ngày 5/6/2024, kéo dài trong 2 tháng hè. Chiều 4/11, Ban Dân tộc tỉnh tổ chức tổng kết công tác này.