ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 22-4-25 01:21:53
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hướng đến Chính phủ số liêm chính, minh bạch, phục vụ

Báo Cà Mau (CM-HNP) Đó là phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại lễ khai trương Hệ thống thông tin báo cáo Quốc gia, Trung tâm thông tin, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và công bố dịch vụ công trực tuyến thứ 1.000 trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia diễn ra sáng ngày 19/8. Điểm cầu Cà Mau Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thân Đức Hưởng tham dự.

Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý hành chính nhà nước và phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày một tốt hơn, Văn phòng Chính phủ đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai nhiều hệ thống thông Chính phủ điện tử, nhằm nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cũng như các hệ thống phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Hệ thống thông tin báo cáo Quốc gia, Trung tâm thông tin, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đi vào vận hành được coi là điểm nhấn quan trọng mang tính đổi mới, thay đổi phương thức chỉ đạo, điều hành từ thông tin, số liệu trên văn bản giấy chuyển sang dữ liệu số.

Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, được kết nối với các Trung tâm điều hành, hệ thống thông tin báo cáo, các cơ sở dữ liệu Quốc gia, các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành của bộ, ngành, địa phương, trở thành một trong những thành phần cốt lõi của hạ tầng số thông minh. Từ Trung tâm Thủ tướng Chính phủ, các thành viên Chính phủ có thể theo dõi, kiểm tra được các hoạt động theo từng lĩnh vực do các bộ, ngành, địa phương quản lý; đồng thời, thông qua dữ liệu số, hình ảnh trực quan, trực tuyến, giúp lãnh đạo Chính phủ thực hiện công tác chỉ đạo, điều hành trực tiếp tới các bộ, ngành, địa phương và trên thực địa.

 Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Cà Mau

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết: Tiếp nối các sự kiện tiêu biểu trong xây dựng Chính phủ điện tử (CPĐT) thời gian qua, khi Hệ thống Thông tin báo cáo Quốc gia và Trung tâm Thông tin, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được khai trương sẽ là điểm nhấn quan trọng trong chặng đường xây dựng, phát triển CPĐT. Thể hiện quyết tâm cải cách hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, loại bỏ dần việc xử lý công việc bằng hệ thống văn bản giấy, đổi mới phương thức chỉ đạo, điều hành theo hướng Chính phủ không giấy tờ.

Cùng với khai trương Hệ thống Thông tin báo cáo Quốc gia, Trung tâm thông tin, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng sẽ là thời điểm đánh dấu dịch vụ công thứ 1.000 được tích hợp sau hơn 8 tháng Cổng Dịch vụ công Quốc gia chính thức đi vào vận hành.

Cổng Dịch vụ công quốc gia sau hơn 8 tháng vận hành đã kết nối với 18 bộ, cơ quan, 63/63 địa phương và 8 ngân hàng, trung gian thanh toán, đơn vị cung cấp dịch vụ ví điện tử; chuẩn bị tích hợp, cung cấp 1.000 dịch vụ công trực tuyến; có gần 56,4 triệu lượt truy cập; hơn 220.000 tài khoản đăng ký; trên 14 triệu hồ sơ được đồng bộ trạng thái; trên 260.000 hồ sơ được thực hiện. Tổng chi phí xã hội tiết kiệm được khi thực hiện dịch vụ công ước tính hơn 13.000 tỷ đồng/năm, trong đó, Cổng Dịch vụ công Quốc gia đóng góp trên 6.700 tỷ đồng/năm.

Phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương những nỗ lực của Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cùng các bộ, cơ quan, đơn vị liên quan đã tích cực phối hợp triển khai để đưa vào khai trương hôm nay, đảm bảo chất lượng, thân thiện, hiệu quả, thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.

Thủ tướng mong rằng thời gian tới cán bộ, công chức, viên chức phải là những người tinh thông nghiệp vụ và giỏi về công nghệ. Tương lai không xa chúng ta hướng tới xây dựng hệ thống thông tin chia sẻ liên Chính phủ trên một số lĩnh vực với các nước trên thế giới. Đặc biệt là các nước cộng đồng Asean, phát triển Chính phủ số để kết nối, liên thông, tương tác quốc tế thành công cụ quan trọng giúp tăng cường ngoại giao, thúc đẩy hợp tác, hội nhập quốc tế.

Đối với Cổng dịch vụ công Quốc gia cần hoàn thành tích hợp các dịch vụ công thiết yếu như xuất nhập khẩu, đất đai, xây dựng, khoáng sản, thuế, giải quyết TTHC, viện phí, học phí,…tiếp tục nâng cấp hoàn thiện các tính năng của cổng để mở rộng phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn, mục tiêu là phải hoàn thành chỉ tiêu ban hành dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trong năm 2020.

Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương không được làm đẹp số liệu để lấy thành tích. Thông tin, dữ liệu cần chính xác, tin cậy, minh bạch, thống nhất, cần đẩy mạnh số hóa liên thông chia sẻ thông tin để hướng tới Chính phủ số liêm chính, minh bạch, hành động phục vụ người dân và doanh nghiệp./.

Hồng Phượng

 

 

Nhiệm vụ mới của ngành công an dần đi vào nền nếp

Nếu như thời gian đầu còn nhiều bỡ ngỡ, khó khăn trong khâu vận hành khi mới tiếp nhận công việc từ Sở Giao thông vận tải (nay là Sở Xây dựng), thì đến thời điểm này, các đầu công việc trong thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) của Ðội Sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ (Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh) dần đi vào nền nếp, bước đầu mang lại hiệu quả.

Hỗ trợ đăng ký thành lập, hoạt động doanh nghiệp

Thực hiện chủ trương, kế hoạch và chỉ đạo của tỉnh về việc đẩy mạnh chuyển đổi số, Sở Kế hoạch và Ðầu tư (nay là Sở Tài chính) đã chỉ đạo, phân công bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp (DN) thực hiện TTHC về đăng ký thành lập và hoạt động của DN. Tuy nhiên, do thủ tục phát sinh khá nhiều và quy trình thực hiện thủ tục đăng ký DN trên môi trường mạng còn phức tạp, cần sự hỗ trợ kịp thời, góp phần nâng cao sự hài lòng của DN, cải thiện Chỉ số PCI tỉnh.

Ðổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả kiểm tra

Kiểm tra công tác cải cách hành chính (CCHC) được tỉnh xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quản lý, chỉ đạo, điều hành CCHC, nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu. Vì thế, công tác kiểm tra không ngừng được đổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả, góp phần nâng cao Chỉ số CCHC của tỉnh.

Hoạt động ổn định, thông suốt sau sáp nhập

Ðầu năm 2025, toàn tỉnh có 18 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh với 206 tổ chức bên trong. Thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; sau khi sắp xếp, toàn tỉnh hiện còn 13 cơ quan với 159 tổ chức bên trong, bao gồm 68 phòng, 12 chi cục và tương đương, 79 đơn vị sự nghiệp công lập (giảm 5 cơ quan chuyên môn và 47 tổ chức bên trong).

Ðơn giản thủ tục hành chính theo hướng thực chất

Cắt giảm và đơn giản hoá thủ tục hành chính (TTHC) theo hướng dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức cho tổ chức, cá nhân là một nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt được các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh thực hiện. Ðiều đó khẳng định quyết tâm của tỉnh Cà Mau trong việc xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hiệu quả.

Tích hợp sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VneID

Ðể đẩy nhanh việc tích hợp sổ sức khoẻ điện tử (SSKÐT) trên ứng dụng VNeID, góp phần để người dân được hưởng lợi ích thiết thực từ chuyển đổi số mang lại, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành kế hoạch triển khai Chiến dịch Tích hợp SSKÐT trên ứng dụng VNeID.

Cà Mau quyết liệt sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Bám sát chỉ đạo của Trung ương về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, tỉnh Cà Mau khẩn trương, quyết liệt trong triển khai thực hiện, đảm bảo thống nhất, đồng bộ, gắn với mục tiêu giảm đầu mối và biên chế, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động.

Cà Mau tăng hạng nhiều nhất so với các tỉnh, thành trong cả nước về chỉ số chuyển đổi số

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa công bố "Báo cáo chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - DTI cấp bộ, cấp tỉnh năm 2023". Theo đó, tỉnh Cà Mau là địa phương được đánh giá là tỉnh tăng hạng nhiều nhất về DTI trong năm 2023 với vị trí 35/63 tỉnh, thành cả nước.

Vì một nền hành chính linh hoạt và toàn diện

Trong phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Cà Mau luôn xác định cải cách hành chính (CCHC) là khâu đột phá, tạo tiền đề quan trọng cho quá trình chuyển đổi số. Vì thế, công tác CCHC luôn được thực hiện xuyên suốt, linh hoạt và toàn diện, hướng đến nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả.

Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 240/QĐ-TTg ngày 4/2/2025 ban hành Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025.