ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 7-12-24 04:19:00
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hương tháng Năm dâng Bác

Báo Cà Mau Hôm nay, ngày 19/5, kỷ niệm 134 năm ngày sinh Bác Hồ, cùng với cả đất nước, dân tộc, đất và người Cà Mau cùng nghiêng mình tưởng nhớ và thể hiện tấm lòng yêu kính Người vô hạn.

Ngay từ sáng sớm, dòng người đã đổ dồn về phía Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay giữa lòng đô thị Cà Mau để lan toả, nhân lên tấm lòng thành kính tưởng nhớ Bác Hồ.

Ông Ngô Minh Đức, phụ trách chuỗi hoạt động ngoại khoá về nguồn nhân dịp sinh nhật Bác thông tin: “Chương trình được tổ chức với sự tham gia của các đơn vị Câu lạc bộ (CLB) dưỡng sinh tỉnh Cà Mau và sự hỗ trợ, giúp đỡ của Bảo tàng tỉnh Cà Mau. Bắt đầu từ năm 2024 này, các CLB sẽ tổ chức định kỳ, bài bản các hoạt động tri ân, tôn vinh những cống hiến vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với dân tộc. Qua đó tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về cuộc đời, sự nghiệp của Người đến các tầng lớp Nhân dân, góp phần lan toả, đẩy mạnh việc học và làm theo Bác".

Đồng diễn văn nghệ của các CLB Dưỡng sinh tỉnh Cà Mau dịp sinh nhật 134 năm của Bác Hồ.

Thông qua nhiều hoạt động như: tổ chức dâng lễ vật; đồng diễn mừng sinh nhật Bác; sinh hoạt chuyên đề “Nhớ mãi ơn Người” với các nội dung toạ đàm, xem phim, nghe kể chuyện về Bác, thi cắm hoa, thi chụp ảnh..., cuộc sinh hoạt ngoại khoá đã thực sự tạo điều kiện cho Nhân dân, nhất là đối tượng người cao tuổi, cán bộ hưu trí thuộc các CLB có được những trải nghiệm, sinh hoạt bổ ích, lành mạnh. Từ đó tạo môi trường, điều kiện để người cao tuổi giao lưu, rèn luyện, trao đổi kinh nghiệm, không ngừng nêu gương sáng trong học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh cho các thế hệ trẻ.

Lễ vật dâng Bác Hồ.

Bà Trần Chúc Ly, cán bộ Bảo tàng tỉnh Cà Mau xúc động: “Có thể nói từ trước đến nay, dịp sinh nhật 134 năm của Bác mới có được không khí trang trọng, thành kính và nhiều hoạt động phong phú như thế này tại Khu tưởng niệm Người. Cùng hoà mình vào không khí, cảm xúc thiêng liêng với các cô chú cao tuổi, thế hệ trẻ chúng tôi, những người làm công việc Bảo tàng càng thấy mình thêm vinh dự, trách nhiệm và tiếp tục nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Tháng Năm về, lòng kính yêu, tưởng nhớ Bác lại dâng lên tha thiết trong từng con người Việt Nam”.

Thành kính dâng hương tưởng nhớ Bác Hồ.

Các cô chú cao tuổi, cán bộ hưu trí hào hứng, phấn khởi khi lần đầu tiên trải nghiệm các hoạt động tưởng nhớ, tri ân Bác Hồ đúng dịp sinh nhật Người.

Đại tá Trịnh Hoàng Phến, nguyên Trưởng Công an huyện Đầm Dơi, cố gắng vượt qua những khó khăn về sức khoẻ và tuổi tác để đến viếng Bác Hồ nhân dịp sinh nhật Người.

Thi cắm hoa dâng Người.

Thi chụp ảnh đẹp giữa các CLB.

Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn năm!

 

Quốc Rin

Video clip: Hữu Nghĩa

Mạch nguồn giáo dục kháng chiến

Nhìn vào lịch sử cách mạng của vùng đất Cà Mau trong thời đại Hồ Chí Minh, có thể nhận thấy những điều rất đặc biệt về giáo dục trong kháng chiến. Sự nghiệp giáo dục những thế hệ “hạt giống đỏ” cách mạng kế cận luôn là công việc hệ trọng mà Bác Hồ và Ðảng ta luôn đặc biệt quan tâm gắn liền với mục tiêu thiêng liêng của sự nghiệp cách mạng là chiến thắng giặc thù, giành lại hoà bình, thống nhất và xây dựng, phát triển đất nước. Xuyên suốt 2 cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc, Cà Mau trở thành chiếc nôi giáo dục kháng chiến Nam Bộ và đã hoàn thành vẻ vang sứ mệnh được giao phó.

Hẹn một ngày về

Từ nhiều tháng trước, các cựu học sinh miền Nam (HSMN) ở TP Hồ Chí Minh đã háo hức hẹn nhau cùng về Sông Ðốc - Cà Mau, dự Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc, dù trong số ấy không phải ai cũng ra đi từ bến Sông Ðốc. Về với Sông Ðốc - Cà Mau, về với sự kiện mà 70 năm trước được xem là mốc khởi nguồn của các trường HSMN trên đất Bắc, với các cựu HSMN, thêm một lần nữa được tắm mình trong ký ức buồn vui của quãng đời tuổi thơ vắng mẹ, thiếu cha đầy khắc khoải nhớ thương, nhưng cũng rất đỗi tự hào.

Tri ân Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt

Ngày 23/11 hằng năm không chỉ là ngày kỷ niệm cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ - mốc son trong lịch sử đấu tranh cách mạng bất khuất của dân tộc Việt Nam, mà còn là ngày sinh của cố Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt.

Một biên khảo sống động về đất Nam Bộ của Nhà văn Phan Trung Nghĩa

Những trang cuối bài này, tôi lược trích bài ký tự thuật về cuộc họp mặt và bữa cơm thân mật của các nhà báo Bạc Liêu - Cà Mau với tên tuổi Phạm Văn Tri, Nguyễn Minh Chánh, Nguyễn Bé..., các tổng biên tập đáng kính của họ vô cùng thân thiết với một thế hệ trẻ làm báo sau chiến tranh...

Một biên khảo sống động về đất Nam Bộ của Nhà văn Phan Trung Nghĩa

Giờ mới trở lại đầu sách (trang 7 của tập biên khảo) - Sự ra đời của thành ngữ "Công tử Bạc Liêu". Phan Trung Nghĩa trích đoạn bài báo "Đây Bạc Liêu” của Tạ Như Khuê, đăng trên tuần báo Thanh Nghị, ra ngày 11/3/1994. Đó là cái nhìn của một nhà báo ở Hà Nội đối với quang cảnh kinh tế - xã hội của Bạc Liêu vào nửa đầu thế kỷ 20. Ông gọi "Bạc Liêu là một đất ăn chơi..."

Một biên khảo sống động về đất Nam Bộ của Nhà văn Phan Trung Nghĩa

Cùng với 1 truyện ký, 2 biên khảo, 4 bút ký... đã xác định được vị trí của Nhà văn Việt Nam đồng bằng Nam Bộ Phan Trung Nghĩa với những tác phẩm độc đáo, như đoàn tàu vũ trụ hồn nhiên bay vào lòng người đáng ghi nhớ nhất.

“Ký ức không phai” - Tư liệu quý về cán bộ, học sinh miền Nam trên đất Bắc

Mấy tháng qua, Ban Liên lạc các trường học sinh miền Nam (HSMN) Vĩnh Phú, 2-6-9 (trường HSMN trên đất Bắc) rốt ráo cùng Nhà Xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh hoàn thành các công đoạn để xuất bản quyển sách về đề tài tập kết. Ấn phẩm “Ký ức không phai” ra đời đúng vào dịp tỉnh Cà Mau tổ chức Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc. Ðây là món quà ý nghĩa mà các thành viên Ban Liên lạc dành tặng Cà Mau.

Lưu dấu dòng họ Hồng ở U Minh

Ngày 3 tháng 10 âm lịch hằng năm, tại Rạch Chệt, Ấp 3, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, dòng họ Hồng long trọng tổ chức lễ giỗ để tưởng nhớ cụ Hồng Vận Ban, người góp phần quan trọng vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vào thế kỷ XIX.

Hào khí đất xưa...

Những lần về lại Tân Thành (nay là phường Tân Thành và xã Tân Thành, TP Cà Mau) đều mang lại cho chúng tôi những chiều kích mới mẻ trong hiểu biết, suy tư về vùng đất địa linh nhân kiệt, lẫy lừng công đức của tiền nhân.

Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thị Mai viếng Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sáng nay (16/11), Đoàn công tác Ban Tuyên giáo Trung ương do Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thị Mai làm trưởng đoàn đến viếng, dâng hương tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (Khóm 1, Phường 1, TP Cà Mau) và Khu di tích lịch sử cấp tỉnh Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam, tại Ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình.