ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 1-2-25 15:56:11
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Huyện Ngọc Hiển quyết liệt ứng phó bão số 16

Báo Cà Mau (CMO) Phóng viên Báo Cà Mau tiếp tục cập nhật công tác chuẩn bị ứng phó với cơn bão số 16, bão Tembin. Sáng 25/12, thời tiết Ngọc Hiển chưa xảy ra hiện tượng bất thường, gió nhẹ, không có mưa, tuy nhiên mây đen ngày càng dày.

Sáng 25/12, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Trần Hồng Quân đã trực tiếp xuống chỉ đạo công tác phòng chống bão tại thị trấn Rạch Gốc và xã Tân Ân. Tại các điểm đến, ông Trần Hồng Quân đề nghị bà con sinh sống ven biển ngay lập tức di dời đến nơi an toàn. Những người ở lại phải đảm bảo tính mạng, có phương án di dời trong tình huống khẩn cấp. Công tác gia cố, chằng chống nhà cửa cần hoàn tất nhanh nhất có thể.

Ở ấp Ô Rô, xã Tân Ân, ông Trần Hồng Quân đến thăm hỏi một số gia đình có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn, đồng thời đề nghị xã Tân Ân phải ngay lập tức có biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ các đối tượng này. Đồng thời, lưu ý, các đường dây điện phải hết sức lưu ý các biện pháp an toàn. Những khu dân cư, nhà cửa tạm bợ của bà con ven mũi Ô Rô thì cần nhanh chóng di dời vào nơi an toàn.

 Báo cáo nhanh, Tân Ân và Rạch Gốc về cơ bản đã hoàn thành công tác di dời, trước tiên là các đối tượng trẻ em, người già, người bệnh tật.

Chiều nay, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Trần Hồng Quân tiếp tục kiểm tra, đôn đốc và chỉ đạo công tác phòng chống bão Tembin tại đại bàn xã Tam Giang Tây.

Tối 24/12, tại Đồn biên phòng Rạch Gốc, Trung tá Lê Đình Sơn, Đồn Trưởng thông tin: “Cơn bão 16 được dự báo nhiều khả năng đổ bộ Cà Mau, trong đó Ngọc Hiển thuộc vùng tâm bão. Với địa hình, thói quen sinh hoạt, hạ tầng cơ sở, nhà cửa tạm bợ thì với cường độ lớn, bão 16 nhiều khả năng lại tái hiện một cơn bão Linda cách đây 20 năm”.

Theo ghi nhận của phóng viên, lực lượng bộ đội biên phòng phối hợp với các lực lượng công an, kiểm ngư, chính quyền địa phương đã dùng ca-nô để hướng dẫn từng tàu tránh trú tại các ụ dọc theo cửa Rạch Gốc.

Sau khi được tích cực tuyên truyền, trực tiếp nắm bắt thông tin qua các kênh phương tiện truyền thông, tối 24/12, hầu hết bà con Rạch Gốc “đã tin rằng” bão số 16 sẽ đổ bộ và khả năng sẽ có sức tàn phá khủng khiếp. Nhiều người cầu nguyện cho trời đất bình yên, bão 16 sẽ ít ảnh hưởng như đợt áp thấp trước đây. 

Người dân thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển vào các điểm trú bão an toàn.

 Bà Nguyễn Trúc Ly, Bí thư Đảng uỷ thị trấn Rạch Gốc, cho biết: “Đối với các hộ không tự giác trong việc chằng néo, gia cố nhà cửa, chúng tôi phân loại và cắt cử lực lượng đến hỗ trợ. Nhà nào cố tình chây ì, chúng tôi sẽ bắt ký biên bản, đây cũng là căn cứ để tính toán nếu sau bão có thiệt hại xảy ra”.

Theo bà Ly, thiệt hại cơn bão Linda cách đây 20 năm còn chưa nguôi ngoai, tâm lý chủ quan chính là nguy cơ tiềm ẩn nhiều hệ luỵ khi bão 16 thực sự xảy ra.

Trung tá Lê Đình Sơn chia sẻ: “2 đêm rồi anh em trực ở đồn chưa ngủ, chúng tôi lo lắm, vì cơn bão tới sẽ vô cùng mạnh”. Anh Sơn cũng rất buồn vì có một số hộ dân khi thấy lực lượng tích cực phòng tránh bão thì dửng dưng và cười nói: “Bão tố gì mấy ông ơi”. Nếu như, bão 16 đổ bộ với sự tàn phá ghê gớm, liệu còn có những nụ cười đó, anh Sơn băn khoăn.

Ông Lý Hoàng Tiến, Chủ tịch UBND, Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn huyện Ngọc Hiển, khẳng định: “Nội trong sáng 25/12, công tác di dời phải hoàn tất. Việc gia cố, chằng néo nhà cửa, tàu thuyền được kiểm tra lại lần cuối. Tâm thế Ngọc Hiển là sẵn sàng đón bão với mong muốn giảm nhẹ thiệt hại về người và tài sản”.

Rạch Gốc có 5 cửa thông biển, đây cũng là đường “tiểu ngạch” mà các phương tiện nhỏ không đăng kiểm, đăng ký ra vào hoạt động. Theo kinh nghiệm dân gian, biển động trước và sau bão là thời điểm có nhiều cá, tôm, một số bà con bất chấp, “liều mạng” ra đánh bắt. Vấn đề này được Trung tá Lê Đình Sơn khẳng định: “Chúng tôi có những tổ kiểm tra cơ động, quyết không để bà con mạo hiểm tính mạng, tài sản”.

Toàn bộ tàu thuyền đăng ký, đăng kiểm của Rạch Gốc đã vào nơi trú ẩn.

Theo thông tin phóng viên nắm được, chiều 24/12, một số tàu thuyền chủ quan về neo đậu ở khu vực cụm đảo Hòn Khoai, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Cà Mau đã kiên quyết di dời vào đất liền.

Thực tế cho thấy, bão Linda năm 1997, thiệt hại vô cùng lớn đối với ngư dân trú tránh tại các khu vực đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối. Đến thời điểm này, toàn bộ tàu thuyền đăng ký, đăng kiểm của Rạch Gốc đã vào nơi trú ẩn. Tàu tỉnh bạn cũng đã được hướng dẫn, neo đậu đúng yêu cầu an toàn.

Người dân chằng chống nhà cửa.

Tại thị trấn Rạch Gốc, việc mua bán, sinh hoạt vẫn bình thường. Ông Huỳnh Thanh Đảm, Chủ tịch UBND thị trấn, khẳng định: “Giá cả, mặt hàng phục vụ vẫn như ngày thường, không có biến động”. Do lượng ngư dân tỉnh bạn về khá đông, các lực lượng túc trực bảo đảm an ninh trật tự. Hàng quán của Rạch Gốc đêm 24/12 nhộn nhịp, tuy nhiên sau đó cũng xảy ra một số trường hợp gây rối. Thị trấn Rạch Gốc đã có phương án chủ động nên kịp thời nắm bắt, giải quyết, đồng thời hướng dư luận tập trung cao độ vào quá trình di chuyển, đổ bộ của cơn bão số 16. Tâm lý của ngư dân cũng đã hết sức cảnh giác và đang dồn lực để ứng phó với thảm hoạ thiên tai do bão số 16 gây ra.

 Ngọc Hiển “căng mình” đón bão, mong mọi điều bình yên sẽ đến với bà con./.

Ông Lý Hoàng Tiến cho biết, đến sáng 25/12, số lượng tàu của địa bàn Ngọc Hiển hơn 600 phương tiện, phương tiện ngoài tỉnh khoảng 247 chiếc (hơn 3000 ngư phủ) đã vào nơi tránh trú bão an toàn. Trong 6.000 hộ cần chằng chống nhà cửa thì đã hoàn thành khoảng 4.000 căn. Các kịch bản và phương án đối phó khi bão đổ bộ đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, ưu tiên bảo đảm tính mạng, nỗ lực giảm thiểu thiệt hại tài sản và bảo đảm sản xuất của Nhân dân.

Quốc Rin

 

Liên kết hữu ích

Tận tình phục vụ những ngày cận Tết

Năm 2024, chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) trên địa bàn huyện Năm Căn ngày càng được nâng lên, tỷ lệ hồ sơ giải quyết trước hạn và đúng hạn cho tổ chức, cá nhân đạt cao. Ðặc biệt, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC được đẩy mạnh.

Tiếp tục tinh gọn bộ máy và nâng cao chỉ số hài lòng của người dân

Chiều 15/1, Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình, Phó trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ chủ trì phiên họp thứ 9 của Ban Chỉ đạo theo hình thức trực tiếp và trực tuyến với 63 điểm cầu trên cả nước.

Dịch vụ công trực tuyến: Không làm thay người dân

Nhằm từng bước hình thành thói quen và nâng cao kỹ năng tự thực hiện dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) của người dân, Chủ tịch UBND tỉnh vừa chỉ đạo thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, chủ tịch UBND các huyện, thành phố chỉ đạo công chức, viên chức (CC,VC) làm việc tại bộ phận một cửa thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, đơn vị tiếp tục tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện DVCTT, không trực tiếp làm thay, để người dân quen dần thao tác, các bước thực hiện trên môi trường điện tử.

Cà Mau tiếp tục dẫn đầu cả nước về chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp

Với 91,6 điểm, tăng 1,43 % so với năm 2023, tỉnh Cà Mau tiếp tục giữ vị trí đứng đầu các tỉnh thành cả nước về Bộ chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp năm 2024. Đây cũng là năm thứ 2 liên tiếp Cà Mau dẫn đầu cả nước về bộ chỉ số này.

Khánh Hoà hoàn thành sớm kế hoạch CCHC năm 2024

Chú trọng đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ công tác cải cách hành chính (CCHC), xã Khánh Hoà (huyện U Minh) đã hoàn thành 17/17 nhiệm vụ theo kế hoạch năm 2024, đạt 100%.

Bước nhanh hơn để tạo đột phá

Xây dựng Chính quyền điện tử (CQÐT) hướng đến Chính quyền số (CQS) là mục tiêu quan trọng mà tỉnh Cà Mau nỗ lực hướng tới, nhằm tạo đột phá trong công tác cải cách hành chính (CCHC), góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước, đáp ứng yêu cầu phục vụ người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Sự hài lòng của người dân là thước đo chất lượng

Với phương châm “Lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo chất lượng”, thời gian qua, huyện Ngọc Hiển đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, tạo chuyển biến tích cực trong công tác cải cách hành chính (CCHC), nhất là chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) ngày một nâng lên, đem lại nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp. Qua đó, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân, xây dựng chính quyền ngày càng thân thiện, vì Nhân dân phục vụ.

Nỗ lực tạo đột phá

Năm 2024, công tác chỉ đạo triển khai, thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính (CCHC) được TP Cà Mau quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, thông suốt. Ðến nay, thành phố đã hoàn thành 23/23 nhiệm vụ CCHC. Chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho tổ chức, cá nhân trên địa bàn được nâng cao. Mức độ hài lòng của người dân về giải quyết TTHC đạt 100%.

Quyết tâm cải cách tốt hơn

Với quan điểm “Lấy người dân, doanh nghiệp là chủ thể, là trung tâm của cải cách hành chính; tất cả hướng đến mục tiêu là phục vụ người dân, doanh nghiệp”, huy động sự vào cuộc với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị... công tác cải cách hành chính (CCHC) năm 2024 của tỉnh đạt được nhiều kết quả nổi bật, tiến bộ. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần tiếp tục khắc phục, tạo sự thông suốt để phục vụ người dân và cộng đồng doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Ðiểm nhấn thành tựu cải cách hành chính

Cà Mau là một trong những địa phương đầu tiên trên cả nước hoàn thành sớm việc kết nối Hệ thống Thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh với Hệ thống Ðịnh danh và xác thực điện tử của Bộ Công an, để phục vụ chuyển đổi sang sử dụng VNeID làm tài khoản duy nhất trong thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công trên môi trường điện tử kể từ ngày 1/7/2024. Cùng với đó, Cà Mau là 1 trong 14 địa phương hoàn thành sớm việc số hoá dữ liệu sổ hộ tịch lịch sử trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 87/2020/NÐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ (giao trước ngày 31/12/2024).