ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 21-4-25 04:29:04
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Huyện U Minh từng bước xoá điểm lẻ

Báo Cà Mau CMO) Năm học mới này, huyện U Minh tiếp tục triển khai sáp nhập nhiều điểm trường lẻ ọp ẹp về các điểm chính nhằm đáp ứng tốt nhu cầu trước mắt, đảm bảo ổn định và phát triển lâu dài. Tất nhiên, trong quá trình sắp xếp bước đầu xuất hiện nhiều khó khăn cần tháo gỡ.

Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện U Minh Trần Hoàng Lạc cho biết: “Khi tiến hành xoá điểm lẻ, sáp nhập về điểm trường chính, phòng luôn căn cứ vào lợi ích thiết thực, nhu cầu thực tế, số lượng học sinh/lớp, khoảng cách giữa các trường, tính toán phù hợp, hài hoà giữa quyền lợi của học sinh và giáo viên. Qua đó, giúp công tác quản lý chặt chẽ hơn cũng như nâng cao tinh thần trách nhiệm của giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục”.

 Ông Lạc cho biết thêm, xoá điểm lẻ, ghép trường được thực hiện từ năm học trước, đã xoá được nhiều điểm lẻ không đáp ứng yêu cầu giảng dạy. Đây là chủ trương phù hợp nhu cầu phát triển giáo dục và tránh đầu tư dàn trải, kém hiệu quả từ vật chất lẫn đội ngũ giáo viên. Về công tác chuẩn bị cơ sở vật chất, đến thời điểm này, các trường trong huyện cơ bản đáp ứng, sẵn sàng đón năm học mới với tinh thần tự tin về chất lượng.

Trên cơ sở đó, năm học này, huyện sáp nhập giảm được 3 trường (1 trường mầm non, 1 trường tiểu học và 1 trường trung học cơ sở), giảm 24 điểm lẻ, trong đó, trung học cơ sở 3 điểm, tiểu học 21 điểm, giảm 42 lớp học. Tuy nhiên, việc sắp xếp bước đầu gặp một số khó khăn nhất định như: điều kiện đi lại, đưa rước con em xa hơn trước từ 4-5 km, do ghép về điểm chính nên các điểm này hiện phòng học chưa đảm bảo, việc sắp xếp điều chuyển giáo viên gặp rất nhiều khó khăn.

Lãnh đạo huyện kiểm tra trường lớp trên địa bàn để thực hiện việc sắp xếp phù hợp, hiệu quả.

Cô Phạm Hồng Nha, Hiệu trưởng Trường Mầm non Bạch Dương, thị trấn U Minh, cho biết: “Năm học này Trường Mầm non Hương Tràm ghép với Trường Mầm non Bạch Dương, việc ghép trường bước đầu gặp một số khó khăn, trường phải xây thêm 8 phòng học nữa mới đảm bảo đủ điều kiện dạy và học, hiện công trình đang được triển khai tích cực, riêng giáo viên trường cũng đang thiếu”.

Năm học 2017-2018, xã Nguyễn Phích đã xoá điểm trường Kinh 93 (có 2 lớp với 23 học sinh của 2 khối lớp 3 và lớp 5), bình quân mỗi lớp không quá 12 học sinh, do đó ghép về trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai, xã Khánh Lâm; điểm trường Kinh 31 (có 2 lớp với 21 học sinh) chuyển đến trường Tiểu học Huỳnh Quảng; xoá 1 điểm tại vàm kinh Xóm Mới, điểm trường này có 24 học sinh thuộc khối lớp 3, 4, chuyển về Trường Tiểu học Vương Nhị Chi, xã Nguyễn Phích. Bước đầu sắp xếp gặp không ít khó khăn, nhưng hiện nay đã đi vào ổn định, chất lượng giáo dục được nâng lên đáng kể.

Như vậy, theo kế hoạch sắp xếp, đến năm 2021 xã Nguyễn Phích giảm đến 6 điểm lẻ, giảm 14 giáo viên, không còn trường có điểm lẻ. Nếu theo lộ trình này, xã Nguyễn Phích phải xây thêm 24 phòng học nữa, còn việc giải quyết 14 giáo viên dư thừa này cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Ông Lê Trung Kiên, Chủ tịch UBND xã Nguyễn Phích, cho biết: “Để thực hiện tốt công tác sắp xếp trường lớp trên địa bàn đảm bảo đúng kế hoạch đề ra, hiện nay Ban Chỉ đạo cấp xã phối hợp với các ngành, đoàn thể, chi bộ, trưởng ấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân hiểu rõ hơn về mục đích, ý nghĩa của việc sắp xếp, tinh gọn trường lớp".

Xã Nguyễn Phích triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách của Nhà nước hỗ trợ học sinh khó khăn, học sinh nghèo theo Nghị định 116/2016; Nghị định 86/2015, đồng thời tranh thủ các nguồn vốn cấp trên đầu tư xây dựng các công trình lộ nông thôn ở các tuyến có nhiều học sinh thuộc điểm lẻ gom về điểm chính mà hiện nay điều kiện đi lại còn khó khăn.

"UBND xã tập trung vận động các cấp, các ngành, nhà hảo tâm hỗ trợ xe đạp cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, nhà xa trường. Hiệu trưởng các điểm trường chủ động xây dựng kế hoạch, lộ trình tinh giảm biên chế hằng năm, thực hiện tốt chế độ chính sách cho người nghỉ hưu, nghỉ việc, tinh giản biên chế đúng theo quy định, tránh tình trạng thiệt thòi cho giáo viên", ông Kiên cho biết thêm.

Chủ tịch UBND huyện U Minh Dư Bé Ba cho biết: “Trong xây dựng trường đạt chuẩn, khó nhất là vốn. Nếu còn điểm lẻ thì vốn đầu tư sẽ không tập trung. Việc ghép điểm lẻ, đưa học sinh về điểm trung tâm, nơi có môi trường giáo dục tốt hơn là nhu cầu cần thiết, huyện đang xây dựng lộ trình, kế hoạch cụ thể qua từng năm. Xoá các điểm lẻ phải đảm bảo theo đúng quy định, phù hợp với điều kiện địa lý của địa phương, bên cạnh đó phải động viên cũng như giải quyết chính sách phù hợp đối với những giáo viên có nhu cầu nghỉ trước thời hạn. Việc sắp xếp lại trường lớp, giáo viên huyện U Minh cố gắng đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng để đưa chất lượng giáo dục huyện nhà phát triển trong thời gian tới"./.

Trung Đỉnh - Trần Thể

Ươm mầm mơ ước con trẻ

Chủ đề “Nghề nghiệp” là 1 trong 9 chủ đề thú vị được đưa vào chương trình giáo dục mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Ðào tạo. Thông qua các hoạt động trải nghiệm, trẻ được khám phá thế giới nghề nghiệp, hiểu hơn về đặc thù công việc, những vất vả cũng như giá trị mà mỗi nghề mang lại cho xã hội.

214 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học năm học 2024-2025

Sau gần một tháng diễn ra, Hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học tỉnh Cà Mau, năm học 2024-2025 đã kết thúc thành công tốt đẹp.

Hơn 150 triệu đồng hỗ trợ Trường Tiểu học Hoà Mỹ 2

Sáng 11/4, tại Trường Tiểu học Hoà Mỹ 2, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước, báo Sài Gòn Giải Phóng phối hợp với chính quyền địa phương và nhà tài trợ tổ chức chương trình “Thắp sáng niềm tin - Vượt khó đến trường” nhằm trao tặng học bổng và trang thiết bị học tập cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Sáng nay (11/4), Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau đã triệu tập hội nghị triển khai các văn bản liên quan và tập huấn phần mềm quản lý thi tốt nghiệp THPT năm 2025, tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Cà Mau. 

416 học sinh đạt giải học sinh giỏi THCS cấp tỉnh

Theo thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Cà Mau, Kỳ thi học sinh giỏi THCS cấp tỉnh năm học 2024-2025 có 416 em đạt giải ở 7 môn thi.

Giúp học sinh nhận thức đúng về giới tính

Ở lứa tuổi vị thành niên, các em còn hạn chế hiểu biết, kiến thức về giới tính cũng như chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Ðể giúp các em hình thành những quan điểm đúng đắn về sức khoẻ sinh sản và cung cấp thêm kiến thức để bảo vệ bản thân, giáo dục giới tính cho học sinh là điều hết sức cần thiết trong môi trường học đường.

Ðể con em đồng bào tiếp cận giáo dục

Ðể đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục cho con em đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), thời gian qua, tỉnh Cà Mau có nhiều giải pháp thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế. Trọng tâm là tuyên truyền vùng đồng bào dân tộc để người dân hiểu hơn về vai trò của giáo dục trong thời kỳ mới, từ đó thay đổi nhận thức, chủ động đưa con em đến với nền giáo dục chính quy, hiện đại, đúng độ tuổi.

Ưu tiên đầu tư nâng cấp Trường THCS - THPT Tân Bằng

Sáng 2/4, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân có chuyến khảo sát thực tế tại 2 trường THCS - THPT trên địa bàn huyện Thới Bình để đầu tư nâng cấp hướng đến đạt chuẩn quốc gia.

Thiết thực chính sách nội trú, miễn giảm học phí

Ðối với sinh viên vùng sâu, vùng xa như tỉnh Cà Mau, các chính sách ưu đãi của Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục đã thể hiện tính nhân văn sâu sắc, giúp các em giảm bớt khó khăn về chi phí học hành, thêm điều kiện thực hiện ước mơ tri thức.

Giáo dục Cà Mau khẳng định vị thế

Kết quả đạt được trong phát triển giáo dục mũi nhọn của tỉnh thời gian qua khẳng định hướng đi đúng trong công tác tuyển chọn, bồi dưỡng, đào tạo học sinh giỏi (HSG) - “hạt nhân” tương lai của tỉnh, đất nước. Ðó là cơ sở, nền móng vững chắc, góp phần xây dựng tỉnh Cà Mau phát triển nhanh và bền vững. “Với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài cho tỉnh, những năm qua, ngành giáo dục chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn. Qua đó, góp phần khẳng định vị thế trong sự nghiệp “trồng người””, Tiến sĩ Lê Hoàng Dự, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT), khẳng định.