ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 3-5-25 11:36:24
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Kẻ giết người ở nhà trọ Tuấn Tài nhận án tử hình

Báo Cà Mau Ngày 12/7, tại Công viên Văn hoá Hùng Vương, Phường 5, TP Cà Mau, vụ án giết người cướp của gây xôn xao dư luận trong thời gian qua của đối tượng Trương Hoài Trọng (sinh năm 1995, thường trú ấp Cái Su, xã Hoà Tân, TP Cà Mau) đã được đưa ra xét xử lưu động trước sự chứng kiến rất đông người dân.

Ngày 12/7, tại Công viên Văn hoá Hùng Vương, Phường 5, TP Cà Mau, vụ án giết người cướp của gây xôn xao dư luận trong thời gian qua của đối tượng Trương Hoài Trọng (sinh năm 1995, thường trú ấp Cái Su, xã Hoà Tân, TP Cà Mau) đã được đưa ra xét xử lưu động trước sự chứng kiến rất đông người dân.

Theo cáo trạng, do có mối quan hệ quen biết từ trước nên vào khoảng 19 giờ ngày 9/11/2015, Trọng và Dương Hồng Đào (sinh năm 1995, là nhân viên quán nhậu An Khang, Phường 9, TP Cà Mau) đến nhà trọ Tuấn Tài 1 (Phường 9) thuê phòng số 15 nghỉ qua đêm.

Bị cáo Trương Hoài Trọng (đứng giữa vành móng ngựa) và các bị cáo có liên quan tại phiên xét xử lưu động ngày 12/7.

Đến khoảng 19 giờ ngày 10/11/2015, Trọng nảy sinh ý định giết Đào để chiếm đoạt số nữ trang mà Đào đeo trên người. Lợi dụng lúc Đào ngồi quay lưng với mình, Trọng dùng tay kẹp cổ Đào rồi tiếp tục bóp cổ đến khi Đào tử vong. Sau đó, Trọng gỡ lấy số nữ trang bằng vàng 18K và 24K trên người Đào, gồm: 1 chiếc kiềng đeo cổ, 7 chiếc vòng đeo tay, 1 đôi bông tai và 5 chiếc nhẫn các loại, tổng trị giá 18.395.000 đồng.

Trọng sửa tư thế Đào nằm nghiêng, mặt quay vào tường, lấy mền đắp phủ lên người Đào giống như người đang ngủ. Xong, Trọng bước xuống sửa lại đôi dép của Đào cho ngay ngắn rồi mở cửa phòng bấm chốt khoá trong, ra ngoài trả tiền phòng đi về.

Sau đó, Trọng ung dung đi chơi game và nhậu nhẹt cùng bạn bè. Số vàng cướp được Trọng nhờ mẹ ruột là Trần Phương Dung và bạn là Trần Hoài Yên đi bán được 15.230.000 đồng. Trọng dùng 3 triệu đồng chuộc xe, cho Yên mượn 2 triệu đồng, cho anh ruột 500.000 đồng, số còn lại tiêu xài cá nhân.

Đến khoảng 17 giờ ngày 12/11/2015, quản lý nhà trọ phát hiện mùi hôi phát ra từ phòng số 15 nên mở cửa phòng kiểm tra thì thấy có người chết nên đến cơ quan công an trình báo.

 Qua công tác nắm tình hình, thu thập chứng cứ, sàng lọc đối tượng, truy tìm các mối quan hệ của bị hại… đến ngày 14/11/2015, Trọng đã bị bắt và khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình.

Đối với 2 đối tượng Trần Phương Dung (mẹ ruột Trọng) và Trần Hoài Yên (bạn Trọng) mặc dù thấy rõ có nhiều món nữ trang bị sứt gãy, co cóp, méo mó; biết Trọng không có khả năng mua được vàng và nghĩ chỉ có thể do Trọng trộm cắp, lừa đảo hoặc làm việc phi pháp mà có nhưng Dung và Yên vẫn đồng ý đi bán giúp Trọng. Do đó, đủ cơ sở để kết luận 2 bị cáo tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.

Tại phiên toà xét xử, 2 bị cáo Dung và Yên đều thành khẩn nhận tội và mong được giảm án. Riêng bị cáo Trọng vẫn quanh co chối tội khiến phiên toà kéo dài đến gần 12 giờ trưa, trong sự phẫn nộ của người chứng kiến. Trọng cho rằng mình không cố ý giết chị Đào mà do lỡ tay, số vàng là do chị Đào cho mượn chớ không phải do y cướp. Nhưng trước những bằng chứng mà Hội đồng xét xử đưa ra, Trọng đã không thể chối cãi.

Mặc dù, Trọng có nhân thân tốt, ông ngoại được Nhà nước trao tặng Huân chương Kháng chiến hạng Nhì, cha Trọng cũng có thời gian phục vụ quân đội và bản thân Trọng không có tiền án, tiền sự. Nhưng trước tội ác Trọng gây ra đặc biệt nghiêm trọng, gây hoang mang trong Nhân dân, làm mất an ninh, trật tự an toàn xã hội, TAND tỉnh Cà Mau tuyên án Trương Hoài Trọng tử hình về tội giết người, 3 năm tù về tội cướp tài sản, tổng mức án là tử hình. Hai bị cáo Trần Phương Dung và Trần Hoài Yên cùng mức án 9 tháng tù giam về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.

Phiên toà kết thúc trước sự hoan nghênh của người dân bởi kẻ thủ ác đã nhận hình phạt thích đáng./.

Bài và ảnh: Quách Nguyên

Lực lượng vũ trang tỉnh Cà Mau chính quy, tinh nhuệ, hiện đại

Được thành lập vào ngày 23/8/1945, lực lượng vũ trang tỉnh Cà Mau ra đời trong khí thế cách mạng sục sôi của toàn dân tộc, gắn liền với bước trưởng thành mạnh mẽ của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, lực lượng vũ trang tỉnh Cà Mau không ngừng lớn mạnh, khẳng định vai trò nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và xây dựng quê hương.

Ðầu tư hạ tầng bảo vệ bờ biển, ngăn triều

Mưa lớn kết hợp với triều cường dâng cao từng gây ra nhiều thiệt hại trong sản xuất, hạ tầng các công trình, nhất là đường giao thông bị hư hỏng, gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông... Do đó, đây là loại hình thiên tai cần chủ động phòng từ sớm, từ xa.

Vùng đệm tăng cường bảo vệ rừng

Hằng năm, cứ bước vào cao điểm mùa khô, các lực lượng làm nhiệm vụ giữ rừng lại căng mình canh lửa. Ngoài lực lượng trực tiếp túc trực, người dân vùng ven lâm phần được xem là nhân tố quan trọng canh lửa trong phòng tuyến canh lửa từ sớm, từ xa.

Hải đoàn 42 vững tin trong nhiệm kỳ mới

Hải đoàn 42 được thành lập trên cơ sở nâng cấp từ Hải đội 402 trực thuộc Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4, đóng quân tại huyện Năm Căn, được giao quản lý vùng biển Tây Nam của Tổ quốc. Thời gian qua, Ðảng uỷ, chỉ huy đơn vị lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được các cấp biểu dương, khen thưởng.

Quân chủng Hải quân gặp mặt kỷ niệm 70 năm ngày thành lập

Sáng 21/4, tại TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Quân chủng Hải quân tổ chức gặp mặt kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Hải quân Nhân dân Việt Nam (7/5/1955-7/5/2025).

Sức mạnh đoàn kết của toàn dân trong bảo vệ chủ quyền

Phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia” tại Cà Mau không chỉ góp phần giữ gìn an ninh, trật tự vùng biển mà còn gắn kết chặt chẽ giữa quốc phòng - an ninh và phát triển kinh tế - xã hội, thể hiện tinh thần trách nhiệm và sức mạnh đoàn kết của toàn dân trong bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Xây dựng thế trận lòng dân vững chắc nơi biên giới

Phát huy vai trò nòng cốt trong thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 9/1/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới” (Chỉ thị 01). Những năm qua, cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng (BÐBP) tỉnh Cà Mau đã không ngừng nỗ lực phối hợp cùng các cấp, các ngành và Nhân dân trong tỉnh tham gia giữ vững chủ quyền lãnh thổ, đảm bảo an ninh biên giới, qua đó củng cố tình đoàn kết quân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, xây dựng thế trận lòng dân vững chắc.

Bảo vệ rừng - Giám sát, phòng ngừa từ sớm, từ xa

“Mùa khô năm nay tuy không khắc nghiệt như các năm trước, nhưng diễn biến thời tiết khó lường. Thời điểm này, nhiều nơi trong tỉnh đã xuất hiện những cơn mưa đầu mùa. Nước mưa làm trôi lớp phèn mặn bám trên cành, lá cây khô, dây leo ở thân tràm, nên khả năng bén lửa nhanh, nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao", ông Lê Văn Hải, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cà Mau, lo lắng.

Quỹ Phòng, chống thiên tai - Nguồn trợ lực quan trọng

Quỹ Phòng, chống thiên tai (PCTT) - nguồn kinh phí có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, đây là nguồn ngoài ngân sách để hỗ trợ người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng của thiên tai. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, việc thu quỹ này không đạt theo kế hoạch đề ra, do đang gặp không ít khó khăn.

Hướng đến chấm dứt khai thác tận diệt

Hướng đến chấm dứt khai thác tận diệt là cam kết của các địa phương tại Hội nghị sơ kết triển khai thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TU ngày 26/2/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền đối với việc khai thác nguồn lợi thuỷ sản (NLTS) có tính huỷ diệt trên địa bàn tỉnh (Chỉ thị 17). Thời gian qua, trong thực hiện chỉ thị này, nhiều địa phương đã triển khai các giải pháp sáng tạo để bảo vệ và phát triển NLTS, đồng thời nâng cao ý thức người dân.