ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-7-25 10:00:36
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Kế hoạch hành động chiến lược triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW: Tổng thể, thống nhất và đồng bộ

Báo Cà Mau

(ĐCSVN) - Kế hoạch hành động chiến lược triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW đưa ra mô hình quản trị hiện đại, đồng bộ, thống nhất trong điều hành, tổ chức, triển khai; cơ chế giám sát, đánh giá theo thời gian thực nhằm thực hiện hiệu quả Nghị quyết.

Bảo đảm tính tổng thể, chiến lược, toàn diện, thống nhất, đồng bộ

Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển có tính chất bản lề, trong đó khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đóng vai trò nền tảng cho nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và khả năng thích ứng trước các biến động dài hạn. Trước yêu cầu cấp thiết đó, Nghị quyết 57-NQ/TW ra đời đã nhanh chóng thu hút được sự quan tâm lớn sự quan tâm lớn từ các cấp ủy đảng, chính quyền, các nhà khoa học và cộng đồng doanh nghiệp. 

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia ngày 13/01/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh: “Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị đã chỉ ra những định hướng chiến lược và được đông đảo cán bộ, đảng viên, nhà khoa học, cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước đồng thuận, xem đây như một "khoán 10" trong lĩnh vực khoa học và công nghệ”. Đồng chí cũng khẳng định: “Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không chỉ là lựa chọn, mà là con đường sống còn”. 

Để hiện thực hóa những định hướng lớn của Nghị quyết, cần phải có một kế hoạch hành động mang tính tổng thể, chiến lược, có cơ chế điều phối liên ngành đủ mạnh, nhằm khắc phục một số hạn chế như: nhiệm vụ còn phân tán, thiếu cấu trúc hệ thống; nhiều nội dung đột phá chưa có tiền lệ tổ chức thực hiện... 

Để giải quyết bài toán này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch hành động chiến lược triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW.

Kế hoạch được thực hiện trên yêu cầu phải làm rõ được vai trò định hướng của Ban Chỉ đạo Trung ương trong triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW; bảo đảm thực hiện có hệ thống, khả thi, phù hợp với yêu cầu thực tiễn, kết nối liên thông giữa các cấp, các ngành và giữa khu vực nhà nước với khu vực ngoài nhà nước; đồng thời, làm cơ sở tích hợp các chương trình, kế hoạch, dự án hiện có; định hướng xây dựng sáng kiến mới phù hợp điều kiện từng ngành, địa phương; cung cấp căn cứ để cụ thể hóa thành kế hoạch trung hạn, hằng năm, chương trình mục tiêu, dự án đầu tư và hợp tác; tạo điều kiện tăng cường phối hợp, huy động nguồn lực và phát triển đồng bộ các yếu tố đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học, công nghệ và chuyển đổi số.

Việc triển khai Kế hoạch phải bảo đảm tính hệ thống, phân tầng hợp lý giữa các mục tiêu, nhiệm vụ, công cụ; thiết kế linh hoạt, có khả năng cập nhật, điều chỉnh phù hợp tình hình thực tiễn; xác định rõ trách nhiệm, đầu mối thực hiện và các điều kiện bảo đảm cần thiết; tăng cường điều phối giữa các cấp, các ngành, tránh chồng chéo, trùng lặp và tích hợp công cụ theo dõi, giám sát và đánh giá hiệu quả, phục vụ điều hành, điều chỉnh kịp thời, hiệu quả.

Cấu trúc hệ thống phù hợp với phương thức quản trị hiện đại 

Kế hoạch hành động chiến lược được thiết kế theo cấu trúc gồm 06 Hệ thống, trong đó có 05 Hệ thống Chiến lược trọng yếu phản ánh các trụ cột phát triển dài hạn và 01 Hệ thống Dự án đặc biệt quan trọng tập trung triển khai các chương trình, dự án đột phá, quy mô lớn, cần sự chỉ đạo tập trung và huy động nguồn lực quốc gia.

Theo đó, mỗi Hệ thống bao gồm tập hợp các sáng kiến định hướng, có tính dẫn dắt, mở ra không gian triển khai linh hoạt cho các cơ quan, tổ chức, địa phương, doanh nghiệp và cộng đồng khoa học. Cấu trúc này bảo đảm liên kết theo chiều ngang (liên ngành, liên lĩnh vực) và chiều dọc (Trung ương - địa phương), phù hợp với phương thức quản trị hiện đại.

Hệ thống 1: Đổi mới thể chế và quản trị quốc gia – hoàn thiện thể chế, nâng cao năng lực quản trị, xây dựng Chính phủ số, tăng cường an ninh – quốc phòng công nghệ cao;

Hệ thống 2: Phát triển công nghiệp và tự chủ công nghệ - làm chủ công nghệ lõi trong các lĩnh vực chiến lược, thúc đẩy công nghiệp nội sinh và chuyển đổi số trong doanh nghiệp;

Hệ thống 3: An sinh và phúc lợi xã hội - ứng dụng khoa học, công nghệ và chuyển đổi số trong y tế, giáo dục, nông nghiệp, môi trường, lao động, nhà ở… nhằm nâng cao chất lượng sống và phát triển bao trùm;

Hệ thống 4: Hạ tầng thông tin và dữ liệu - phát triển hạ tầng số thế hệ mới, bảo đảm tính kết nối, an toàn, tích hợp; triển khai cách mạng dữ liệu quốc gia;

Hệ thống 5: Năng lực sáng tạo và văn hóa đổi mới - xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo lấy con người làm trung tâm, trọng dụng nhân tài, thúc đẩy học thuật, sáng tạo;

Hệ thống 6: Các Dự án đặc biệt quan trọng - triển khai các dự án chiến lược có ảnh hưởng lan tỏa cao như AI quốc gia, công nghệ gen, đường sắt cao tốc Bắc - Nam…

Toàn bộ các Hệ thống được cụ thể hóa thông qua danh mục Sáng kiến đột phá và Hệ thống chỉ tiêu đo lường (KPIs). Mỗi sáng kiến có định hướng nội dung, sản phẩm đầu ra, thời hạn thực hiện, cơ quan phụ trách và tiêu chí đánh giá. 

Triển khai các giải pháp đồng bộ, hiệu quả 

Để bảo đảm triển khai hiệu quả Kế hoạch hành động chiến lược, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương yêu cầu triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp trọng tâm như: Phát huy vai trò điều phối thống nhất của Ban Chỉ đạo Trung ương; Thiết lập mô hình quản trị hiện đại, đề cao trách nhiệm “Tổng công trình sư”; Lồng ghép nội dung Kế hoạch vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; Thiết lập hệ thống giám sát, đánh giá theo thời gian thực; Hoàn thiện cơ chế, chính sách và thử nghiệm mô hình đặc thù; Huy động đa dạng nguồn lực, ưu tiên ngân sách cho sáng kiến trọng điểm; Tăng cường hợp tác quốc tế, học hỏi kinh nghiệm tiên tiến.

Việc triển khai Kế hoạch hành động chiến lược được xác định theo 03 giai đoạn, phù hợp với mục tiêu trung hạn (đến năm 2030) và dài hạn (đến năm 2045). Theo đó, giai đoạn 2025 – 2026 là giai đoạn khởi động và thiết lập nền tảng; giai đoạn 2026 – 2030 triển khai đồng bộ, đánh giá giữa kỳ và giai đoạn 2030 – 2045 là củng cố, mở rộng và hoàn thiện. Đây có thể coi là tấm bản đồ tổng thể, là tầm nhìn dài hạn, xác định rõ các hệ thống chiến lược, các mục tiêu, chỉ tiêu để triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết 57-NQ/TW; là kim chỉ nam, định hướng đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Ðồng vốn thắm nghĩa tình đồng đội

Trong chiến tranh, những người lính năm xưa đã đoàn kết, kề vai sát cánh đánh đuổi kẻ thù, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc. Hoà bình lập lại, những người lính ấy tương trợ, giúp đỡ nhau bằng nhiều phong trào, hoạt động nghĩa tình. Trong đó, mô hình “Cựu chiến binh (CCB) góp vốn giúp nhau” hay Quỹ Ðồng đội của Chi hội CCB ấp Nguyễn Huế (xã Biển Bạch) là hoạt động đầy ắp nghĩa tình.

Các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2025)

Thực hiện Thông báo số 18-TB/TU ngày 11/7/2025 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng năm 2025, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2025).

Những giá trị lịch sử mãi trường tồn

Đảng và Nhà nước ta đang triển khai nhiều hoạt động chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9. Với dã tâm chống phá Việt Nam, trên nền tảng mạng xã hội, các thế lực thù địch đang tăng cường lan truyền các bài viết, thông tin xuyên tạc sự kiện lịch sử này với nhiều chiêu thức tinh vi.

Đổi mới kiểm tra, giám sát đáp ứng yêu cầu xây dựng Đảng

“Sự chuyển động quyết liệt của cả hệ thống chính trị thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy, vận hành chính quyền địa phương hai cấp, đặt ra yêu cầu rất cao đối với công tác kiểm tra, giám sát. Việc đổi mới mạnh mẽ tư duy và phương thức kiểm tra, giám sát là đòi hỏi tất yếu, cấp bách trong giai đoạn cách mạng hiện nay”, đồng chí Nguyễn Duy Ngọc, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương, nhấn mạnh tại Hội nghị toàn quốc tập huấn về công tác kiểm tra, giám sát năm 2025, sáng 14/7.

Ý Đảng - lòng dân hoà quyện

Ít ai biết, trước đây, huyện Phú Tân (cũ) cũng có xã Nguyễn Việt Khái. Thế nhưng địa điểm Khu Di tích Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Nguyễn Việt Khái lại thuộc địa bàn xã Tân Hưng Tây (cũ). Sau sáp nhập, xã Nguyễn Việt Khái mới gồm các xã Rạch Chèo, Tân Hưng Tây, Việt Thắng đã cùng mang tên người anh hùng của quê hương với niềm vinh dự, sự tự hào trọn vẹn.

Đồng chí Nguyễn Hồ Hải, Bí thư Tỉnh uỷ giữ chức Bí thư Đảng uỷ Quân sự tỉnh Cà Mau, nhiệm kỳ 2025-2030

Chiều 11/7, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tổ chức Hội nghị công bố quyết định thành lập Đảng bộ Quân sự tỉnh Cà Mau, nhiệm kỳ 2025-2030. Đến dự hội nghị có Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải; Uỷ viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Huỳnh Quốc Việt.

Phiên họp đầu tiên về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực sau hợp nhất

Chiều 11/7, Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tỉnh Cà Mau sau khi hợp nhất 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau. Dự họp có đồng chí Huỳnh Quốc Việt, Uỷ viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh cùng các thành viên Ban Chỉ đạo.

Tăng cường hiệu quả hoạt động công đoàn trong giai đoạn mới

Chiều 10/7, Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động (LĐLĐ)  tỉnh Cà Mau (mới) khoá XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 tổ chức hội nghị Ban Chấp hành lần thứ Nhất sau hợp nhất LĐLĐ hai tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau.

Kiên quyết không để lọt vào cấp uỷ khóa mới những cán bộ suy thoái, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

Đó là nhấn mạnh của đồng chí Phan Đình Trạc, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tại Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025 ngành Nội chính Đảng và quán triệt, triển khai thực hiện kết luận chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư về công tác nội chính; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và cải cách tư pháp, vào sáng 10/7.

Tiếp xúc cử tri trực tuyến toàn tỉnh: Cánh cửa gần dân sau kỳ họp Quốc hội

Sáng 8/7, Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau phối hợp với Uỷ ban MTTQ Việt Nam, HĐND, UBND tỉnh và các địa phương tổ chức hội nghị trực tuyến đến 11 xã, phường để ra mắt và tiếp xúc cử tri, báo cáo kết quả Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội khóa XV, thông tin những nội dung quan trọng, mang tính lịch sử được thông qua tại kỳ họp, đồng thời lắng nghe ý kiến, kiến nghị của cử tri.