ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 9-5-25 14:35:17
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Kêu gọi đầu tư xây dựng các trung tâm kinh tế biển

Báo Cà Mau Nuôi cá bớp lồng trên đảo Hòn Chuối, loại hình nuôi ven biển đang mang lại hiệu quả.

Ðẩy mạnh phát triển một số ngành nghề như khai thác, nuôi trồng và dịch vụ biển - đảo, ưu tiên xây dựng hạ tầng vùng ven biển..., phấn đấu nâng tỷ trọng kinh tế biển chiếm khoảng 65-70% GDP toàn tỉnh là mục tiêu tỉnh Cà Mau đã đặt ra trong chiến lược phát triển biển đến năm 2020.

Là 1 trong 28 tỉnh, thành phố ven biển của cả nước, Cà Mau không chỉ có bờ biển dài (trên 254 km), ngư trường rộng mà còn sở hữu một số cụm đảo gần bờ như: Hòn Khoai, Hòn Chuối và Hòn Ðá Bạc. Ðây là những lợi thế thuận tiện không chỉ cho hoạt động khai thác, giao thương hàng hoá, dịch vụ thuỷ sản mà còn là tiềm năng để thúc đẩy ngành nghề du lịch biển, ven biển, đảo và đảm bảo quốc phòng - an ninh.

Tuy vị trí địa lý nằm cách xa các trung tâm thành phố lớn, song khoảng cách ấy ngày một được rút ngắn khi thời gian qua nhiều dự án, công trình trọng điểm đã hoàn thành đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả cao. Trong đó, tiêu biểu như: cụm công nghiệp Khí - Ðiện - Ðạm Cà Mau, nâng cấp tuyến Quốc lộ 1 đoạn Cà Mau - Năm Căn, tuyến đường Quản Lộ - Phụng Hiệp; tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn Năm Căn - Ðất Mũi, tuyến đường hành lang ven biển phía Nam... cũng như các tuyến đường đến trung tâm các huyện và hàng loạt hệ thống đường ô-tô đến trung tâm xã, đường giao thông nông thôn...

Những công trình ấy không chỉ thúc đẩy mạnh mẽ kinh tế biển mà còn nhiều ngành ,nghề khác phát triển. Ông Nguyễn Hoàng An, Chi cục trưởng Chi cục Biển và Hải đảo tỉnh, phấn khởi cho biết, dự án cảng nước sâu trên đảo Hòn Khoai khi hoàn thành sẽ là đòn bẩy thúc đẩy kinh tế biển và vùng lân cận ven biển phát triển mạnh mẽ hơn.

Nuôi cá bớp lồng trên đảo Hòn Chuối, loại hình nuôi ven biển đang mang lại hiệu quả.

Ðể kinh tế biển ngày càng phát triển nhanh và bền vững, tỉnh đang tập trung nhiều nguồn lực đầu tư xây dựng các trung tâm kinh tế hướng ra biển như: Năm Căn, Sông Ðốc, Cái Ðôi Vàm... Ðồng thời, ưu tiên đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng những khu vực trọng điểm vùng ven biển, kết nối các tuyến đường ven biển với vùng nội địa. Ðể đạt được mục tiêu này trong điều kiện ngân sách còn nhiều khó khăn như hiện nay, tỉnh xác định giải pháp trước mắt là mời gọi đầu tư.

Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Ðầu tư tỉnh Cà Mau Nguyễn Chí Thiện cho biết, tỉnh đang triển khai thực hiện quyết liệt đề án Nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đến năm 2020, với mục tiêu nâng cao chất lượng điều hành kinh tế của tỉnh, xây dựng môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch, thân thiện nhằm thu hút đầu tư. Ðồng thời, đã xây dựng danh mục các dự án mời gọi đầu tư từ nay đến năm 2020, trong đó chú trọng đến những dự án trọng điểm có tính khả thi cao, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế và lợi thế của địa phương và mang tính chất liên kết vùng.

Trần Văn Thời là huyện có đội tàu khai thác hùng hậu nhất tỉnh với khoảng 2.300 phương tiện, hằng năm cung cấp cho thị trường trên 130.000 tấn thuỷ sản các loại, kinh tế biển luôn chiếm vị trí chủ lực. Ðể khắc phục những khó khăn, hạn chế và đẩy mạnh phát triển kinh tế biển trong những năm tiếp theo, huyện đã và đang tiến hành quy hoạch, xây dựng các cụm kinh tế biển ở các xã, thị trấn ven biển nhằm tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời Nguyễn Ðồng Khởi cho biết, quan điểm kiên quyết của huyện trong chỉ đạo phát triển kinh tế biển là khai thác phải đi đôi với bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thuỷ sản. Từ đó, thời gian qua cũng như sắp tới, huyện sẽ tập trung tuyên truyền nâng cao ý thức của ngư dân và áp dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực, khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên biển theo hướng vươn ra khơi, gắn với bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo.

Phó Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau Ðoàn Tấn Sỹ chia sẻ: Thời gian qua, MTTQ các cấp thực sự là lực lượng xung kích trong tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức pháp luật giúp người dân nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật, nhất là những quy định về phòng, chống tội phạm, về chủ quyền biên giới biển, đảo; góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội. Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội không ngừng đổi mới về nội dung, phương pháp tuyên truyền nhằm phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biên giới biển, đảo của Tổ quốc.

Hiện toàn tỉnh còn trên 500 phương tiện công suất nhỏ dưới 20 CV khai thác gần bờ đang ngày đêm xâm hại nguồn lợi thuỷ sản nghiêm trọng.

Ông Nguyễn Hoàng An cho rằng, ngoài tuyên truyền và tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm đối với các nghề cấm xâm hại nguồn lợi thuỷ sản, cần mở rộng nghề nuôi các loài thuỷ sản nước cạn ven biển, cửa sông, đầm để tạo việc làm mới cho ngư dân, nhất là các chủ phương tiện đang làm nghề khai thác ảnh hưởng đến nguồn lợi thuỷ sản ven bờ.

Ðồng thời, khôi phục, tỉnh cũng quan tâm phát triển các ngành, nghề truyền thống của địa phương như: làm cá khô, vá lưới, làm mắm…, thu hút lao động, tạo việc làm, góp phần nâng cao đời sống người dân là giải pháp tốt nhất để khôi phục nguồn và phát triển nguồn lợi thuỷ sản bền vững.

Bên cạnh đó, để kinh tế biển phát triển nhanh và bền vững trong chiến lược phát triển đến năm 2020, một trong những giải pháp được tỉnh quan tâm là đầu tư công nghệ bảo quản, chế biến hiện đại để nâng cao giá trị sản phẩm, hướng mạnh xuất khẩu; khuyến khích các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế đầu tư phát triển thêm số tàu làm dịch vụ trên biển, đảm bảo cung ứng vật tư, lương thực, thực phẩm và thu mua sản phẩm của ngư dân. Tích cực huy động các nguồn vốn, nhất là nguồn vốn từ chương trình mục tiêu quốc gia về chiến lược biển, đảo phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế biển; nguồn vốn của các nhà đầu tư để xây dựng hiện đại hoá các kết cấu hạ tầng thiết yếu như: cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu thuyền, cơ sở chế biến hàng hoá xuất khẩu...

Bài và ảnh: Nguyễn Phú - Trúc Ly

Cần chính sách đặc thù cho nông nghiệp tạo đột phá

Với đặc thù của vùng đất, kinh tế Cà Mau dựa phần lớn vào phát triển nông nghiệp, sản xuất trên lĩnh vực này chiếm tỷ trọng trên 30% trong tổng thể nền kinh tế của địa phương. Nhiều ngành hàng nông nghiệp trở thành kinh tế chủ lực của tỉnh như thuỷ sản (chủ yếu từ con tôm, cua), trồng cây lấy gỗ (tràm, keo lai).

Từ nghĩ khác đến làm khác

Là một trong những chuyên gia đầu ngành, có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực đột phá khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo (KHCN,ÐMST), PGS.TS Vũ Hải Quân, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Ðảng uỷ, Giám đốc Ðại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, cho rằng: “Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển KHCN,ÐMST và chuyển đổi số quốc gia, không chỉ là sự thay đổi trong hành động, mà còn là sự thay đổi trong tư duy. Từ “nghĩ khác” đến “làm khác”, Nghị quyết này khuyến khích các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp (DN) và nhà khoa học dám nghĩ lớn, làm lớn, chấp nhận rủi ro để tạo ra những đột phá có tính chất thay đổi cục diện”.

Giúp dân thoát nghèo bền vững

Những năm gần đây, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời đạt nhiều kết quả tích cực trong công tác giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội.

Bắt cá bè trên biển Tây

Cá bè thường xuất hiện vào khoảng tháng 4 ở vùng biển Tây Cà Mau và nhiều khu vực khác tuỳ theo mùa. Mùa khai thác cá bè thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9. Ðây là thời điểm biển êm, cá bơi theo từng bầy nhỏ nên việc khai thác loài cá này cũng khá dễ dàng. Ngư dân có kinh nghiệm sẽ xác định được toạ độ, nơi cá xuất hiện nhiều để khai thác.

Lợi ích khi liên kết

Những năm gần đây, mô hình kinh tế tập thể tại xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước đã phát huy vai trò làm cầu nối để liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân và doanh nghiệp, đồng thời giúp các thành viên thay đổi hình thức sản xuất, cùng đoàn kết để phát triển, góp phần nâng cao thu nhập.

Ðể lợi thế thành giá trị thực

Nông nghiệp Cà Mau dù vẫn còn nhiều khó khăn, song đang từng bước hội nhập với xu hướng cả nước và thế giới. Thời gian qua, các thành tựu của khoa học - công nghệ được ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp, cho ra đời nhiều mô hình sản xuất không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn bảo vệ môi trường, theo hướng tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn.

Nông dân vùng mặn trồng màu tăng thu nhập

Hiện nay, ngoài nuôi thuỷ sản là nghề chính, nhiều hộ dân ở huyện Ngọc Hiển tận dụng đất trống quanh nhà, bờ bao vuông tôm, đất dọc các tuyến lộ của gia đình để trồng rau màu tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.

Chị em sẻ chia mô hình sinh kế

Trung tuần tháng 4 vừa qua, đoàn phụ nữ xã Khánh Tiến, huyện U Minh có chuyến đi học tập kinh nghiệm mô hình sinh kế. Ðối với chị em, đây không đơn thuần chỉ là một chuyến đi, mà còn là hành trình mở ra hy vọng tìm được hướng đi mới bền vững, giúp nâng cao đời sống.

Hướng sản xuất lúa hè thu có lãi trên 30%

Theo kế hoạch, vụ lúa hè thu năm nay, toàn tỉnh xuống giống 35.244 ha, tập trung chủ yếu ở các huyện: Trần Văn Thời 28.954 ha, U Minh 3.280 ha, Thới Bình 530 ha và TP Cà Mau 2.480 ha.

Ðổi mới tư duy thu hút đầu tư

Cà Mau không chỉ được biết đến như một địa danh thiêng liêng gắn liền với vị trí địa lý nơi cực Nam Tổ quốc, mà còn là vùng đất trù phú, hội tụ đầy đủ các điều kiện để phát triển kinh tế bền vững. Trong suốt 50 năm kể từ ngày giải phóng miền Nam, đất nước thống nhất, Cà Mau đã không ngừng chuyển mình, từng bước khẳng định vị thế trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.