ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 22-4-25 14:39:10
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Khám phá nét văn hoá trong du lịch Cà Mau

Báo Cà Mau (CMO) Người dân Cà Mau vốn thân thiện, mến khách. Con người Cà Mau từ buổi đầu khai hoang mở đất, trong đấu tranh gian khổ cho đến thời kỳ xây dựng và kiến thiết đất nước đã hình thành nên nét văn hoá độc đáo. Có thể nói, tài nguyên du lịch văn hoá của người dân Cà Mau góp phần không nhỏ bổ sung vào hệ thống sản phẩm du lịch của tỉnh nhà.

Mảnh đất Cà Mau chứa đựng biết bao nhiêu mẩu chuyện, giai thoại hào hùng về những con người đã ghi dấu những chiến công oanh liệt. Lịch sử đấu tranh của Nhân dân Cà Mau đã viết lên những trang sử hào hùng và để lại nhiều di tích lịch sử như di tích lịch sử Bến Vàm Lũng - điểm cuối của Đường Hồ Chí Minh trên biển; Di tích lịch sử Hòn Đá Bạc - Trung tâm Kế hoạch phản gián CM12; Di tích lịch sử và thắng cảnh đảo Hòn Khoai với cuộc khởi nghĩa của thầy giáo Phan Ngọc Hiển; Di tích lịch sử căn cứ Tỉnh uỷ tại Xẻo Đước; Di tích lịch sử Hồng Anh Thư Quán... Mỗi di tích đều phản ánh rõ nét tinh thần yêu nước của các thế hệ đi trước trong đấu tranh gian khổ để giành lại độc lập tự do cho dân tộc.

Chùa Bà Thiên Hậu - nét văn hoá tâm linh của người dân Cà Mau.Ảnh: ĐẠI NGOAN.

Tài nguyên du lịch văn hoá được thể hiện qua cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người dân. Khách du lịch đến Cà Mau có thể tham gia hoạt động du lịch homestay để thấy được đời sống sinh hoạt văn hoá vật chất và tinh thần của cư dân tại các điểm đến. Họ có thể cùng với người dân vá lưới, kéo chài, câu mực, đục hàu, chụp đìa, tát mương, xổ vuông, gác kèo và ăn ong…, chế biến những món ăn mang hương vị của địa phương và ngủ lại qua đêm ở những căn nhà lá đơn sơ, dân dã.

Các làng nghề truyền thống như chiếu Tân Thành, tôm khô Rạch Gốc; hầm than đước ở huyện Ngọc Hiển; nghề làm mắm ba khía Rạch Gốc; nghề làm đũa đước ở Năm Căn; dưa bồn bồn ở Cái Nước… đã góp phần đa dạng hoá sản phẩm du lịch của Cà Mau.

Ngoài ra, du khách còn có thể khám phá đời sống tâm linh của những con người Cà Mau thông qua những lễ hội đặc trưng như: Lễ hội Nghinh Ông (tại cửa biển Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời) được tổ chức hằng năm vào ngày rằm tháng 2 âm lịch để cầu cho sóng yên gió lặng, người dân ra khơi được “xuôi thuyền, mát mái”; Lễ hội Vía Bà Thiên Hậu ngày 23/3 âm lịch tại chùa Bà Thiên Hậu, Phường 2, TP Cà Mau, người dân tập hợp đông đúc để cầu bình an, làm ăn thuận lợi, trả lễ và rước lộc của bà về nhà; Lễ hội Chol Chnăm Thmây, Đolta, Okombok của người Khmer tại chùa Monivongsa và một số ngôi chùa Khmer khác trong tỉnh… Hay các lễ hội đặc sắc của Phật giáo như: Vu lan, Phật đản, Nguyên tiêu,… tại chùa Phật Tổ, Phường 4, TP Cà Mau, một trong những ngôi chùa cổ được sắc phong từ thời vua Thiệu Trị. Các lễ hội đã thể hiện phần nào nét tín ngưỡng văn hoá cũng như sự đoàn kết gắn bó giữa các dân tộc Kinh - Hoa - Khmer.

Ấn tượng thật sâu sắc khi đến với Cà Mau mà du khách khó có thể quên là thưởng thức món ăn được chế biến từ các loài thuỷ hải sản đặc trưng của xứ biển như: ốc len xào dừa, cá ngát nấu chua, mực chiên giòn, lẩu cá các loại, cua rang me, cá dứa kho tộ..., ăn một lần rồi nhớ mãi. Du khách cũng có thể mua về làm quà cho người thân những món đặc sản trứ danh của đất rừng Cà Mau như: Mật ong rừng U Minh Hạ, tôm khô, cá khô các loại, ba khía muối, dưa bồn bồn… đảm bảo chất lượng.

Vùng đất mặn mòi, con người bình dị, thân thương và mến khách đã kết hợp và hoà quyện tạo thành những sản phẩm du lịch văn hoá vô cùng đặc sắc, khiến khách du lịch khi đã đến với Cà Mau sẽ ấn tượng mãi về một miền quê làm say đắm lòng người./.

Dương Kim Chuyển

Liên kết hữu ích

Du lịch Cà Mau sôi động dịp nghỉ lễ

(CMO) Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 kéo dài 4 ngày, dù thời tiết khá bất lợi do mưa nhiều nhưng lượng khách đến các điểm tham quan du lịch trên địa bàn tỉnh vẫn rất đông. Các điểm dịch vụ phục vụ khách tham quan chu đáo, an toàn, giá cả hợp lý, tạo ấn tượng đẹp trong lòng du khách.

Quảng bá du lịch bằng âm nhạc

(CMO) Ðể du lịch Cà Mau được quảng bá rộng và theo hình thức thú vị hơn, tiệm cận với giới trẻ hơn, một nhóm bạn trẻ đã triển khai những sản phẩm giới thiệu và làm mới hình ảnh Cà Mau với bạn bè khắp nơi bằng âm nhạc.

Khơi thông tiềm lực kinh tế du lịch

(CMO) "Quy hoạch chung xây dựng Khu Du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đang được cấp thẩm quyền trong tỉnh xem xét thông qua, hoàn thiện các bước cuối cùng trình Trung ương phê duyệt. Từ đó, tạo cơ sở triển khai thực hiện, đặc biệt trong kêu gọi thu hút đầu tư, phát huy tiềm năng và lợi thế du lịch địa lý, sinh thái của địa phương", ông Trần Hiếu Hùng, Giám đốc Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch, thông tin.

Nạp năng lượng cho con vào năm học mới

(CMO) Trong kỳ nghỉ hè, nhiều gia đình đã đưa con đi du lịch hoặc rời thành phố về quê để các con được khám phá, trải nghiệm, bổ sung kiến thức trực quan sinh động, từ đó khuyến khích con học tập tích cực. Đây còn là dịp để gia đình gắn kết, có thêm nhiều kỷ niệm đẹp.

Quy hoạch Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau: Phát huy kinh tế biển

(CMO) "Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang được cấp thẩm quyền trong tỉnh thông qua, hoàn thiện các bước cuối cùng trình Trung ương phê duyệt. Từ đó, tạo cơ sở triển khai thực hiện, đặc biệt trong kêu gọi thu hút đầu tư, phát huy tiềm năng và lợi thế du lịch địa lý, sinh thái của địa phương", ông Trần Hiếu Hùng, Giám đốc Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch, thông tin.

Hướng bền vững cho du lịch sinh thái cộng đồng

(CMO) Du lịch sinh thái cộng đồng (DLSTCÐ) là loại hình du lịch do cộng đồng tổ chức, dựa vào thiên nhiên và văn hoá địa phương với mục tiêu bảo vệ môi trường. Với khách du lịch, DLSTCÐ tạo cơ hội tìm hiểu, nâng cao nhận thức về môi trường và giao lưu văn hoá, trải nghiệm cuộc sống hàng ngày của người dân bản địa. Vì vậy, DLSTCÐ chính là nét tinh tuý của du lịch sinh thái và du lịch bền vững.

Ðất Mũi bứt phá đầu tư hạ tầng du lịch

(CMO) Xã Ðất Mũi, huyện Ngọc Hiển, đạt chuẩn đô thị loại V, đây là tiền đề để địa phương bứt phá phát triển. Cùng với lợi thế và tiềm năng du lịch sẵn có, Ðất Mũi đang được cấp trên đầu tư vốn để xây dựng các hạng mục trong xây dựng nông thôn mới (NTM).

Du lịch Cà Mau - Bài toán giữ chân du khách

(CMO) Trong những ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 1/5, du lịch Cà Mau tăng mạnh về số lượng du khách lẫn doanh thu, nhưng bài toán nan giải vẫn là câu chuyện duy trì sức hút và giữ chân khách du lịch sau đó.

Hướng đến du lịch thân thiện môi trường

(CMO) Thời gian qua, các khu du lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức phòng chống rác thải nhựa, hướng đến du lịch thân thiện môi trường.

Tạo đột phá phát triển du lịch

(CMO) Sau 2 năm thực hiện Chương trình số 10-Ctr/HU của Ban Chấp hành Ðảng bộ huyện về phát triển du lịch trên địa bàn giai đoạn 2020-2025 và những năm tiếp theo, du lịch huyện Trần Văn Thời đã có bước phát triển đáng ghi nhận, đảm bảo đúng định hướng của tỉnh, của huyện và là một trong những ngành chuyển biến tích cực về tốc độ tăng trưởng.