ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 27-7-24 11:09:51
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Khánh Thuận giảm nghèo

Báo Cà Mau (CMO) Kết quả rà soát hộ nghèo, cận nghèo cuối năm 2021 theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2021-2025, xã Khánh Thuận có 395 hộ nghèo, chiếm 13,43%; cận nghèo 38 hộ, chiếm 1,29%. Theo đó, cấp uỷ, chính quyền quyết tâm thực hiện tốt hơn nữa các chính sách an sinh xã hội chăm lo cho người nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, gia đình chính sách, người có công, đồng bào dân tộc, nhằm giúp hộ nghèo có điều kiện vươn lên trong cuộc sống, góp phần thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo ở địa phương.

Ông Phạm Quốc Thiện, Phó chủ tịch UBND xã Khánh Thuận, cho biết, mục tiêu của Ðảng bộ xã là phấn đấu đến cuối năm 2022, hộ nghèo giảm 3% (khoảng 89 hộ), hộ cận nghèo giảm 0,4% (khoảng 11 hộ). Ðể hoàn thành kế hoạch đề ra, UBND xã tham mưu Ðảng uỷ phân công cán bộ, đảng viên phụ trách hỗ trợ, giúp đỡ hộ nghèo. Chú trọng thực hiện tốt công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho 320 lao động ở nông thôn; tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, nghề nữ công gia chánh cho 70 lao động; phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện hỗ trợ cho 840 hộ vay vốn với tổng số tiền hơn 49 tỷ đồng.

Xã còn được Sở Khoa học và Công nghệ, Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ xây dựng mô hình nuôi tôm càng xanh xen canh trong ruộng lúa; nguồn vốn khoa học công nghệ hỗ trợ xây dựng mô hình nuôi cá đồng, nuôi lươn trong màn bạt, nuôi thỏ và trồng cây ăn trái; quỹ hỗ trợ nông dân hỗ trợ vốn xây dựng mô hình nuôi cá đồng, chăn nuôi heo, trồng màu, nuôi ốc bươu đen, trồng cây ăn trái… Hầu hết các mô hình mang lại hiệu quả cao, cho người dân thu nhập từ 50-70 triệu đồng/năm.

Mô hình nuôi thỏ thương phẩm của anh Trần Bình Long, Ấp 16, xã Khánh Thuận, thu nhập trên 60 triệu đồng/năm.

Ông Tôn Trung Kháng, Trưởng Ấp 9, phấn khởi: “Những năm gần đây, đời sống người dân trên địa bàn ấp thay đổi khá rõ nét, tỷ lệ hộ nghèo giảm theo từng năm, có năm giảm đến 50 hộ nghèo. Nếu như năm 2019, ấp có 108 hộ nghèo thì nay chỉ còn 22 hộ nghèo và 9 hộ cận nghèo. Có được kết quả đó là nhờ thời gian qua ấp được các ngành, các cấp quan tâm đầu tư cầu, lộ giao thông, đầu tư vốn cho người dân thực hiện các mô hình sản xuất. Riêng trong sản xuất, xã được Sở Khoa học và Công nghệ, Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ xây dựng mô hình nuôi tôm càng xanh xen canh trong ruộng lúa vụ mùa 2019-2020 và 2020-2021, giúp người dân cải thiện thu nhập đáng kể (có hộ 1 vụ thu nhập hơn 100 triệu đồng), từ đó vươn lên thoát nghèo bền vững”.

Ngoài ra, UBND xã còn vận động các mạnh thường quân hỗ trợ 495 suất quà, hỗ trợ 7 hộ nghèo (mỗi tháng từ 500.000 đồng đến 2 triệu đồng), 4 cây cầu nông thôn, 5 căn nhà cho hộ nghèo (mỗi căn từ 40-50 triệu đồng), tổng trị giá gần 1,3 tỷ đồng. Từ đó, đã giúp các gia đình vượt qua khó khăn trước mắt, có được chỗ ở ổn định, an tâm phát triển sản xuất.

Ông Phạm Quốc Thiện cho biết thêm, để thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo đến năm 2025, địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước về công tác giảm nghèo; phát huy vai trò cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác giảm nghèo; vận động người dân có ý thức tự vươn lên thoát nghèo, không trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Ðối với hộ nghèo thiếu đất sản xuất nhưng có sức lao động thì giúp đào tạo nghề, truyền nghề, giới thiệu việc làm; hộ nghèo có tư liệu sản xuất nhưng không có vốn đầu tư, thì hỗ trợ nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội, nguồn vốn từ các nguồn dự án đầu tư của cấp trên, nguồn vốn vận động của các mạnh thường quân. Song song đó, vận động Nhân dân và các doanh nghiệp, mạnh thường quân đóng góp, ủng hộ quỹ vì người nghèo và thực hiện quỹ có hiệu quả. Phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể huyện được phân công giúp đỡ các ấp nghèo để tìm giải pháp giúp đỡ hộ nghèo thoát nghèo bền vững.

Bên cạnh đó, thực hiện có hiệu quả các biện pháp hỗ trợ sinh kế cho các hộ nghèo, cận nghèo thông qua việc thực hiện lồng ghép chương trình giảm nghèo với chương trình xây dựng nông thôn mới và các chương trình hỗ trợ có mục tiêu khác; nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương. Ðồng thời, mở rộng liên kết sản xuất (theo nhóm hộ, thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã), từng bước phát triển các sản phẩm nông nghiệp hàng hoá tập trung theo chuỗi giá trị, gồm các sản phẩm chủ lực, đặc sản, OCOP. Quan tâm phát triển các hợp tác xã, tổ hợp tác kết hợp với đẩy mạnh thu hút các thành phần kinh tế, nhất là khu vực kinh tế tư nhân tham gia đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn./.

 

Trọng Nguyễn - Trần Thể

 

Nghĩa tình nhà tri ân

Bằng việc đẩy mạnh công tác vận động quỹ Ðền ơn đáp nghĩa (ÐƠÐN), thời gian qua, từ nguồn quỹ này, huyện Ðầm Dơi xây dựng mới và sửa chữa nhiều căn nhà cho đối tượng chính sách hoàn cảnh khó khăn, qua đó không những thực hiện tốt đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, mà còn tạo thêm động lực để bà con vươn lên.

Ấm lòng người có công

Thực hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, thời gian qua, huyện Ngọc Hiển luôn quan tâm chăm lo đời sống thương binh, gia đình liệt sĩ, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng trên địa bàn. Qua đó, kịp thời động viên, tạo điều kiện cho các gia đình chính sách, người có công tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, phấu đấu vươn lên phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.

“Trái tim nhỏ” nhưng nghĩa cử lớn

Thời gian qua, Nhóm Trái tim nhỏ TP Hồ Chí Minh, với các thành viên là y, bác sĩ đến từ các bệnh viện lớn tại TP Hồ Chí Minh, đã đi đến nhiều vùng quê trên cả nước giúp đỡ bà con khó khăn cải thiện sức khoẻ và vơi bớt phần nào gánh nặng mưu sinh. Bằng những viên thuốc thiết yếu, cùng những món quà nhỏ nhưng tràn đầy tình yêu thương và hơi ấm tình người, đã chia sẻ phần nào khó khăn cho người nghèo.

Chợ Phường 8 đi vào nền nếp

Trước đây, chợ Phường 8, TP Cà Mau có thời gian dài trong tình cảnh mua bán lộn xộn, lấn chiếm lòng đường, làm mất trật tự an toàn giao thông. Với sự nỗ lực của chính quyền địa phương, đến nay, hoạt động buôn bán tại chợ đã đi vào nền nếp.

Phòng tránh biến chứng do tăng huyết áp

Tăng huyết áp là bệnh lý phổ biến và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới cũng như ở Việt Nam. Tăng huyết áp gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024

Ngày 16/7/2024, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam phối hợp với cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia và App thiện nguyện MB tổ chức phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam, năm 2024”, với chủ đề “Thắp sáng tương lai”.

Gương mẫu bảo vệ môi trường

Ở xã Khánh Hội, huyện U Minh hiện nay, các tuyến đường xóm ấp sạch sẽ, thoáng mát, đảm bảo vệ sinh. Ða số người dân ý thức bỏ rác đúng nơi, trồng cây kiểng trước nhà tạo cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp, góp phần cùng với địa phương giữ vững Tiêu chí số 17 về môi trường trong xây dựng nông thôn mới. Ðể có được kết quả đó, phải kể đến công sức đóng góp của các hội viên Hội Cựu chiến binh (CCB). Ðiển hình là ông Phạm Trọng Tiến (sinh năm 1957), Chi hội trưởng Chi hội CCB Ấp 8, người luôn tích cực đi đầu trong công tác bảo vệ môi trường.

Thêm động lực cho gia đình chính sách

Thời gian qua, TP Cà Mau thường xuyên tuyên truyền, chỉ đạo thực hiện đúng, đầy đủ, chu đáo các chế độ đối với gia đình chính sách, người có công, đồng thời đẩy mạnh phong trào đền ơn đáp nghĩa.

Phòng ngừa thiếu vitamin A ở trẻ

Vi chất dinh dưỡng là những chất mà cơ thể cần với số lượng rất nhỏ, nhưng có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khoẻ. Thiếu vi chất dinh dưỡng sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu tới sự tăng trưởng và phát triển toàn diện của trẻ. Một trong những vi chất quan trọng và thường hay bị thiếu nhất ở trẻ là vitamin A.

Ði từng ngõ, gõ từng nhà để nhắc nhở

Thời gian gần đây, các ngành liên quan của huyện Trần Văn Thời tăng cường kiểm tra, tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sử dụng điện an toàn nhằm giảm thiểu thiệt hại do sự cố điện gây ra. Qua đó, nhiều người đã nâng cao ý thức thực hiện tốt việc sử dụng điện an toàn.