ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-9-24 14:37:48
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Khát vọng Tân Ân

Báo Cà Mau Trọn ngày ở Tân Ân, chúng tôi “hơi choáng” khi được cung cấp sơ lược một số thông tin: 1/3 cư dân tái định cư, tỷ lệ hộ nghèo xấp xỉ 11%, là xã đạt ít tiêu chí nhất của Ngọc Hiển trong thang đo xây dựng nông thôn mới (7/19 tiêu chí).

Trọn ngày ở Tân Ân, chúng tôi “hơi choáng” khi được cung cấp sơ lược một số thông tin: 1/3 cư dân tái định cư, tỷ lệ hộ nghèo xấp xỉ 11%, là xã đạt ít tiêu chí nhất của Ngọc Hiển trong thang đo xây dựng nông thôn mới (7/19 tiêu chí).

Ðất này 3 mặt giáp biển, rừng và biển là cuộc sống bao đời của người dân. Ðất này là đất anh hùng và của những con người trung thực, ý chí và nghị lực không thể đong, đếm. Nói như lời của Bí thư Ðảng uỷ xã Tân Ân Phan Hồng Phượng: “Cái khó thì rõ rồi, nhưng làm sao để đời sống bà con khá hơn, địa phương phát triển mới là cái khó nhất”.

Vị ngọt trên đất mặn

Bằng việc mua bán, trồng trọt, gia đình ông Hai Dân đã có cuộc sống ổn định.

Tân Ân trước đây được biết đến như “vùng trũng nghèo” của xứ Ngọc Hiển. Cái chất đất của nơi đây hình như chỉ có cây mắm, cây đước là thích hợp. Người dân sống chủ yếu dựa vào nguồn lợi ven bờ với những phương thức đánh bắt nhỏ lẻ, truyền thống. Chị Phượng cũng chẳng giấu nỗi lo lắng: “Những chuyến đi biển của bà con thưa dần tôm cá, sóng gió ngày càng khắc nghiệt”. Không phải đợi 5 năm hay 10 năm nữa, giờ biến đổi khí hậu đang hằn lên cuộc sống ở nơi đây những nhọc nhằn, khắc khoải.

Ngọc Hiển đã tập trung rất nhiều nguồn lực để ổn định và phát triển Tân Ân. Tân Ân giờ đã được công nhận là xã đảo, đã có những bước tiến nhất định trên hành trình xây dựng, phát triển đời sống Nhân dân. Cứ ngỡ vùng đất mặn sẽ không thể duy trì và phát triển màu xanh của hoa màu, cây trái. Ấy vậy mà những người nông dân đã mày mò để thực hiện thành công mô hình ao cá, vườn rau nước ngọt.

Chị Phượng chia sẻ: “Mô hình này là công sức của bà con vùng Tân Ân. Chúng tôi luôn ủng hộ, giúp đỡ và tạo điều kiện để mọi người tiếp cận thực hiện, phát triển”.

Mọi người gọi mô hình ao cá, vườn rau nước ngọt là những “ốc đảo xanh”, là “phát kiến” vừa mang lại giá trị kinh tế và cũng là động lực tinh thần to lớn cho người xứ biển. Toàn xã gần 1.200 hộ, bộ phận bà con có đất đai sản xuất đã ít, nhưng làm nghề đánh bắt biển cũng chỉ gần 70 hộ. Tân Ân đã có tình trạng người dân làm khách ngay ở chính quê hương mình. Ðó là những hộ tái định cư, đóng cửa nhà để mưu sinh khắp chốn.

Gặp ông Sáu Sương (Võ Ngọc Sương, ấp Ô Rô) đang cặm cụi với vườn rau, ông cho biết: “Dân tái định cư ai cũng vậy, 1.000 m2 vừa cất nhà, vừa sản xuất. Nói thiệt, không có mô hình ao cá nước ngọt thì chắc cũng bỏ nhà đi rồi”.

Nhưng ông Sáu Sương cũng không giấu nổi cơn buồn: “Cái đê hậu phía sau thấp quá, hổm rày mưa, cá mắm tràn ra ngoài hết. Cây trái cũng úng rễ chết nhiều. Cứ vầy hoài sao phát triển thêm được”.

Anh Nguyễn Trung Tín, Chủ tịch Hội Nông dân xã, vừa chỉ dẫn chúng tôi, vừa trình bày cái khó của địa phương: “Mô hình nước ngọt tuy nhỏ nhưng thiết thực, vừa sức, đảm bảo sinh hoạt và tạo điểm tựa kinh tế vững chắc cho bà con, nhất là bộ phận tái định cư. Nhưng nước ngập hoài, vốn đầu tư cũng thiếu nên bà con bắt đầu lo lắng”.

Vượt lên trên những cái “không vui”, ông Sáu Sương hồi nhớ: “Tân Ân giờ là máu thịt của tôi. Hồi trước trôi dạt từ Bạc Liêu về, hai bàn tay trắng, làm thuê, ở đậu mãi mà không có nơi cắm dùi. Cuộc sống giờ dễ thở rồi, mình ráng chút là ổn thôi”.

Ông nhìn những cán bộ địa phương hết sức tin cậy và gởi gắm: “Anh Tín về nhắn lại chị bí thư xã giùm, nếu giúp được vốn, sửa lại cái đê, bà con ở đây hễ hô một tiếng thì ao cá, vườn rau không lúc nào vắng”.

Khao khát vươn lên

Gặp những cư dân vùng biển mùa mưa bão, mặt ai cũng rầu rầu. Ông Hai Dân (Hồ Thanh Dân) từ nơi khác về lập cư tại Tân Ân. Ông nói, người sống nghề biển giờ “hên xui” y chang cờ bạc. Tệ hơn là kiểu “tự mình ăn thịt mình”. Xuồng ghe nhỏ ra biển gặp mưa giông thì phải trở vô gấp, nếu không mạng cũng khó mà giữ. Mà đất trời giờ sao thất thường quá, đến nỗi những lão ngư như ông Hai Dân đêm đêm ra nhìn sao trời, ngóng gió biển cũng dự báo “trớt quớt”. Ông Hai Dân tâm sự: “Càng khó, người ta càng vùng vẫy, tận diệt luôn nguồn lợi cá tôm, rồi mai mốt cá lớn hết, cá nhỏ không còn, nghề đánh bắt cũng đâu tồn tại được”.

Nhưng ông Hai Dân vẫn tin vào những bước đi chắc chắn, có định hướng của địa phương. Ông nói, nếu đầu tư nghề cá có bài bản, người dân được hỗ trợ vốn, phương tiện và kiến thức đánh bắt đàng hoàng thì cuộc sống sẽ có cơ hội vươn lên.

Ðã từng trải qua quãng đời cơ cực nên cũng thấu hiểu ý nghĩa của sự ổn định trong cuộc sống, ông Hai Dân tâm tình: “Nói gì thì nói, tôi cũng gắn bó ở đây, trước tiên phải ổn định chỗ ở cái đã. Thấy khó rồi không tìm cách, chạy nhảy lung tung rồi cũng chẳng khá hơn đâu”.

Ông Hai Dân cùng vợ buôn bán nhỏ, chăn nuôi, con cái thì có phương tiện kha khá đi đánh bắt. Xem ra cuộc sống ngày càng sung túc hơn, phấn chấn hơn. Ông kết luận, “do cách mình làm ăn và quan trọng là tin tưởng vào nơi mình sống”.

Ông Chín Ðiện (Lý Văn Ðiện), Trưởng Ban Nhân dân ấp Ô Rô, được coi là “thổ địa” của xứ này. Ông lớn lên và gắn bó với quê hương bằng một tình cảm thiêng liêng. Trong ký ức của ông, Tân Ân là vùng biển trù phú, đầy sản vật. Cá, tôm và những mặt hàng truyền thống đủ sức để cưu mang và làm giàu cho tất cả người dân, nhưng điều đáng tiếc nhất là chưa làm được. Ông nói, tình hình có vẻ xấu đi, tài nguyên đang cạn kiệt, người dân đang mong chờ một con đường đi, một tương lai, một cam kết tin cậy để lao động, cống hiến.

Trong câu chuyện tâm tình, người dân Tân Ân vẫn tin chắc rằng: “nhiều nơi còn khó hơn nơi này, người ta vẫn sống được, làm giàu được thì mình cũng làm được”.

Biển vẫn chở những ước mơ lớn lao ấy, ai cũng mong chờ một ngày sức người, sức đất của Tân Ân được khơi dòng. Khát vọng ấy là chính đáng và rất cần nhận được sự quan tâm đúng mức./.

Bài và ảnh: Phạm Nguyên

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài cuối: Chìa khoá mở rào

Ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo hiện nay được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững trên tất cả các lĩnh vực. Ðối với 2 ngành hàng chủ lực là con tôm và con cua, càng phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo để tạo bước đột phá vượt qua khó khăn, tiến tới phát triển bền vững.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài 2: Vào chặng đường "địa hình"

Vài năm gần đây, 2 ngành hàng chủ lực của tỉnh đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Ðường đua trên thị trường của tôm, cua Cà Mau đang bước vào chặng “vượt địa hình” do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả của các quốc gia trong khu vực và quốc tế...

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực

Tôm, cua Cà Mau là 2 ngành hàng chủ lực nâng cao đời sống của đại bộ phận người dân trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành thuỷ sản tỉnh nhà nói riêng, cả nước nói chung. Tuy nhiên, những năm gần đây, 2 mặt hàng này đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, cần có sự thay đổi nhanh, toàn diện để tạo đột phá và phát triển bền vững.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài cuối: Xứng đáng với vai trò, trọng trách

Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của HÐND 3 cấp tại Cà Mau đã trở thành quyết tâm, xu thế để đại biểu dân cử, cơ quan dân cử xứng đáng với vai trò, trọng trách được cử tri tin tưởng trao gởi. HÐND các cấp của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đang ra sức phụng sự, phấn đấu, cống hiến vì mục tiêu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 3: Tiếp xúc cử tri “đúng người, đúng việc, đúng vai”

Ông Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau, từng rất trăn trở: “Tiếp xúc cử tri mà cán bộ nhiều hơn dân thì chưa đúng người, đúng việc, đúng vai. Tình trạng này phải chấn chỉnh ngay, phải để tiếp xúc cử tri là nơi thể hiện quyền làm chủ thật sự, thực chất của Nhân dân; để bà con cử tri đóng góp ý kiến, đề đạt tâm tư, nguyện vọng và hiến kế góp phần vào sự ổn định, phát triển chung của địa phương”.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 2: Giám sát có trọng tâm, trọng điểm

Giám sát là hoạt động quan trọng của HÐND các cấp, góp phần xác định vị thế, năng lực hoạt động của đại biểu dân cử, cơ quan dân cử, tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm đối với cử tri. Giám sát có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng hình thức giám sát, được đo đếm bằng kết quả thực tế, sự đánh giá của cử tri chính là nỗ lực, mục tiêu mà các cấp HÐND tỉnh Cà Mau đang dồn sức thực hiện.

Hành trình của khát vọng và hành động

HÐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân; thay mặt Nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương bằng việc ban hành các nghị quyết tại các kỳ họp trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh và trong phạm vi thẩm quyền theo quy định pháp luật.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài 2: Linh hoạt với những mô hình hiệu quả

Giai đoạn 2020-2025, Cà Mau có nhiều cách làm chủ động, linh hoạt trong thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững. Nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi, chuyển đổi nghề hiệu quả, hàng loạt kế hoạch đào tạo lao động tại địa phương đã giúp người dân vượt khó vươn lên, mang tính thực tiễn cao.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài cuối: Nhìn từ thực tế

Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, đến năm 2022 Trung ương mới bắt đầu phân bổ kế hoạch vốn và ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện. Dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách, các hướng dẫn từ Trung ương chưa đầy đủ, kịp thời nhưng được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HÐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành cấp tỉnh, cùng với sự nỗ lực của địa phương và người dân, các hoạt động thuộc chương trình đã và đang triển khai thực hiện cơ bản đạt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

“Thắng giặc nghèo” không khó

Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp, nhất là sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của người dân, các chính sách giảm nghèo được triển khai thực hiện đồng bộ trên địa bàn tỉnh, mang lại kết quả tích cực. Nhiều hộ nghèo, cận nghèo sau khi thoát nghèo có cuộc sống ổn định, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng lên.