ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 23-11-24 17:24:20
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Khi lời ca, tiếng hát kết nối trái tim

Báo Cà Mau Ðời sống tinh thần của người khiếm thị khá buồn tẻ, nhiều người chỉ quẩn quanh nhà, tuy nhiên, từ khi tham gia vào câu lạc bộ (CLB) văn nghệ của Hội Người mù tỉnh thì nội tâm họ trở nên phong phú hơn khi được gặp gỡ những người đồng cảnh ngộ, cùng hoà chung lời ca tiếng hát, đặc biệt là san sẻ những tâm tư, tình cảm với nhau qua sinh hoạt đờn ca tài tử.

Đến hẹn lại lên, cứ đến ngày 14 hằng tháng thì tại trụ sở sinh hoạt của Hội Người mù tỉnh (Phường 1, TP Cà Mau) lại đón tiếp các thành viên đến họp mặt. Có người háo hức đến từ sớm, cũng có người ở xa tận các xã, huyện đến trễ hơn, kèm theo mỗi thành viên đều có người nhà hoặc xe ôm kề cận đưa đón tận tình, trên môi ai cũng nở nụ cười thật tươi.

Trong buổi sinh hoạt, ngoài thông tin hoạt động của hội thì họ dành phần lớn thời gian cho âm nhạc. Anh Cao Thanh Quý, Chủ tịch Hội Người mù, bộc bạch: “Toàn tỉnh hiện có khoảng 1.900 người mù, khiếm thị, trong đó số hội viên tham gia sinh hoạt là 415 người. Riêng về các thành viên tham gia CLB, phong phú về độ tuổi, từ 30 đến 80 tuổi, họ đến từ khắp nơi trong tỉnh nhưng đều có điểm chung là đam mê văn nghệ, thích giao lưu văn hoá. CLB văn nghệ ra đời cũng xuất phát từ nguyện vọng của nhiều hội viên; đặc biệt, tiếng đờn, lời ca thường có duyên với người mù, họ sáng tác nhiều nhất là đờn ca tài tử”.

Dàn âm thanh được đầu tư mới gần đây tạo sự phấn khởi, họ ra sức sáng tác những bài hát mới phục vụ các thành viên trong CLB, Hội Người mù và xa hơn là đi biểu diễn để tạo nguồn thu nhập cho anh em.

Ban đầu khi mới thành lập, CLB thiếu thốn đủ thứ, riêng về thiết bị âm thanh phải đi thuê mướn bên ngoài, bên cạnh đó còn phải chuẩn bị đồ ăn cho anh em, tính ra mỗi lần tốn phí khoảng 800 ngàn đồng. Tuy nhiên, sau thời gian hoạt động, niềm vui nhân đôi khi Hội tham gia Chương trình "Thần tài gõ cửa", được nguồn hỗ trợ 40 triệu đồng, sử dụng mua sắm dàn âm thanh, từ đó các thành viên CLB càng hăng hái sáng tác, ra sức luyện tập để gặp nhau những khi rảnh rỗi hoặc CLB họp mặt, hướng xa hơn là phục vụ bà con xung quanh để có thêm nguồn thu nhập cho anh em.

Anh Nguyễn Văn Hiển, Khóm 1, Phường 6, TP Cà Mau, thành viên CLB, chia sẻ: “Trước khi chưa thành lập Hội, chưa tham gia vào CLB thì bản thân tôi cũng như những người mù khác sống rất khép kín và tự ti, mặc cảm. Tuy nhiên, nay đã khác, đời sống hội viên từng bước khởi sắc, nhất là về mặt tinh thần, được sự quan tâm của các đoàn thể, cũng là động lực để chúng tôi vươn lên hoà nhập cộng động. Bản thân tôi rất yêu văn nghệ, biết ca hát và chơi đàn organ. Mong rằng thời gian tới, Hội cũng như CLB sẽ mãi là nhịp cầu yêu thương để kết nối nhiều trái tim người mù đến với ánh sáng của hy vọng”.

Thành viên của CLB văn nghệ đến từ nhiều nơi, đa phần họ có điểm chung là đam mê ca hát, thích giao lưu văn hoá văn nghệ để vơi đi nỗi tự ti, mặc cảm.

“Tôi đam mê đờn ca tài tử và khi tham gia sinh hoạt CLB văn nghệ thì niềm đam mê ấy ngày càng lớn, dù đôi mắt không thấy nhưng điều này không cản trở được tình yêu của tôi đối với âm nhạc. Với những người sáng mắt, việc học và đọc thuộc lời bài hát khá dễ, nhưng với người mù thì ngược lại. Ðối với những bài hát đã được phổ nhạc, đã có ca sĩ trình bày thì mình chỉ mở lên nghe và nhẩm lời; còn những bài hát mới chưa ai thể hiện hoặc do thành viên trong CLB, trong Hội sáng tác thì sẽ mượn người sáng mắt đọc và mình tự phân nhịp ghi nhớ. Gần đây, với ca khúc "Ánh sáng từ trái tim" của anh em trong CLB sáng tác, tôi tâm đắc nhất là đoạn lời: “Thôi rồi gian khó đã qua, tâm tư vòng tay nghĩa tình. Cho trái tim em bừng lên ánh sáng, sưởi ấm tâm hồn bằng ánh sáng lương tri”", anh Phan Thanh Sơn, xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước, bày tỏ.

Ða phần người mù có năng khiếu bẩm sinh là ca hát, khi anh em được sinh hoạt văn nghệ thì rất vui, tự tin và yêu đời, yêu cuộc sống. Cũng thông qua lời ca tiếng hát gửi gắm tâm tư, nguyện vọng đến xã hội, để cộng đồng thấu hiểu và có sự cảm thông, chia sẻ đối với người mù, khiến họ lạc quan hơn, từ đó sống vui, sống khoẻ, sống có ích. CLB thật sự là địa chỉ ấm áp kết nối những trái tim cô đơn tìm được chỗ dừng chân./.

 

Nhi Yến

 

Nhà báo, NSNA Nguyễn Thanh Dũng - Thành công với những đề tài về Cà Mau

Trưởng thành từ Báo ảnh Ðất Mũi (công tác từ năm 1987), năm 2008 đến nay, Nhà báo, Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Nguyễn Thanh Dũng chuyển về Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Cà Mau. Suốt quá trình đã qua, vừa làm báo, vừa sáng tác ảnh nghệ thuật, anh luôn gắn bó máu thịt với vùng đất Cà Mau.

Sắc màu hát bội

Vào ngày 10/11 tới đây, nhiếp ảnh nữ tự hào có thêm niềm vui khi Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Nguyễn Hồng Nga tổ chức triển lãm cá nhân với chủ đề “Sắc màu trong hát bội”. Vốn chuyên chụp sân khấu, là phóng viên của Báo Sân khấu TP Hồ Chí Minh, Tạp chí Thế giới ảnh, lại nặng tình với sân khấu, chị có cả kho ảnh đẹp, đủ sắc thái trong biểu diễn trên sân khấu: múa, rối nước, hát tuồng, hát bội... Năm 2006, chị được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục là “Người chụp ảnh sân khấu nhiều nhất Việt Nam”.

Đại hội cơ sở Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tỉnh Cà Mau (nhiệm kỳ 2025-2030)

Chiều 6/11, tại Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Cà Mau, Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tỉnh Cà Mau tổ chức Đại hội cơ sở bầu đại biểu đi dự Đại hội X Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tỉnh Cà Mau (nhiệm kỳ 2025-2030).

Khoảnh khắc phố biển

Gắn bó với nhiếp ảnh từ sở thích đi du lịch cùng bạn bè bằng xe máy, Trần Ngọc Thịnh muốn lưu lại những hình ảnh đẹp về vùng đất, con người nơi mình đến thăm. Năm 2012, anh mua chiếc máy ảnh cơ đầu tiên để tiện thể ghi lại nhiều hơn những khoảnh khắc đẹp trong các chuyến đi.

Thoả niềm đam mê đờn ca tài tử

Với niềm đam mê đã thấm sâu vào tâm hồn bởi những tiếng đờn, lời ca vọng cổ, thời gian qua, cùng với chính quyền địa phương, những người yêu thích bộ môn đờn ca tài tử (ÐCTT) trên địa bàn huyện Năm Căn đã tập hợp, thành lập những câu lạc bộ (CLB), cùng nhau giao lưu, chia sẻ để thoả niềm đam mê, góp phần “giữ lửa” phong trào ÐCTT tại địa phương.

Vợ chồng anh Duyên - Có duyên với Bonsai

Mặc dù tiếp cận với thú chơi bonsai chuyên nghiệp chưa đầy 4 năm, thế nhưng vợ chồng anh Phan Văn Duyên và chị Phan Ngọc Thuỳ (hội viên Hội Sinh vật cảnh tỉnh) đã sở hữu một nhà vườn đồ sộ, với số lượng lên đến ngàn cây, trong đó có nhiều cây đã thành phẩm. Ðây là thành quả khiến nhiều người đam mê thú chơi này ao ước.

“Hào quang và bóng tối”

Liên hoan Cải lương toàn quốc 2024 là sân chơi chuyên nghiệp dành cho các nghệ sĩ cải lương, diễn ra từ ngày 25/10-15/11 tại Trung tâm Văn hoá TP Cần Thơ. Liên hoan năm nay có sự tham gia của gần 1.500 nghệ sĩ, diễn viên đến từ 30 đơn vị/đoàn nghệ thuật, với 34 vở diễn. Ðoàn Cải lương Hương Tràm của tỉnh Cà Mau tham gia Liên hoan với vở cải lương “Hào quang và bóng tối”; tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Ðăng Chương; chuyển thể cải lương: tác giả Hoàng Song Việt; đạo diễn dàn dựng: NSND Trần Ngọc Giàu...

Vẻ đẹp cảm xúc

Đến với nhiếp ảnh rất muộn ở tuổi xế chiều và luôn coi mình là “nghiệp dư”, tuy nhiên, Nhiếp ảnh gia Minh Hải (Nguyễn Thị Minh Hải) được đánh giá cao. Chị gặt hái nhiều thành công với mảng ảnh về động vật hoang dã, ngoài ra còn có ảnh về di sản, di tích, làng nghề, phong cảnh làng quê ở khắp nơi.

NSƯT Tú Sương: "Con nhà nòi càng không được sơ suất"

Là đời thứ 5 của gia tộc cải lương Bầu Thắng - Minh Tơ, NSƯT Tú Sương được sự dạy dỗ nghiêm khắc từ gia đình mới thành danh như hiện nay. Ðối với chị, đó là quá trình gian khổ để tích luỹ và thăng hoa.

Thong dong dạo chơi

Trước đây, chị Hoàng Thu Hương công tác tại Phòng Hậu cần, Công an TP Hồ Chí Minh, sau khi nghỉ hưu, chị tìm đến nhiếp ảnh và coi đó như một đam mê, vừa được du lịch, vừa ghi lại cảnh đẹp của đất nước, con người.