ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 8-7-25 10:49:50
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Khoảng trống kiểm dịch chất lượng tôm giống

Báo Cà Mau (CMO) Là địa phương chuyên về nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản, đặc biệt là sản xuất, cung cấp tôm giống và nuôi tôm thương phẩm, tuy nhiên, sau khi Thông tư 26 ngày 30/6/2016 của Bộ NN&PTNT quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thuỷ sản ra đời, việc quản lý chất lượng con giống trên địa bàn huyện Năm Căn gặp nhiều bất cập.

Căn cứ vào thông tư trên, tôm giống xuất tỉnh mới bắt buộc kiểm dịch. Mặt khác, các chủ cơ sở sản xuất tôm giống không nhất thiết phải kiểm tra chất lượng con giống trước khi tiêu thụ nội địa. Điều này phần nào ảnh hưởng đến việc nuôi tôm của người dân tại địa phương, bởi không có cơ sở kỹ thuật nào xác định chất lượng tôm giống trước khi thả nuôi.

Áp dụng theo quy định Thông tư 26, việc kiểm dịch giống thuỷ sản huyện Năm Căn còn nhiều bất cập.

Trạm phó Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Năm Căn Tống Văn Mơ cho biết, từ đầu năm 2017, huyện đã áp dụng các quy định theo Thông tư 26. Như vậy, khi kiểm tra thực tế, hầu hết các cơ sở sản xuất tôm giống đều nắm rõ. Khi nhu cầu của bà con địa phương mua tôm của cơ sở yêu cầu kiểm dịch, khi đó cơ sở mới đăng ký kiểm dịch tôm giống, một phần giảm chi phí cho cơ sở. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc kiểm tra chất lượng giống nội địa”.

Nông dân Nguyễn Văn Đảm, ấp Xẻo Sao, xã Lâm Hải, cho biết, so với khoảng 5-6 năm về trước, sản lượng tôm nuôi của gia đình hiện nay giảm còn một nửa. Do đó, việc không quy định kiểm dịch con giống tiêu thụ tại địa phương làm cho ông Đảm không khỏi lắng lo về chất lượng. Và vì thế, vụ mùa trúng hay thất còn phụ thuộc vào vận mệnh "trời cho". "Tôi không thể xác định chất lượng con giống bằng cảm quan. Tôi chỉ ước lượng khoảng tôm thu hoạch sau mỗi đợt thả từ 4-5 tháng, lúc đó mới biết mẻ tôm nào chất lượng và biết bắt tôm giống của trại nào", ông Đảm chia sẻ.

Ông Nguyễn Duy Thái, cùng ấp Xẻo Sao, cho rằng, việc quản lý chất lượng tôm giống không chỉ nhiệm vụ phía Nhà nước mà còn là lương tâm của nhà sản xuất.

Diện tích nuôi trồng thuỷ sản của huyện Năm Căn trên 25.000 ha, theo đó nhu cầu sử dụng tôm giống rất cao. Với gần 300 cơ sở sản xuất tôm giống trên địa bàn, mỗi năm cho ra hơn 1,6 tỷ post giống, đáp ứng 50% nhu cầu người nuôi trong huyện. Kết thúc vụ nuôi, có được vụ mùa bội thu hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó chất lượng con giống đóng vai trò cực kỳ quan trọng.

Ông Nguyễn Duy Thái mong rằng các quy định của Nhà nước nên xuất phát từ thực tế nhu cầu và hiệu quả sản xuất của người dân. Việc ban hành thông tư trên là không phù hợp, gây ảnh hưởng không nhỏ đối với người sản xuất.

Ông Tống Văn Mơ cho biết, trong năm 2016, số lượng tôm post giống được kiểm tra chất lượng trên 1,2 tỷ con. Trong khi đó, 4 tháng đầu năm 2017, số lượng kiểm tra chỉ bằng con số không. Hiện tại, các cơ sở sản xuất tôm giống trên địa bàn chỉ đăng ký kiểm dịch khi có nhu cầu xuất bán tôm ngoài tỉnh.

Đầu năm đến nay, diện tích tôm nuôi bị bệnh trên địa bàn huyện Năm Căn trên 180 ha, trong đó, tôm công nghiệp trên 12 ha và quảng canh cải tiến trên 170 ha. Nguyên nhân có nhiều, nhưng chắc chắn có nguyên nhân từ con giống kém chất lượng do không qua kiểm dịch.

Như Quỳnh

Quyết liệt đẩy nhanh giải ngân đầu tư công

Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2025, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Văn Bi khẳng định: “Kết quả giải ngân vốn đầu tư công là cơ sở để đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của từng chủ đầu tư và sẽ xem xét kỷ luật những chủ đầu tư nào có tỷ lệ giải ngân trong năm 2025 đạt dưới 80 %”.

Cua Cà Mau lên sàn thương mại điện tử

Con cua là đặc sản nổi tiếng của Cà Mau với chất lượng ngon nhất nước, có mặt ở nhiều tỉnh, thành và xuất khẩu sang nước ngoài. Thời gian gần đây, cua Cà Mau còn được đi xa hơn qua hình thức bán hàng trực tuyến trên sàn thương mại điện tử.

Khát vọng làm giàu từ biển

Với nhiều công trình, dự án, giải pháp đã và đang được triển khai nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế từ biển, mục tiêu xây dựng Cà Mau trở thành trung tâm kinh tế biển bền vững trong vùng và của cả nước vào năm 2030 dần trở thành hiện thực.

Nhân đôi thế mạnh

Nhìn tổng thể, bức tranh kinh tế của Bạc Liêu có sự tương đồng với Cà Mau về tiềm năng, thế mạnh, đặc biệt là lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thuỷ sản và phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Vì thế, việc hợp nhất 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau mở ra nhiều kỳ vọng phát triển bứt phá cho vùng đất cuối trời Tổ quốc, khi nguồn lực được tập trung, khai thác và phát huy.

Thuỷ sản tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn

Với vị trí địa lý đặc thù là vùng đất cực Nam của Tổ quốc, Cà Mau sở hữu bờ biển dài, nhiều cửa sông lớn thông ra biển, mở ra tiềm năng to lớn cho nghề khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản xuất khẩu. Ðặc biệt, sau hợp nhất giữa 2 tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu sẽ tạo không gian phát triển kinh tế thuỷ sản rộng lớn.

Hiệp sức nâng tầm sản vật

Ðã qua, phát huy lợi thế phong phú sản vật, Cà Mau và Bạc Liêu triển khai thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) đạt được những kết quả quan trọng, góp phần nâng tầm giá trị đặc sản địa phương, nâng cao đời sống Nhân dân. Thế nên, khi Cà Mau và Bạc Liêu hợp nhất, ví như “chìa khoá" mở ra nhiều cơ hội cho các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông thôn đặc trưng, tiêu biểu của tỉnh vươn tầm hơn nữa.

Quyết tâm đạt tăng trưởng GRDP sau hợp nhất tỉnh

“Đây là một nhiệm vụ rất khó, phải tập trung hết sức lực để tạo khí thế mới, niềm tin mới sau hợp nhất tỉnh. Việc thực hiện nhiệm vụ tăng trưởng là tiêu chí đánh giá cán bộ năm 2025, đặc biệt là người đứng đầu”. Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải đã nhấn mạnh tại Hội nghị sơ kết phong trào thi đua “Phấn đấu tăng trưởng GRDP tỉnh Cà Mau năm 2025 đạt 8% trở lên”, diễn ra vào sáng 27/6.

Lực lượng xung kích trong truyền thông chính sách

Trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an sinh cho người dân, truyền thông chính sách giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Trong đó, báo chí chính là lực lượng xung kích, không chỉ làm nhiệm vụ tuyên truyền mà còn đồng hành, phản biện và giám sát quá trình thực thi chính sách, pháp luật. Tại tỉnh Cà Mau, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng và báo chí địa phương đã minh chứng rõ nét cho vai trò này.

Tập trung mọi nguồn lực để tăng trưởng

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 15/1/2019 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế; hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế tỉnh Cà Mau đã chuyển biến tích cực, góp phần đưa nền kinh tế tỉnh vượt qua được những khó khăn, thách thức trước những biến động chưa từng có của bối cảnh trong nước và quốc tế.

Ðổi mới để sản xuất hiệu quả

Ðầm Dơi là huyện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất tỉnh, với hơn 62.000 ha, tuy nhiên, nhiều yếu tố tác động đã ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Vì vậy, thời gian qua, nông dân trên địa bàn huyện tích cực đổi mới để sản xuất đạt hiệu quả. Từ đó, xuất hiện nhiều mô hình mới, cách làm hay, đã và đang được huyện nhân rộng, góp phần phát triển kinh tế, giảm nghèo tại địa phương.