ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 23-11-24 18:12:21
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Khởi động công trình Tượng đài tập kết ra Bắc năm 1954 tại Sông Đốc

Báo Cà Mau (CMO) Chiều ngày 24/8, đồng chí Trương Hòa Bình, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Ban liên lạc học sinh miền Nam Trung ương, có buổi làm việc với tỉnh Cà Mau nhằm thống nhất về phương án kiến trúc Tượng đài Chuyến tàu tập kết ra Bắc năm 1954 tại cửa sông Ông Đốc (thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời). Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Huỳnh Quốc Việt, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; cùng các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh uỷ.

Đồng chí Trương Hòa Bình, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Ban liên lạc học sinh miền Nam Trung ương, thăm hỏi các đồng chí lãnh đạo tỉnh nhân chuyến về địa phương.

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Trương Hòa Bình cho rằng, cuộc tập kết ra Bắc của cách mạng ta vào năm 1954 là cuộc chuyển quân vĩ đại, lớn nhất của dân tộc với trên 200 ngàn chiến sĩ cách mạng. Có 3 địa điểm tập kết ra Bắc lớn nhất vào thời điểm lịch sử năm 1954, gồm tại Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), Xuyên Mộc (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) và điểm thứ 3 tại Sông Đốc - Cà Mau.

“Chúng tôi thu thập tài liệu, tư liệu về cuộc chuyển quân vĩ đại, từ đó hình thành ý tưởng, mong muốn xây dựng tượng đài, phù điêu, nhà trưng bày tại cửa sông Ông Đốc nhằm kỷ niệm, tưởng nhớ đến thời điểm lịch sử của cách mạng dân tộc, làm nơi giáo dục truyền thống cho các thế hệ”, đồng chí Trương Hòa Bình chia sẻ.

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Trương Hòa Bình nêu ý nghĩa và giá trị lịch sử của việc xây dựng cụm Tượng đài Chuyến tàu tập kết ra Bắc năm 1954 tại cửa sông Ông Đốc.

Vui mừng tiếp Đoàn công tác Ban Liên lạc học sinh miền nam Trung ương thăm và làm việc tại tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Quốc Việt cho biết, Cà Mau mong muốn xây dựng tượng đài kỷ niệm sự kiện tập kết ra Bắc năm 1954 tại Sông Đốc nhưng chưa thực hiện được. Nay, với sự tiếp sức của Ban Liên lạc học sinh miền Nam Trung ương, tỉnh đã tiến hành quy hoạch địa điểm, gắn với đó là hình thành khu vực công viên, bến cảng thủy nội địa nhằm phát triển du lịch, giáo dục truyền thống… Kinh phí xây dựng sẽ từ nguồn xã hội hóa.

Thông tin đến đoàn công tác, Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Quốc Việt thể hiện quyết tâm của Cà Mau xây dựng công trình mang ý nghĩa lịch sử này.

Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trần Hiếu Hùng cho biết, qua đặt hàng của địa phương, Nhà điêu khắc Trần Thanh Tùng đã phác thảo 3 phương án kiến trúc Tượng đài Chuyến tàu tập kết ra Bắc năm 1954 tại cửa sông Ông Đốc, trong đó lấy ý tưởng phương tiện vận chuyển chính là chiếc tàu sắt mang tên KILINSKI và các phương tiện trung chuyển bằng gỗ; kích thước có lớn, nhỏ, cao, thấp. Các góc nhìn cho tổng thể công trình cũng ngầm nói lên ý tưởng sâu lắng rằng “sự ra đi vì sự nghiệp chung cao cả là thống nhất đất nước, và người ở lại luôn tin tưởng vào sự nghiệp thiêng liêng”.

1 trong 3 phương án kiến trúc tượng đài đang được lựa chọn xây dựng.

Cụm tượng phía trước tượng đài là hình ảnh đại diện của người mẹ miền Nam tiễn những người con lên đường tập kết; đồng thời, trong tay anh bộ đội được lồng vào hình tượng cây vú sữa miền Nam được người mẹ gửi ra miền Bắc, nói lên chân lý thiêng liêng “Nam - Bắc một nhà”, đây cũng là tình cảm thắm thiết của Nhân dân miền Nam gửi ra cho đồng bào miền Bắc, nhất là tấm lòng của người miền Nam đối với Bác Hồ kính yêu. Chất liệu tượng đài bằng đá Granite, chiều cao tổng thể tương đương 13,5 m, chiều dài 30 m, ngang 11 m, được đặt trên mặt nền cao tối thiểu 1,5 m so với mặt bằng thực tế./.

 

Trần Nguyên

 

Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thị Mai viếng Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sáng nay (16/11), Đoàn công tác Ban Tuyên giáo Trung ương do Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thị Mai làm trưởng đoàn đến viếng, dâng hương tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (Khóm 1, Phường 1, TP Cà Mau) và Khu di tích lịch sử cấp tỉnh Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam, tại Ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình.

Tổng duyệt chương trình cầu truyền hình kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc

Để chuẩn bị sẵn sàng cho sự kiện trọng đại lễ kỹ niệm 70 năm chuyến tàu tập kết ra Bắc (1954-2024), tối 15/11, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Tiến Hải; Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thành Ngại; Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân đến dự buổi tổng duyệt chương trình cầu truyền hình kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024) và rà soát công tác tổ chức lễ.

“200 ngày tập kết ra Bắc ở Cà Mau - Tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử” 

Nhằm đánh giá toàn diện về vai trò, ý nghĩa lịch sử và tầm nhìn chiến lược của Đảng, Bác Hồ trong sự kiện tập kết năm 1954, chiều 15/11, tỉnh Cà Mau tổ chức Hội thảo khoa học "200 ngày tập kết ra Bắc ở Cà Mau - tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử". Đây là một trong những hoạt động ý nghĩa nằm trong chuỗi hoạt động của sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc.

Bến tập kết năm xưa

Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ ngày 20/7/1954, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội; miền Nam tiếp tục thực hiện cuộc cách mạng dân tộc dân chủ Nhân dân. Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ quy định, cùng với Khu tập kết 80 ngày ở Hàm Tân (Bình Thuận) và Xuyên Mộc (Bà Rịa - Vũng Tàu), Khu tập kết 100 ngày ở Cao Lãnh (Ðồng Tháp), thì Khu tập kết 200 ngày ở Cà Mau. Cửa biển Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời là bến tập kết để đưa cán bộ, chiến sĩ, thanh niên xung phong, học sinh ở miền Nam ra Bắc để lao động, học tập, tạo nguồn cán bộ phục vụ cách mạng miền Nam.

Xúc cảm vẹn nguyên

Từ những ngày đầu tháng 11, cao điểm các hoạt động Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024) được diễn ra khắp nơi trong tỉnh Cà Mau. Ðối với những người trong cuộc - chứng nhân của dấu mốc lịch sử ấy lại ùa về bao cảm xúc bồi hồi, nôn nao ngày họp mặt để sống lại hồi ức cách nay 70 năm, ngày lên tàu rời quê hương với niềm tin mãnh liệt vào con đường cách mạng mà Ðảng và Bác Hồ đã chọn.

Từ Sông Ðốc các anh đi

Vào khoảng cuối năm 1954, mấy chục căn nhà dọc theo sông Cái Bát (xã Tân Dân, huyện Ðầm Dơi ngày nay) đều có bộ đội đóng quân, riêng căn nhà 3 gian của tôi đủ chứa cả tiểu đội. Các anh di chuyển bằng những chiếc xuồng năm lá, từ Cần Thơ, Vĩnh Long... xuống. Chỉ ít hôm là các anh đi, về đâu tôi chẳng hề biết, chỉ để lại tình cảm quân - dân như cá với nước. Cho đến khi lớn lên, đi làm cách mạng, tôi mới biết Cà Mau là vùng tập kết 200 ngày, vậy là chắc các anh đi về Sông Ðốc để lên tàu tập kết ra Bắc.

Bác Ba Lê Duẩn và Nghị quyết 15

Năm 1954, sau Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, Cà Mau là điểm tập kết lớn nhất Nam Bộ với 200 ngày và Sông Ðốc là bến tiễn đưa bộ đội và đồng bào miền Nam ra Bắc.

Sông Đốc sẵn sàng cho sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc (1954-2024)

Chỉ còn 2 ngày nữa tại thị trấn Sông Đốc huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau sẽ diễn ra lễ kỉ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024). Đây là sự kiện có ý nghĩa chính trị quan trọng, ghi nhớ sự kiện các chuyến tàu chở hàng trăm ngàn cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam ra miền Bắc lao động, học tập, nhằm đào tạo cán bộ cho cách mạng miền Nam.

Nói chuyện chuyên đề vai trò phụ nữ trong sự kiện tập kết ra Bắc

Sáng nay (14/11), Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Cà Mau tổ chức buổi chuyên đề Vai trò đóng góp của phụ nữ trong sự kiện tập kết ra Bắc và hưởng ứng tháng hành động vì bình đẳng giới, phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024, tại xã Trí Phải, huyện Thới Bình. 

Lịch sử vọng vang

Hiệp định Giơ-ne-vơ chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Ðông Dương được ký kết (20/7/1954), Cà Mau được chọn là 1 trong 3 khu vực tập kết, chuyển quân của lực lượng cách mạng ở Nam Bộ với thời hạn 200 ngày. Sau 70 năm, với độ lùi của thời gian, sự kiện tập kết ở Cà Mau đã được đánh giá, khẳng định ngày càng toàn diện, thấu đáo về tầm vóc, ý nghĩa, vai trò hết sức đặc biệt trong tiến trình lịch sử cách mạng của địa phương, Nam Bộ và đất nước.