ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 18-10-24 11:22:02
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Khởi nghiệp nhỏ, cảm hứng lớn

Báo Cà Mau Mỗi người một hoàn cảnh, một công việc nhưng điểm chung của các chị, các bà chính là bản lĩnh khi chấp nhận bước ra khỏi vòng an toàn của người nội trợ để tìm cơ hội, hướng đi phù hợp với bản thân. Có thể nói, chỉ có sự mạnh dạn mới giúp phụ nữ thay đổi, đây cũng là ý kiến đồng tình của đa số chị em trong hành trình lập thân, lập nghiệp.

Ở các vùng nông thôn sâu, bài toán để phụ nữ thoát nghèo không phải ly nông, ly hương không chỉ là nỗi trăn trở của chính quyền địa phương mà còn là khát khao của người trong cuộc. Có được cái nghề trong tay, dù xuất phát điểm vô vàn khó khăn, nhưng với tinh thần vượt khó, tích cực lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc đã giúp họ an tâm gắn bó tại quê hương, nhưng vẫn “rủng rỉnh” thu nhập.

Trên hành trình lập thân, lập nghiệp, phụ nữ Cà Mau luôn được sự đồng hành, hỗ trợ từ các cấp hội, từ Ðề án 939 (Quyết định số 939/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Ðề án "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025"), đến các cuộc thi ý tưởng, sản phẩm khởi nghiệp, xây dựng sản phẩm OCOP đã chắp cánh cho những dự định, ước mơ được hiện thực hoá. Sự động viên về tinh thần, hỗ trợ đào tạo, nguồn vốn, kết nối, tiêu thụ sản phẩm đã truyền cảm hứng mạnh mẽ để hội viên phụ nữ, nhất là phụ nữ nông thôn mạnh dạn thoát nghèo, khẳng định vị thế, tạo nên những mảnh ghép đẹp, hoà vào bức tranh chung của phụ nữ Cà Mau thời đại mới.

Với tâm nguyện giữ gìn nghề ông cha để lại, bà Phạm Thị Thình (bên trái), ấp Tân Quảng A, xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân vẫn gắn bó với nghề làm cốm truyền thống suốt hàng chục năm qua, sản phẩm chuẩn bị bước vào sân chơi OCOP.Với tâm nguyện giữ gìn nghề ông cha để lại, bà Phạm Thị Thình (bên trái), ấp Tân Quảng A, xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân vẫn gắn bó với nghề làm cốm truyền thống suốt hàng chục năm qua, sản phẩm chuẩn bị bước vào sân chơi OCOP.

 

Dù hoàn cảnh đơn chiếc nhưng bà Nguyễn Thị Thiệt (đứng phía trước), ấp Thuận Thành, xã Tân Tiến, huyện Ðầm Dơi vẫn tích cực xây dựng mô hình nuôi đa con để có thêm thu nhập.Dù hoàn cảnh đơn chiếc nhưng bà Nguyễn Thị Thiệt (đứng phía trước), ấp Thuận Thành, xã Tân Tiến, huyện Ðầm Dơi vẫn tích cực xây dựng mô hình nuôi đa con để có thêm thu nhập.

 

Chị Cao Thị Sang, ấp Tân Quảng B, xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân bên vườn rau sạch giúp gia đình chị ổn định cuộc sống trong nhiều năm qua.Chị Cao Thị Sang, ấp Tân Quảng B, xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân bên vườn rau sạch giúp gia đình chị ổn định cuộc sống trong nhiều năm qua.

 

Mô hình may thảm gia công của chị Lê Bảo Trân (bên trái), ấp Tân Ðiền, xã Tân Hải, huyện Phú Tân đã giúp nhiều phụ nữ tại đây có thêm việc làm và thu nhập.Mô hình may thảm gia công của chị Lê Bảo Trân (bên trái), ấp Tân Ðiền, xã Tân Hải, huyện Phú Tân đã giúp nhiều phụ nữ tại đây có thêm việc làm và thu nhập.

 

Hội viên phụ nữ tại ấp Tham Trơi B, xã Khánh Bình Ðông, huyện Trần Văn Thời cùng lập nhóm nấu ăn phục vụ đám tiệc, mang lại thu nhập cho nhiều chị em trong lúc nông nhàn.Hội viên phụ nữ tại ấp Tham Trơi B, xã Khánh Bình Ðông, huyện Trần Văn Thời cùng lập nhóm nấu ăn phục vụ đám tiệc, mang lại thu nhập cho nhiều chị em trong lúc nông nhàn.

 

Nhiều năm gần đây, các tổ may gia công do phụ nữ làm chủ đã giải quyết bài toán việc làm cho rất nhiều lao động nông thôn. (Trong ảnh: Tổ may gia công tại Ấp 3, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời).Nhiều năm gần đây, các tổ may gia công do phụ nữ làm chủ đã giải quyết bài toán việc làm cho rất nhiều lao động nông thôn. (Trong ảnh: Tổ may gia công tại Ấp 3, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời).

 

Hữu Nghĩa thực hiện

 

Góc xanh trường học

Mang cây xanh vào trường học để tạo môi trường sư phạm xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện... là phong trào đang được nhân rộng trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh. Cách làm này vừa tạo mỹ quan, vừa góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Nhịp sống trên đồng

Những ngày này, khi mực nước trên đồng dâng cao là lúc người dân được “lộc trời ban” để cải thiện thu nhập lúc nhàn rỗi, với các nghề như: đẩy côn, nhổ bông súng, nhổ năn, nhổ hẹ nước, giăng lưới... Cá đồng, rau đồng cho bà con thu nhập trên 200 ngàn đồng/ngày.

Vật nuôi giảm nghèo

Hộ nghèo đa phần không có hoặc ít đất sản xuất, hạn chế nguồn vốn tích luỹ, thế nên những loài vật nuôi như: ếch, lươn, rắn ri tượng, gà nòi lai, bò... được xem là lựa chọn phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, góp phần giúp hộ nghèo cải thiện đời sống.

Nhộn nhịp Cảng cá Sông Ðốc

Cảng cá Sông Ðốc (thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời) đi vào hoạt động năm 2010, cầu cảng dài 200 m, năng lực tiếp nhận bốc dỡ thuỷ sản cùng lúc khoảng 8 tàu, sản lượng thuỷ sản 45 ngàn tấn/năm, đáp ứng nhu cầu bốc xếp, lên xuống hàng hoá, thuỷ sản.

Những đôi tay tài hoa

Trách nhiệm, cộng với sự khéo léo, từ đôi bàn tay người lao động chân chính làm những ngành nghề thủ công, đến người thực hiện công việc chuyên môn cao... tất cả đã tạo nên những gam màu tương sáng trong cuộc sống.

Thư giãn giữa lòng thành phố

Công viên Văn hoá Hùng Vương và Hồng Bàng toạ lạc ngay trung tâm TP Cà Mau, từ lâu đã trở thành biểu tượng của sự bình yên và nhịp sống nhẹ nhàng của người dân nơi đây.

Nhộn nhịp mùa cấy

Hiện nay, trên cánh đồng một số xã thuộc các huyện: U Minh, Thới Bình, Cái Nước nhộn nhịp vào mùa cấy lúa trên đất nuôi tôm. Từ hiệu quả mang lại sau nhiều năm thực hiện mô hình, cùng với giá lúa, giá tôm tăng trở lại, giúp bà con có thêm động lực khi bắt tay thực hiện vụ mùa mới.

Lò bánh tất bật mùa Trung thu

Còn khoảng một tuần là đến tết Trung thu, thời điểm này các lò bánh trong tỉnh, nhiều nhất là ở Phường 4, TP Cà Mau, đang tất bật sản xuất bánh phục vụ cao điểm thị trường tiêu dùng tết Trung thu năm nay.

Chợ trên sông

Đó là các ghe, xuồng, vỏ lãi chở các mặt hàng nhu yếu phẩm, gia dụng, thực phẩm, rau củ quả, cũng có khi là hàng thủ công, hoa kiểng, dao rèn... cứ xuôi theo con nước lớn, ròng qua từng kênh, rạch.

Bình dị mà thân thương!

Nông thôn Cà Mau đang trong tiến trình đổi mới, song vẫn giữ được nét đẹp hồn quê. Khung cảnh thiên nhiên yên bình và những sinh hoạt thường nhật, bình dị, giản đơn như việc vui đùa của trẻ nhỏ, khoảnh khắc lao động của người quê gắn với bếp xưa, nghề cũ...