ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 22-7-25 07:25:57
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Khơi nguồn cảm hứng

Báo Cà Mau Trong thế giới đầy biến động của nghệ thuật, có những nghệ sĩ không chỉ chinh phục trái tim công chúng bằng những tác phẩm tuyệt vời mà còn góp phần truyền cảm hứng mạnh mẽ đến những người xung quanh. Một trong số đó là Hoạ sĩ Lý Cao Tấn.

Hơn 30 năm hoạt động nghệ thuật, với sự đam mê, nhiệt huyết, sáng tạo và lao động nghiêm túc, nhiều tác phẩm của Hoạ sĩ Lý Cao Tấn không chỉ đẹp về hình thức mà còn chứa đựng giá trị nội dung nhân văn sâu sắc. Ðặc biệt, ông còn là người thầy, người dẫn đường, khơi gợi niềm đam mê sáng tạo cho các thành viên trong gia đình.

Sự nghiệp nghệ thuật của ông là kết quả của hành trình dài, thấm mồ hôi và đầy tâm huyết. Qua từng nét vẽ, ông không chỉ truyền đạt những kỹ thuật điêu luyện mà còn nêu gương về sự kiên trì, cần cù lao động với niềm đam mê không bao giờ tắt. Từ những giờ tỉ mỉ bên giá vẽ, ông đã truyền cho vợ con tình yêu và đam mê, tận tuỵ với nghệ thuật.

Hoạ sĩ Lý Cao Tấn bên tác phẩm mới của mình.

Hoạ sĩ Lý Cao Tấn bên tác phẩm mới của mình.

Gia đình Hoạ sĩ Lý Cao Tấn có 4 thành viên: con gái Lý Huỳnh Như là hoạ sĩ thiết kế đồ hoạ, con trai Lý Vũ Bảo là kiến trúc sư và vợ ông hoạt động trong lĩnh vực quảng cáo. Tất cả có chung niềm đam mê và cùng nhau phấn đấu cho mục tiêu sáng tạo nghệ thuật.

Mỗi thành viên trong gia đình không chỉ chứng kiến mà còn đồng hành, học hỏi và sáng tạo cùng ông. Từ vai trò dẫn dắt của người hoạ sĩ tài hoa, tất cả thành viên cùng nhau xây dựng ngôi nhà tràn đầy sức sống nghệ thuật.

Các thành viên trong gia đình luôn đồng hành với Hoạ sĩ Lý Cao Tấn trên con đường sáng tạo nghệ thuật.

Các thành viên trong gia đình luôn đồng hành với Hoạ sĩ Lý Cao Tấn trên con đường sáng tạo nghệ thuật.

Triển lãm Mỹ thuật khu vực VIII (đồng bằng sông Cửu Long) lần thứ 29, năm 2024, tại tỉnh Kiên Giang, gia đình ông có 4 thành viên đăng ký và các tác phẩm đều được chọn triển lãm.

Hoạ sĩ Lý Huỳnh Như hiện công tác tại Ðoàn Cải lương Hương Tràm, tâm sự: “Nhớ những ngày đầu khi tôi mới tập vẽ, cha không bao giờ áp đặt hay vội vã, ông chỉ nhẹ nhàng chỉ dẫn, kiên nhẫn cùng tôi tìm ra cái đẹp trong từng đường nét, màu sắc. Mỗi lần vẽ xong, cha đều hỏi tôi cảm giác thế nào và khuyến khích tôi tiếp tục sáng tạo, dù bức tranh ấy có hoàn hảo hay không. Ông luôn nói với tôi, nghệ thuật không phải để làm đẹp lòng người khác mà là để thể hiện cảm xúc và suy nghĩ. Chính những lời nói ấy đã dạy tôi biết nghệ thuật không chỉ là nghề nghiệp, mà còn là một phần cuộc sống, là con đường để tôi tìm thấy bản thân. Có những lúc mệt mỏi, cảm giác như không thể tiến xa hơn nữa, cha tôi vẫn ở bên, chia sẻ và truyền cho bài học về sự kiên nhẫn và đam mê. Ông luôn nhắc nhở tôi, thành công trong nghệ thuật không đến ngay lập tức, mà là cả một hành trình dài không ngừng học hỏi và sáng tạo. Những lời dạy ấy, tôi luôn ghi nhớ, như ngọn lửa nhỏ thắp sáng con đường tôi đang đi”.

Niềm đam mê nghệ thuật được truyền từ cha, Huỳnh Như luôn ghi nhớ, xem đó như ngọn lửa thắp sáng con đường đã chọn.

Niềm đam mê nghệ thuật được truyền từ cha, Huỳnh Như luôn ghi nhớ, xem đó như ngọn lửa thắp sáng con đường đã chọn.

Hoạ sĩ Lê Xuân Chiểu, Phó chủ tịch Hội Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh, tấm tắc: “Tôi thực sự thích cách làm việc của gia đình Hoạ sĩ Lý Cao Tấn. Anh đã truyền lửa cho các con và những người thân quen. Các con anh làm việc rất tốt và tác phẩm của các cháu đều có những nét chấm phá của khu vực đồng bằng sông Cửu Long”.

Với Hoạ sĩ Lý Cao Tấn, thành công không chỉ là những danh hiệu hay sự công nhận từ công chúng, mà là khả năng truyền cảm hứng cho những thế hệ sau, là khả năng tạo ra những giá trị bền vững trong lòng mỗi người, xây dựng gia đình gắn kết trong tình yêu nghệ thuật. Còn với gia đình Hoạ sĩ Lý Cao Tấn, nghệ thuật không chỉ là công việc mà còn là cuộc sống, là nguồn cảm hứng bất tận để mỗi người tìm thấy chính mình, tìm thấy niềm đam mê và không ngừng sáng tạo.


Hơn 30 năm cống hiến cho nghệ thuật, Hoạ sĩ Lý Cao Tấn nhận được 12 giải thưởng của Hội Mỹ thuật Việt Nam, 4 giải thưởng Quốc gia, 8 giải thưởng của tỉnh Cà Mau và các tỉnh bạn, Giải thưởng Văn học nghệ thuật Phan Ngọc Hiển, bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; triển lãm đồ hoạ các nước ASEAN; có tranh trong Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, TP Hồ Chí Minh, Nga, Pháp và Hàn Quốc...


 

Hoàng Vũ

 

Phát huy hiệu quả thiết chế văn hoá sau sáp nhập xã

Sau sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, nhiều trụ sở, trong đó có Trung tâm Văn hoá - Thể thao, trở nên dôi dư. Song, các địa phương đã linh hoạt tận dụng, phát huy hiệu quả các thiết chế này nhằm tránh lãng phí tài sản công và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá của người dân.

Lan toả đam mê

Chị Ðặng Thị Thanh Mai không nhớ rõ mình bén duyên với nhiếp ảnh từ khi nào. Chỉ nhớ cách đây hơn 10 năm, lúc chưa nghỉ hưu, nhưng vì mê dịch chuyển đó đây, nên tranh thủ ngày cuối tuần, ngày phép... cứ có dịp là chị lại thu xếp thực hiện nhiều chuyến đi.

Gìn giữ con chữ, vun bồi bản sắc

Cộng đồng người Hoa tại Cà Mau, luôn quan tâm giữ gìn, lưu truyền chữ viết của dân tộc và duy trì thường xuyên các lớp giảng dạy, với sự hỗ trợ của các ban, ngành, đoàn thể tỉnh. Những lớp học ấy không chỉ là nơi truyền dạy ngôn ngữ, mà còn là cầu nối thế hệ, vun bồi bản sắc, văn hóa của một cộng đồng giàu truyền thống.

Khi sắc màu dẫn lối

Tay máy nữ Nguyễn Bích Thu hiện sinh sống và làm việc tại TP Hồ Chí Minh. Ðam mê nhiếp ảnh từ năm 2020, tuy không sinh hoạt chính quy ở tổ chức nào, nhưng tình yêu dành cho nhiếp ảnh trong chị luôn được nuôi dưỡng, vun đắp, duy trì qua rất nhiều những chuyến đi kết hợp giữa sáng tác nhiếp ảnh và du lịch trải nghiệm. Ngoài chủ đề yêu thích nhất là ảnh phong cảnh, chị cũng thích chụp ảnh chân dung, đời thường và nhiều chủ đề khác theo phong trào của anh em nhiếp ảnh tại TP Hồ Chí Minh.

Bác Ba Phi kể chuyện miệt rừng giờ đã thành miệt ước mơ

“Mấy chú ơi, đừng tưởng tui già rồi không biết thời cuộc nhen. Ừ thì tóc rụng, răng rụng, chớ tai mắt còn thính lắm. Tui nghe người ta nói Cà Mau giờ không còn là cái chấm cuối bản đồ nữa đâu nghen. Mà là chấm khởi đầu cho giấc mơ mới đó. Tui nghe mấy ổng gọi là... Cà Mau mới! Mới là phải rồi, vì mình đâu có như hồi xưa nữa!”.

Cà Mau: Đoàn kết phát triển - vững bước tương lai

Chương trình nghệ thuật và bắn pháo hoa chào mừng sự kiện hợp nhất tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau với chủ đề: “Cà Mau: Đoàn kết phát triển - Vững bước tương lai” được truyền hình trực tiếp trên sóng Báo và Đài Phát thanh, truyền hình Cà Mau (CTV), Báo và Đài Phát thanh – Truyền hình Bạc Liêu (BTV) và trên các nền tảng công nghệ số.

Tổng duyệt chương trình nghệ thuật chào mừng sự kiện hợp nhất hai tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu

Tối 29/6, tại Quảng trường đường Trần Hưng Đạo (Phường 5, TP Cà Mau), Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau tổ chức tổng duyệt chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng sự kiện hợp nhất tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu.

Khi Bác Ba Phi gặp Công tử Bạc Liêu

Trong một buổi trò chuyện ở xứ Cà Mau, khi bàn về hình ảnh biểu tượng cho sự hợp nhất giữa 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau, một bác nông dân cười hóm hỉnh: “Thì để bác Ba Phi gặp Công tử Bạc Liêu thử coi!”.

Ðậm tình với đất quê

Sinh ra và lớn lên ở Xứ Thanh, tác giả Hiệp Sơn (Phan Trung Sơn), Phó ban Nhiếp ảnh (thuộc Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thanh Hoá), gắn bó máu thịt với quê hương, cả trong đời sống và sáng tác.

Bạc Liêu đến thấy yêu, xa thấy nhớ

Chẳng có cảnh sắc hùng vĩ do thiên nhiên ban tặng như nhiều nơi, vùng đất Bạc Liêu với những “đặc sản” là tính cách mến khách, nghĩa tình, những nét văn hóa không pha lẫn đã nhẹ nhàng gieo vào lòng du khách những tình cảm đặc biệt.