ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 19-1-25 07:06:56
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Khởi sắc Thới Bình

Báo Cà Mau (CMO) Ngày 20/6/1956, trong điều kiện tuyệt đối bí mật, tại Lung Lá, xóm Ngã Cạy, thuộc Ấp 6, xã Tân Lợi, Tỉnh uỷ công bố quyết định thành lập huyện Thới Bình (mật danh “Mười Cư”, bí số “301”), chỉ định Ban Chấp hành Đảng bộ huyện lâm thời. Là nơi có truyền thống cách mạng lâu đời, nhân dân huyện Thới Bình dưới sự lãnh đạo của Đảng đã góp phần hoàn thành công cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và kiên cường trong công cuộc chiến đấu chống lại đói nghèo.

Bí thư Huyện uỷ Thới Bình Hồ Xuân Việt cho biết: Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Thới Bình gặp nhiều khó khăn, thách thức. Nhưng với tinh thần đoàn kết, quyết tâm, bằng ý chí vươn lên của Đảng bộ và nhân dân, nhất là từ khi Đảng tiến hành công cuộc đổi mới, Thới Bình từng thực hiện đạt nhiều thành tựu quan trọng, tạo ra những biến đổi sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. 

Một góc thị trấn Thới Bình, huyện Thới Bình.     Ảnh: Phong Phú 

Riêng năm 2017, dù trong điều kiện khó khăn chung, nhưng tổng giá trị sản xuất của huyện đạt 7.842 tỷ đồng, đạt 103,38% so kế hoạch. Đáng chú ý là cơ cấu kinh tế ngày càng chuyển dịch theo hướng tích cực. Là huyện thuần nông, ngành nông nghiệp chiếm 60,97%, thương mại dịch vụ chiếm 29,15%, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ chiếm 9,88%. Tỷ trọng nông nghiệp đã giảm dần so với năm 2000 hơn 13%. Cùng với sự phát triển kinh tế, thu nhập bình quân đầu người tăng dần, năm 2000 là hơn 18 triệu đồng/người/năm, nay hơn 35,39 triệu đồng/người/năm.

Tiềm năng và thế mạnh về nông nghiệp được phát huy đúng mức, nhất là đã khai thác tốt lợi thế của dự án lúa - tôm sú, lúa - tôm càng xanh; xây dựng mô hình lúa chất lượng cao cấy trên đất nuôi tôm sú. Đồng thời, triển khai và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển nông nghiệp - nông thôn theo hướng đạt chuẩn nông thôn mới, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân vùng nông thôn. Nhờ vậy, ngành nông nghiệp phát triển thực sự là nền tảng, động lực thúc đẩy thương mại dịch vụ, công nghiệp xây dựng phát triển.

Bên cạnh đó, thực hiện tốt phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm" cùng xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn Thới Bình đã dần khởi sắc; cầu, lộ nông thôn, thuỷ lợi, điện, trường, trạm y tế, chợ, trụ sở cơ quan... phát triển nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng. Các điều kiện về ăn, ở, sinh hoạt, học hành, điều trị bệnh, hưởng thụ văn hoá của nhân dân ngày càng tốt hơn. Phương tiện đi lại, nghe nhìn, máy tính, xe gắn máy... gần như 100% hộ gia đình đều có để sử dụng.

Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tiếp tục được tập trung triển khai thực hiện gắn với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Huyện xây dựng được 5 xã nông thôn mới, các xã còn lại bình quân đạt 13/19 tiêu chí, phấn đấu đến cuối năm 2018 toàn huyện có 9/11 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Ðến nay, 11/11 xã đã có đường ô-tô về trung tâm. Hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn huyện rộng khắp với tổng chiều dài khoảng 700 km, trong đó đã thực hiện kiên cố, bê-tông và lộ nhựa trên 660 km. 

Lĩnh vực văn hoá - xã hội có bước phát triển. Với 58 trường học, trong đó có 31 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1; phổ cập THCS cơ bản đạt yêu cầu, mặt bằng dân trí nâng lên rõ rệt. Hoạt động y tế tiến bộ vượt bậc, với 12 trạm y tế, 1 bệnh viện huyện và hơn 100 giường bệnh phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân. Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân luôn được quan tâm đầu tư; các chương trình y tế quốc gia, phòng chống dịch bệnh thực hiện hiệu quả.

Chính sách xã hội luôn được quan tâm đúng mức. Các hoạt động chăm sóc người có công được triển khai sâu rộng. Giải quyết việc làm bình quân trên 3.000 lao động/năm. Là huyện giàu truyền thống tương thân tương ái, phong trào xã hội từ thiện, nên từ năm 2000 đến nay, huyện không còn nhà cây lá tạm bợ, dột nát, sự nỗ lực của các gia đình kết hợp thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo hằng năm và đến cuối năm 2017 còn 1.346 hộ nghèo, chiếm 4,02% và 1.256 hộ cận nghèo, chiếm 3,75%.

Chủ tịch UBND huyện Thới Bình Trần Văn Dũng chia sẻ: "Thành quả đạt được trong những năm qua là sự cố gắng, nỗ lực của nhiều thế hệ, là sự gắn bó của Đảng bộ và nhân dân trong huyện, tạo nên sự đoàn kết thống nhất trong Đảng và sự đồng thuận trong nhân dân. Đó là tiền đề thuận lợi để Thới Bình phát triển ổn định, bền vững và hoàn thành Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới trước năm 2020"./.

Huỳnh Măng

Liên kết hữu ích

Dịch vụ công trực tuyến: Không làm thay người dân

Nhằm từng bước hình thành thói quen và nâng cao kỹ năng tự thực hiện dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) của người dân, Chủ tịch UBND tỉnh vừa chỉ đạo thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, chủ tịch UBND các huyện, thành phố chỉ đạo công chức, viên chức (CC,VC) làm việc tại bộ phận một cửa thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, đơn vị tiếp tục tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện DVCTT, không trực tiếp làm thay, để người dân quen dần thao tác, các bước thực hiện trên môi trường điện tử.

Cà Mau tiếp tục dẫn đầu cả nước về chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp

Với 91,6 điểm, tăng 1,43 % so với năm 2023, tỉnh Cà Mau tiếp tục giữ vị trí đứng đầu các tỉnh thành cả nước về Bộ chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp năm 2024. Đây cũng là năm thứ 2 liên tiếp Cà Mau dẫn đầu cả nước về bộ chỉ số này.

Khánh Hoà hoàn thành sớm kế hoạch CCHC năm 2024

Chú trọng đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ công tác cải cách hành chính (CCHC), xã Khánh Hoà (huyện U Minh) đã hoàn thành 17/17 nhiệm vụ theo kế hoạch năm 2024, đạt 100%.

Bước nhanh hơn để tạo đột phá

Xây dựng Chính quyền điện tử (CQÐT) hướng đến Chính quyền số (CQS) là mục tiêu quan trọng mà tỉnh Cà Mau nỗ lực hướng tới, nhằm tạo đột phá trong công tác cải cách hành chính (CCHC), góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước, đáp ứng yêu cầu phục vụ người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Sự hài lòng của người dân là thước đo chất lượng

Với phương châm “Lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo chất lượng”, thời gian qua, huyện Ngọc Hiển đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, tạo chuyển biến tích cực trong công tác cải cách hành chính (CCHC), nhất là chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) ngày một nâng lên, đem lại nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp. Qua đó, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân, xây dựng chính quyền ngày càng thân thiện, vì Nhân dân phục vụ.

Nỗ lực tạo đột phá

Năm 2024, công tác chỉ đạo triển khai, thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính (CCHC) được TP Cà Mau quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, thông suốt. Ðến nay, thành phố đã hoàn thành 23/23 nhiệm vụ CCHC. Chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho tổ chức, cá nhân trên địa bàn được nâng cao. Mức độ hài lòng của người dân về giải quyết TTHC đạt 100%.

Quyết tâm cải cách tốt hơn

Với quan điểm “Lấy người dân, doanh nghiệp là chủ thể, là trung tâm của cải cách hành chính; tất cả hướng đến mục tiêu là phục vụ người dân, doanh nghiệp”, huy động sự vào cuộc với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị... công tác cải cách hành chính (CCHC) năm 2024 của tỉnh đạt được nhiều kết quả nổi bật, tiến bộ. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần tiếp tục khắc phục, tạo sự thông suốt để phục vụ người dân và cộng đồng doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Ðiểm nhấn thành tựu cải cách hành chính

Cà Mau là một trong những địa phương đầu tiên trên cả nước hoàn thành sớm việc kết nối Hệ thống Thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh với Hệ thống Ðịnh danh và xác thực điện tử của Bộ Công an, để phục vụ chuyển đổi sang sử dụng VNeID làm tài khoản duy nhất trong thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công trên môi trường điện tử kể từ ngày 1/7/2024. Cùng với đó, Cà Mau là 1 trong 14 địa phương hoàn thành sớm việc số hoá dữ liệu sổ hộ tịch lịch sử trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 87/2020/NÐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ (giao trước ngày 31/12/2024).

Thêm giải pháp nâng cao Chỉ số CCHC

Năm 2023, huyện Năm Căn xếp thứ 3 về Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) các huyện, thành phố. Nỗ lực giữ vững thành tích và nâng hạng, huyện triển khai thực hiện nhiều giải pháp, trong đó lấy con người làm trung tâm, công nghệ hỗ trợ và siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ.

Nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp

Dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, thành viên tổ công tác cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ, cuộc họp rà soát kết quả thực hiện Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trọng tâm năm 2024 theo Quyết định số 104/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ tại 4 tỉnh An Giang, Cà Mau, Đồng Tháp, Long An, diễn ra vào chiều 26/11.